Diễn dịch hàm ẩn yếu tố ĐTĐ và KL

Một phần của tài liệu Lập luận trong đoạn văn (qua khảo sát văn chính luận của hồ chí minh) (Trang 88 - 90)

. “Bắn giết hàng loạt và nhà tù”

3.3.4. Diễn dịch hàm ẩn yếu tố ĐTĐ và KL

Số lợng: 2/63, tỉ lệ: 3,5%

Đoạn văn có cấu trúc lập luận này chỉ trình bày phần luận cứ, không có KL, không có ĐTĐ. Nhng dựa vào các mệnh đề tờng minh của luận cứ, chúng ta vẫn nhận ra và khôi phục lại đợc hai yếu tố hàm ẩn trên. Trong cách lập luận này Bác th- ờng tách các ý của ĐTĐ thành những luận điểm nhỏ gắn liền với luận cứ (TTĐ). Do đó các luận cứ này đợc liên kết với nhau bằng logic ngữ nghĩa mà không cần các phép liên kết.

Ví dụ: "Địch chỉ hoạt động đợc mấy tháng (1). Sau mùa ma thì chúng hết thiên thời(2). Việt Bắc có địa thế hiểm trở quân địch không có địa lợi(3). Địch càng lan rộng thì càng thiếu ngời, sức càng mỏng chúng càng dễ bị làm cho đồng bào ta ở miền xuôi cũng nh miền ngợc đoàn kết chống lại chúng, địch càng không có nhân hoà(4)." (32, tr.328)

Đoạn văn trên có năm câu, chứa một lập luận diễn dịch hàm ẩn, ẩn ĐTĐ và ẩn hai KL. Dựa vào các ý nhỏ đợc nêu ở trong mệnh đề luận cứ : " chúng hết thiên thời "(2), "không có địa lợi"(3), " địch càng không có nhân hoà"(4), và tiền giả định là một lẽ thờng của cha ông ta đã đợc đúc kết từ lâu đó là: Làm việc gì muốn thành công phải có"thiên thời địa lợi nhân hoà". Từ đó có thể khôi phục lại yếu tố ĐTĐ là: Ngời muốn thắng trong chiến tranh phải có thiên thời địa lợi nhân hoà. Khi đã xác định đợc ĐTĐ hàm ẩn thì kết luận hàm ẩn cũng dễ dàng xác định dựa vào ĐTĐ và các mệnh đề luận cứ tờng minh. KL 1 có thể rút ra: Thực dân Pháp không thể thắng đợc. Vậy ta có một lập luận đầy đủ nh sau:

ĐTĐ TTĐ

Ngời muốn thắng trong chiến tranh phải có "thiên thời", "địa lợi"," nhân hoà"

Pháp không có "thiên thời", không có 'địa lợi', không có 'nhân hoà"

KL1 (ẩn) Pháp không thể thắng ( nhất định thua)

Từ việc khôi phục lại lập luận nh trên, ngời đọc tiếp tục sẽ nhận ra một KL hàm ẩn thứ hai của lập luận này là:" Chúng ta nhất định thắng", bởi những gì địch không có, địch gặp khó khăn lại chính là những điều kiện thuận lợi của chúng ta để đi đến dành thắng lợi. Có thể gọi đây là lập luận hàm ẩn theo lớp: Yếu tố hàm ẩn này lại kéo theo yếu tố hàm ẩn khác theo một lôgic nhất định do ngời viết tạo ra điều đó thể hiện khả năng lập luận sắc sảo chặt chẽ của Hồ Chí Minh.

3.4.Mở rộng hớng phát triển của đề tài

Trên cơ sở khảo sát phân tích lập luận của đoạn văn trong văn chính luận, chúng tôi đa ra những gợi mở về hớng phát triển của đề tài khi mở rộng quan hệ lập luận ra phạm vi giữa các đoạn văn và so sánh lập luận trong văn chính luận và lập luận trong văn miêu tả. Chúng tôi hi vọng những gợi ý sau sẽ đợc các học viên cao học khoá sau đi vào nghiên cứu sâu hơn.

3.4.1. Lập luận giữa các đoạn văn trong một văn bản chính luận

Trong chơng 2 và 3 chúng tôi đã trình bày các dạng lập luận trong đoạn văn chính luận theo cấu trúc qui nạp và diễn dịch. ở chơng này chúng tôi chỉ gợi mở thêm hớng phát triển của đề tài chứ cha thực sự đi sâu nghiên cứu vấn đề này một cách kỹ lỡng.

Trong qua trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy trong việc tổ chức các văn bản ở Chủ tịch Hồ Chí Minh là cả một nghệ thuật. Ngời rất ít khi viết những đoạn văn dài, thông thờng đoạn văn dài và đoạn văn ngắn đợc bố trí xen kẽ nhau rất tài tình. Trong loại đoạn văn ngắn, các đoạn văn có dung lợng một câu văn giữ một vị trí đặc biệt.

Trong một số trờng hợp cần thiết, Hồ Chí Minh còn tách tất cả các câu trong một chỉnh thể ra mỗi câu thành một đoạn riêng"với lối tách câu khá độc đáo: Có những đoạn nguyên chỉ là phần phụ để chú thích thêm ở trong câu, nhng lúc cần thiết, Bác vẫn mạnh bạo để nó thành một câu - một đoạn riêng " ( 45, tr.20).

Nhng cái độc đáo trong ngôn ngữ của Hồ Chí Minh không chỉ ở chỗ tách câu, mà còn ở chỗ tách đoạn. Tách một vế ra khỏi một câu, tách một câu ra khỏi một đoạn - Thủ pháp này của Hồ Chí Minh làm cho ngời đọc tiếp thu tơng đơng với một câu, câu đó đợc tiếp thu tơng đơng với một đoạn, có tác dụng làm thay đổi vị trí và chức năng của nó, làm cho nó mang nội dung khác hẳn.

Chính đặc điểm tách đoạn độc đáo đó mà trong văn bản chính luận của Hồ Chí Minh xuất hiện dạng lập luận giữa các đoạn văn. Hay nói cách khác trong một kết luận phần kết luận, và phần luận cứ đợc tách thành nhiều đoạn. Trong đó kết luận có cấu tạo là một đoạn văn, mỗi luận cứ tơng đơng với một đoạn văn rõ ràng để tạo thành một lập luận.

Căn cứ vào cách thức liên kết các thành phần trong lập luận chúng tôi chia thành các loại nh sau:

Một phần của tài liệu Lập luận trong đoạn văn (qua khảo sát văn chính luận của hồ chí minh) (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w