Ngôn ngữ giàu chất thơ

Một phần của tài liệu Nỗi buồn chiến tranh trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết việt nam đương đại (Trang 90 - 92)

Cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết

3.2.2.Ngôn ngữ giàu chất thơ

Nỗi buồn chiến tranh là một cuốn tiểu thuyết đầy chất thơ và hơng thơm đợc toát lên từ tình yêu tuyệt đẹp của Phơng và Kiên, chất thơ ấy cũng đợc khắc hoạ từ thân thể và tâm hồn của Phơng ở tuổi 17, đắm say, cao thợng. Tình yêu đó đợc kể lại bằng thứ ngôn ngữ đầy chất thơ, là nốt nhạc đẹp nhng lại kết thúc bằng nốt trầm buồn, một khoảng lặng trống vắng. Đến với tình yêu, Phơng muốn dành cho Kiên tất cả tâm hồn và thể xác của mình, một thứ tình yêu đầy lãng mạn, song rất thực tế: "Chẳng còn đêm nào nh đêm nay nữa đâu. Anh muốn hiến mình cho sự nghiệp gì đó, còn em thì quyết định sẽ phung phí đời mình, sẽ hủy diệt nó trong cuộc loạn ly này... hãy nhớ là từ nay đến lúc đó em là vợ của anh..." [60, 158].

Đó còn là một thứ tình yêutáo bạo, cụ thể, cá nhân theo cách hiểu của Kiên và Phơng. Đối với Kiên, khi chiến đấu hay lúc hành quân anh đều nghĩ về nó nh những đòi hỏi, khát khao nhục cảm thực sự, "anh mơ thấy Phơng đang cùng ở trên thuyền với anh, tóc vờn trớc gió, trẻ trung, xinh đẹp không có nét sầu thơng" [60, 15]. Và anh nhớ đến "cái hôn dài, bất diệt của hai đứa, cái hôn mà mãi mãi mỗi ngời trong họ còn phải nhớ bởi cha bao giờ và sẽ không bao giờ cả hai còn h- ởng một cái gì tuyệt đỉnh cuộc đời nh thế nữa" [60, 88].

Trong Nỗi buồn chiến tranh, tình yêu kỳ diệu của Phơng - Kiên đã xuyên suốt cuộc chiến tranh, đi qua cả những ngày tháng hòa bình tù đọng và ngột ngạt. Một tình yêu với biết bao dự cảm đau buồn và chua chát, nhng vẫn ngời

lên thứ ánh sáng trong suốt, cuồng nhiệt. Phơng trong con mắt của Kiên tợng tr- ng cho những gì trìu mến và thân thơng nhất của cuộc đời: "Là ngời yêu, ngời tình, là ngời mẹ che chở đùm bọc mà anh không bao giờ có đợc nữa nhiều đêm trong giấc ngủ, giữa những cái chết, giữa những đoạn ký ức đầy những tai họa và đau khổ, anh thờng mơ thấy và cảm thấy lại vị ngọt của sữa trinh nữ đã cho anh sinh lực để trở thành ngời mạnh nhất, nhiều hồng phúc nhất trong chiến tranh, trở thành kẻ sống sót" [60, 159]. Phơng là tất cả thế giới kỳ diệu của phụ nữ, của tình yêu. Còn Hạnh, Hoa, Lan (Đồi Mơ), Hiền... là "những mảnh sắc đẹp và là mảnh tâm hồn hợp lại thành bản sao của Phơng, làm nên chất thơ của cuốn tiểu thuyết. Và Phơng là nhân vật phủ nữ đẹp nhất trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại" [33, 265]. Điều này cũng góp phần làm nên chất thơ cho cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh.

Bằng việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật so ánh, Nỗi buồn chiến tranh có sự tơng đồng với cách kiến tạo hình ảnh trong thơ Chế Lan Viên, nghĩa là cùng đối tợng cần so sánh, chồng điệp so sánh đã tạo nên những câu văn dài, miên man, gợi nên chất thơ và nhạc điệu, vừa đau đớn buồn thơng vừa nhớ nhung và nuối tiếc. "Nỗi buồn chiến tranh có cái gì đó tựa nh nỗi buồn của tình yêu nh nỗi nhớ nhung quê nhà nh biển sầu lúc chiều buông trên sông bát ngát... nàng nh là thảo nguyên vừa qua mùa ma luớt vào mùa gió, cuồn cuộn sóng cả xô bờ, rợp trời hoa cúc bay, nàng xinh đẹp, mê dại, và bất kham, hấp dẫn đến lịm ngời bởi sắc đẹp kỳ ảo khôn lờng, đẹp một cách đến đau lòng, đẹp nh thể một sắc đẹp bị chấn thơng, nh thể một sắc đẹp lâm nguy, mấp mé bên bờ vực" [60, 280].

Không hiểu vì sao, khi tiếp nhận những câu văn ấy, ngời đọc cảm thấy nh đọng lại trong tâm trí mình một chất nhạc quyến rũ say mê và thơ mộng. Phải chăng sức hấp dẫn này là lý do giải nghĩa tại sao Nguyễn Phan Hách khi đọc Nỗi buồn chiến tranh lại khen ngôn ngữ trong tiểu thuyết là một "tác phẩm văn chơng đích thực. Văn đẹp lắm, cực kỳ đẹp. Những chi tiết tuyệt vời

gây ấn tợng không thể nào quên, những chi tiết gợi bóng dáng một tác phẩm lớn" [55, 37].

Trên cái nền chết chóc bởi sự tàn phá hủy hoại của chiến tranh, hiện lên một số địa danh nh: Truông Gọi Hồn, Đồi Tử Sỹ, Đồi Xáo Thịt... tợng trng cho không gian chiến trận. Hoa hồng ma (loài hoa a máu) tợng trng cho sự tàn phá của chiến tranh và sức sống mạnh mẽ của tự nhiên. Hình ảnh Hồ Tây hiện thân của tình yêu trong sáng, đắm say tuổi 17 vĩnh viễn trôi xa không trở lại. Đồi Mơ lại là hình ảnh ẩn dụ của một cuộc sống yên bình trong mơ của mỗi ngời lính trở về từ chiến trận cùng với nỗi đau buồn lớn, nơi con ngời tìm kiếm sự thanh thản trong tâm hồn hòng quên quá khứ chiến tranh đeo bám nặng nề. ám ảnh trong Kiên những năm tháng cuối đời là hình ảnh của một dòng sông ẩn dụ giống nh dòng trôi của kiếp sống con ngời. Đó là nơi Kiên đón nhận cái chết, cảm giác rõ rệt nhất đang đến với mình. Con ngời Kiên dờng nh có sự phân thân giữa con ngời thực tại và con ngời tâm linh. Thực tại là con ngời trở về sau chiến tranh dị mọ luống tuổi trớc dòng đời nghiệt ngã, còn con ngời tâm linh đứng trên mõm đá cao quan sát khúc sông cuộn chảy chờ đến lúc "nhắm mắt lại, từ từ ngã ngời ra để thả mình rơi xuống. Cái chết đến với anh không phải là một sự kiện quá nặng nề, anh cảm nhận thấy nó trong cõi lòng u ám, cô đơn của mình những ngày sau chiến tranh và khi Phơng bỏ anh ra đi không một lời từ biệt. Sự tồn tại của anh trên cõi đời này chỉ còn là cái bóng đã mất hết năng lực tồn tại trong thực tế nhng vẫn sống dựa vào sức lì dữ dội, dai dẳng của năng lợng ký ức" [60, 161].

Bảo Ninh muốn dùng thứ ngôn ngữ mới lạ, đầy chất thơ và hơng thơm để chạm tới một miền đất mới trong đời sống tâm linh nhân vật. Đó là miền đất của những ảo giác nó thuộc về tiềm thức mà chỉ có sức mạnh của ngôn ngữ mới đủ sức nắm bắt, miêu tả và truyền cảm đợc dòng mạch của nó. Đây chính là thứ ngôn ngữ văn chơng nghệ thuật của lòng ngời.

Một phần của tài liệu Nỗi buồn chiến tranh trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết việt nam đương đại (Trang 90 - 92)