Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh
2.2.2. Tình yêu khả năng cứu rỗi thân phận
Cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn khi đã viết: "Sống giữa đời này chỉ có thân phận và tình yêu. Thân phận thì hữu hạn, tình yêu thì vô cùng. Chúng ta làm cách nào đó nuôi dỡng tình yêu để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cây thập giá đời" (Trịnh Công Sơn - Một cõi đi về).
Có thể nói tình yêu là một thế giới tình cảm vô cùng phức tạp. Cũng giống nh chiến tranh, tình yêu cũng đầy biến động, mỗi con ngời có một thân phận riêng và xét đến cùng thì tình yêu cũng có thân phận. Đặc biệt, trong hoàn cảnh chiến tranh, thân phận của tình yêu lại càng đợc thể hiện rõ hơn, đây chính là một phơng diện đặc sắc mà Bảo Ninh đã thành công trong cuốn tiểu thuyết của mình.
Trong cuộc đời mỗi con ngời, nhất là đối với ngời lính, điểm tựa lớn nhất cho tâm hồn chính là những kỷ niệm về tình yêu, nơi cứu rỗi tâm hồn của ng- ời lính nơi trận mạc. Nỗi buồn chiến tranh đã thể hiện bằng hồi ức về những mối tình trong Kiên, gắn liền với không gian chiến trận. Bên cạnh Truông Gọi Hồn, Sân Ga... rầm rập của thế giới loạn ly, còn có những không gian khác nh: Đồi mơ, nhà Chung c, đêm Hồ Tây, sân Trờng Bởi... Đồi Mơ gợi lên tình yêu của Lan dành cho Kiên, những ngày tháng anh chiến đấu và sống ở nhà mẹ Lành, đã nãy nở trong Lan tình cảm đặc biệt với Kiên bằng những phút sao động trong Kiên. Thế nhng, khi thoáng nghĩ về Đồi Mơ, anh thờng day dứt về lời ớc hẹn buồn bã và vô vọng của Lan "bỗng dng một ngày nào đó anh gặp cảnh ngộ không may, thấy đã hết ngã đi tiếp thì xin anh hãy nhớ ngay rằng, dù sao cũng còn một nơi, cũng còn có một ngời. Đồi Mơ đây là nơi anh đã lên đ- ờng chiến đấu lập nghiệp, mai sau nếu anh muốn cũng sẽ là một nơi, một chốn anh về". Kiên có thể đến với Lan, đến với Đồi Mơ sau những tháng ngày chiến tranh và thất lạc Phơng, nhng anh đã không quay trở lại, Đồi Mơ vẫn còn mãi trong ký ức của Kiên, nhớ về nó nh nhớ về một thân phận tình yêu. Anh hằng nhủ "những gơng mặt đàn bà mến thơng xa lạ gợi niềm nhớ nhung, âu yếm...
niềm đau của một mối tình, ký ức xa vời, trập trùng và lặng lẽ, khắc nghiệt và thẳm sâu nh rừng, nh núi trong lòng anh" [60, 97].
Cũng trong Nỗi buồn chiến tranh, tình yêu để lại nhiều d vị trong Kiên là nỗi nhớ về Hạnh - ngời mà Kiên gọi bằng chị. Lấy bối cảnh không gian ở khu nhà Chung c, Bảo Ninh kể: "khi Kiên chỉ là thằng oắt con thì đám đàn ông nhiều tay bê bết cuộc đời vì Hạnh". Mối tình ấy gắn liền với một kỷ niệm năm Kiên học lớp 10, Hạnh nhờ Kiên đào hầm trong phòng Hạnh, lần đầu tiên chạm vào da thịt của Hạnh và sau đó Kiên vẫn đợc Hạnh để ý nhng anh tránh mặt, tránh nỗi niềm đam mê thôi thúc. Kiên nhập ngũ, Hạnh vào thanh niên xung phong, ngày Kiên trở về chiếc hầm trong phòng Hạnh không còn dấu vết. Và mãi mãi trong lòng Kiên đã lu giữ thầm lặng một tình cảm biết ơn đầy tha thiết và ngậm ngùi đối với chị. Mãi mãi ấy là niềm nuối tiếc và là một nỗi đau lớn.
Có thể nói, Nỗi buồn chiến tranh là câu chuyện tình yêu đau xót của Kiên và Phơng mà những tình yêu khác chỉ là cái bóng. Điều này đợc thể hiện tập trung xuyên suốt cuốn tiểu thuyết, đối với Kiên, Phơng là ngời đánh thức tình yêu trong anh thời trai trẻ, là nguồn sức mạnh chập chờn trong đời lính chiến trận của anh, nhng đồng thời tình yêu đó cũng bắt đầu sự rạn nứt bởi tiếng bom đạn. Phơng đánh mất đời con gái của mình ngay trong những giờ khắc khởi động của chiến tranh, vết thơng lòng không thể hàn gắn. Cái chết của những ng- ời lính, sự tan vỡ của tình yêu, sự chà đạp lên nhân phẩm ngời phụ nữ là những mặt biểu hiện sự huỷ diệt trong chiến tranh. Nhng chất thơ và hơng thơm trong cuốn tiểu thuyết này vẫn thổi lên từ chính mối tình Kiên - Phơng tuổi 17.