Đồng hiện không gian và tâm lý nhân vật

Một phần của tài liệu Nỗi buồn chiến tranh trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết việt nam đương đại (Trang 77 - 80)

Cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết

3.1.1.2.Đồng hiện không gian và tâm lý nhân vật

Bên cạnh thủ pháp đồng hiện về thời gian, Nỗi buồn chiến tranh còn sử dụng thủ pháp đồng hiện về không gian và tâm lý của nhân vật. Nhà văn đặt nhân vật trong một không gian rộng lớn gắn với các địa danh cụ thể trên khắp các chiến trờng nh: sông Sa Thầy, Truông Gọi Hồn, Bãi Nhai, dòng Ya-Crông- Pôcô, Buôn Ma Thuật, Sài Gòn, Củ Chi, Xuân Lộc, Đồi Mơ, sông Đắc Bơ, Hà Tây, Hà Nội... mở rộng không gian đến các vùng miền: miền Bắc, miền Nam, cánh Bắc, cánh Nam, miền Tà Khẹt (Cao Miên)...

Với t cách là ngời đứng trong cuộc quan sát, Bảo Ninh đã mô tả không gian chiến trờng rộng lớn đặc thù: "Toàn quân B3 từ vùng Duyên Hải, Phan Rang hành quân ngợc lên đèo Ngoạn Mục, qua thuỷ điện Đa Nhim, qua Đơn D- ơng, Đức Trọng, xuống Di Linh để ra đờng 14 xuống Lộc Ninh, quặt trở lại để đánh vào tây Sài Gòn kết thúc chiến tranh" [60, 117]. Cũng trên không gian chiến trờng này đã gắn với nhiều hồi ức trở thành nỗi ám ảnh trong Kiên: "chỉ có miền đất mà Kiên đã một lần lớt thoáng qua, bây giờ thờng thấy xuất hiện lên trớc mắt nh biểu tợng về vùng đất hứa... Đó là vùng thảo nguyên miền nam Tây Nguyên,

từ Ngoặn Mục, Đức Trọng xuôi đờng 20 láng bóng, thẳng tắp về Di Linh trong lòng anh bừng lên tình yêu, cuộc sống hoà bình, lòng thơng mến ngỡng mộ đối với đời sống lao động bình dị và êm ấm tuyệt đối, tơng phản với bạo lực, chết giết và tàn phá" [60, 244].

Bên cạnh không gian chiến trờng rộng lớn gắn liền với các địa danh cụ thể của những trận đánh, chúng ta còn bắt gặp ở Nỗi buồn chiến tranh không gian đóng khung chật hẹp trong căn phòng trên tầng áp mái của khu chung c ẩm ớt và ngột ngạt. Hiện lên trong Kiên hiện dòng tâm trạng dằng xé giữa quá khứ và hiện tại. Chiến tranh và tình yêu lần lợt hiện về trong ký ức - một thực tại tăm tối, nhếch nhác nhng vẫn còn tơi nguyên dòng máu nóng chảy trong ngời lính hậu chiến. Mỗi khi trở về với không gian khép kín, chật hẹp và riêng t này, Kiên nh đợc sống lại với mỗi một trận đánh, gợi lên trong anh một mối tình. Đó cũng chính là bi kịch đời t của anh.

Một điều dễ nhận thấy ngoài không gian chiến trận, không gian đời t là sự pha trộn những mảng không gian đối lập giữa các bình diện tâm lý nh: thực - ảo, quá khứ - hiện tại - tơng lai... Với không gian này, nhà văn đã tạo nên những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng các nhân vật, khiến cho nhân vật rơi vào trạng thái hụt hẫng, vô định. Điều này làm nổi bật nỗi niềm khắc khoải của Kiên trong ranh giới giữa quá khứ và hiện tại, giữa mơ và thực: "Kể từ ngày Phơng bỏ anh, hàng đêm Kiên mất ngủ vì những giấc mơ kể lại cuộc đời anh với lối kể kỳ lạ, vô tận với những đoạn đời khác biệt, đột ngột hiện lên cùng một lúc tạo nên trong ký ức Kiên những vùng không gian mới, những vùng quá khứ cha từng có". Tâm hồn anh dờng nh đau khổ đã biến hình, có vẻ giờ đây anh lại bắt gặp một tình yêu mới, một tình yêu khác nữa ngoài Phơng.

Nh vậy, toàn bộ chiến tranh và tình yêu nơi Kiên không phải đợc miêu tả trong thực tại mà là trong không gian ảo giác, không gian tâm tởng đợc viết lại theo dòng hồi ức. ở đó, các ý nghĩ, cảm giác, liên tởng bất chợt của Kiên xuất hiện thờng xuyên chen nhau và đan bện vào nhau một cách lạ lùng, không gian và thời gian tự ý khuấy đảo không kể gì đến tính vật lý. Các

trờng đoạn hồi ức lại kéo Kiên về quá khứ với những mốc thời gian và không gian hoàn toàn ngẫu nhiên, bất định. Chẳng hạn: "Ngay lập tức hiện lên trớc mắt Kiên nhà ga Thanh Hoá ngày ấy sau trận ma bom, đang cuồn cuộn cháy. Từ đoàn tàu khách bị vật nghiêng, đàn ông, đàn bà, trẻ con ùa ra sân nhào chạy. Quần áo bùng bùng lửa. Những cái bóng cuộc đời vừa chạy vừa vấp. Tiếng máy bay sầm sập tới, sầm sập đi qua. Bom rơi chênh chếch trong nắng" [60, 132].

Nhờ cách tổ chức chuyển theo dòng hồi ức và kết cấu đồng hiện, nhà văn Bảo Ninh có thể kể lại những điều không thể kể ra hết đợc bằng ngôn ngữ thông thờng. Hiện thực lắng kết ở bề sâu tâm hồn bị xéo nát, dày vò là "lịch sử trong con ngời". Bảo Ninh sử dụng kết cấu đồng hiện trong Nỗi buồn chiến tranh tỏ ra rất hữu hiệu, chỉ có nửa trang 27 mà chứa đựng rất nhiều đối tợng nh: hồi ức, hồn ma, đêm kỳ ảo, giấc mơ dài, Truông Gọi Hồn, tiếng hú, tiếng gọi của tình yêu, những mối tình bí ẩn cuồng si. Hay cũng chỉ 8 trang (từ trang 88 - 95) mà gói gọn bao nhiêu sự kiện của đời Kiên: gặp Phơng sau 10 năm chiến tranh, quãng đời tuổi trẻ, tình yêu đầu đời của hai ngời, rồi đến khi Phơng bỏ ra đi và tâm trạng tuyệt vọng của Kiên, anh cảm nhận rõ thiên mệnh của đời mình, câu chuyện đầu tiên ra đời trong cơn thần hứng, ký ức về một thời không thể nào quên.

Có thể nói, cái khó nhất và cũng là cái thành công nhất trong lối kết cấu của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh chính là đợc kết cấu theo thủ pháp đồng hiện và kỹ thuật dòng ý thức. Logic của chiến tranh, tình yêu và niềm đam mê sáng tạo nghệ thuật theo dòng hồi ức nhân vật luôn đứt đoạn, không muốn nhớ mà cứ nhớ, luôn trong trạng thái hiện sinh của con ngời. Cùng một lúc, Bảo Ninh đã cho nhân vật chính của mình sống nhiều cuộc sống, nhiều cảm giác, với những dòng tiềm thức mơ hồ, khó lý giải, khó nắm bắt gợi tới một hiện thực chiến tranh hỗn loạn và đổ nát. Đây chính là một đóng góp quan trọng của nhà văn trong quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam đơng đại.

Một phần của tài liệu Nỗi buồn chiến tranh trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết việt nam đương đại (Trang 77 - 80)