Chiến tranh sự đẫm máu của lịch sử

Một phần của tài liệu Nỗi buồn chiến tranh trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết việt nam đương đại (Trang 46 - 48)

Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh

2.1.1. Chiến tranh sự đẫm máu của lịch sử

Hơn nửa thế kỷ trớc, văn hào Nga Aimatôp đã viết: "Không thể nói về chiến tranh một cách giản đơn, không thể từ đó tạo nên một truyện cổ tích đa ta vào giấc ngủ, chiến tranh đọng lại thành máu trong trái tim sâu thẳm của con ngời và kể về nó không phải là chuyện dễ dàng" (Gamilya - Câu chuyện núi đồi và thảo nguyên).

Viết về chủ đề chiến tranh trong văn học Việt Nam sau 1975 là chuyện không phải dễ dàng. Khi ánh hào quang chiến thắng một thời đã qua và nỗi mất mát của cả một thế hệ mới bắt đầu ngấm đau trở thành nỗi ám ảnh thờng trực, dai dẳng. Với những nhà văn bớc ra từ khói lửa của chiến tranh nh Bảo Ninh thì "viết văn có nghĩa là sống lại cái cuộc sống nửa sống nửa chết ấy thì coi nh chết hai lần" [60, 6].

Phải chăng, cảm giác đau buồn nhân đôi nếm trải ấy mà Nỗi buồn chiến tranh gây nên một cú sốc mạnh mẽ với ngời đọc. Chiến tranh hiện hình trên những trang viết của anh là một thế giới "đầy rẫy những tử thi", qua dòng hồi t- ởng của nhân vật Kiên - ngời từng chứng kiến nhiều cái chết và phải thấy nhiều xác chết nhất. Những chi tiết khủng khiếp đợc miêu tả trong Nỗi buồn chiến tranh, đã khiến nhiều ngời hiểu sai lệch ý đồ của tác giả theo cái nhìn chính trị hoá văn chơng. Thực ra, chủ đề chiến tranh trong tiểu thuyết này đã vợt ra khỏi ý nghĩa miêu tả thông thờng, trở thành biểu tợng khái quát nhất của Nỗi buồn chiến tranh. Góp phần làm nên giá trị nhân văn cao đẹp và nghệ thuật đặc sắc cho tác phẩm.

Trần Đình Sử khi đọc Nỗi buồn chiến tranh nhìn trên phơng diện hiện thực chiến tranh đã nhận xét: "Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đã kể lại cuộc chiến tranh với tất cả tính chất chiến tranh của nó. Những tính chất không chỉ thể hiện ở cái chết nơi chiến trận, mà còn mở rộng ra thành cái chết trong tâm hồn, tình yêu, thành mọi sự dở dang" [57, 17]. Cùng ở phơng

diện này, nhà văn Nguyên Ngọc tỏ ra rất ngạc nhiên về kiểu cảm nhận chiến tranh: "Bảo Ninh tả hiện thực chiến tranh với cái chết đầy tính hiện thực, những ám ảnh của buồn đau, mất mát trong tác phẩm theo nhà văn chính là lời kêu gọi thống thiết đừng bao giờ quên cuộc chiến tranh thiêng liêng chúng ta đã làm, và cái giá khủng khiếp mà chúng ta phải trả để có đợc chiến thắng" [57, 17].

Mỗi nhà văn khi cầm bút đều xác định cho mình quan niệm riêng về hiện thực và văn chơng. Với Bảo Ninh, cách xử lý hiện thực chiến tranh theo nguyên tắc "cuộc chiến của riêng anh", cùng một cách nhìn đổi mới về nhà văn trong quan hệ với chính bản thân mình đã tạo nên trong Nỗi buồn chiến tranh một thế giới đầy rẫy những biểu tợng. Trong đó, "nỗi buồn" là biểu tợng khái quát nhất cho t tởng nghệ thuật của tác giả trong toàn bộ tác phẩm.

ở tiểu thuyết của Bảo Ninh, ranh giới giữa hiện thực chiến tranh và ký ức luôn đợc hoà lẫn vào nhau, thêu dệt nên những giấc mơ, ám ảnh về hiện thực cuộc chiến khốc liệt đã xảy ra: "Trời ơi, và từ đây cả thế hệ anh lao vào trận chiến một cách hăng say, một cách hung dữ, làm đổ máu mình, làm đổ máu ng- ời. Hàng đọi máu, sông máu. ập tới, trực diện trận giáp lá cà kinh khủng dới chân đồi Ngọc Bơ Rẫy. Quân lính hai bên xông vào nhau, thọc lỡi lê, phang báng súng. Những ngời lính toán loạn chạy dích dắc trên đầu ruồi súng máy rồi nhảy cẩng lên. Kiên thấy anh cầm súng lục bắn vào đầu ai đó, phát đạn rulô mạnh nh bom nện trúng miệng ngời ấy, nỗ toác và làm văng đi một phần khuôn mặt, con mắt trái, gò má, quai hàm... chao ôi, đau đớn và cuồng say, cái thời của anh, những con ngời trong thời của anh. Những tháng ngày kịch liệt và kinh khủng Mậu Thân, sau Mậu Thân mùa khô năm 1972 thời sau hiệp định, những vùng đất cằn cỗi, chói chang, mênh mông một Tây Nguyên hung tàn, cuồn cuộn một màu bụi đỏ lấp trời. Yamơ, Đắc Đam, Sa Thầy, Ngọc Bờ Riêng... tàn bạo, yêu thơng hoà lẫn đau khổ, hạnh phúc đồng nhất. Tình yêu, thù hận, nói nhiều, cời nhiều, hò hét, chửi rủa, uống nhiều, khóc cũng nhiều" [60, 251 - 252].

Khảo sát Nỗi buồn chiến tranh, chúng tôi thấy với 41 lần xuất hiện trong tác phẩm là sự miêu tả những hi sinh, mất mát của bao nhiêu ngời cụ thể hay vô danh qua những mẫu hồi ức gẫy vụn, chắp nối của Kiên. Hiện thực cái chết đã trở thành đa nghĩa, sống động cho nỗi đau thân phận con ngời. Nó cũng mang những nét nghĩa chung của biểu tợng "chỉ sự kết thúc tuyệt đối một cái gì đó tích cực". Đó là sự mất mát của cái đẹp, của nhân tính con ngời. Bảo Ninh còn mở rộng ý nghĩa của cái chết, anh mô tả nó nh là sự mất mát triền sâu trong đời sống tâm hồn của cỏ cây sông núi và không phải là một sự kết thúc tuyệt đối. Cái chết ấy vẫn còn ngấm đau từng giờ trong cõi lòng những con ngời hậu chiến.

Một phần của tài liệu Nỗi buồn chiến tranh trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết việt nam đương đại (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w