Lập luận tờng minh có kết tử theo cấu trúc quy nạp đồng hớng lập luận.

Một phần của tài liệu Lập luận trong đoạn văn (qua khảo sát văn chính luận của hồ chí minh) (Trang 32 - 34)

Số lợng: 68/15 2, tỷ lệ: 44%

Là đoạn văn có lập luận trình bày các luận cứ trớc, kết luận sau. Nội dung kết luận về các luận cứ thuận theo cùng một chiều nội dung của các

luận cứ.

ở loại lập luận này có 2 loại: Dạng đơn và dạng phức.

* Dạng đơn:

Dạng đơn là trong 1 lập luận "chỉ có một kết luận, các thành phần còn lại đều là luận cứ" (11, tr.162). Gồm có:

- Dạng một luận cứ và một kết luận.

Ví dụ 1: "Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc đòi hỏi Đảng ta phải nắm vững khoa học, kỹ thuật, do đó mỗi Đảng viên đều phải cố gắng học tập văn hoá, học tập khoa học - kỹ thuật" (31, tr.300).

Trong đoạn văn trên dung lợng là 1 câu văn có hai vế chứa một lập luận, có thể phân tích nh sau:

+ Luận cứ đứng trớc: "Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc đòi hỏi Đảng ta phải nắm vững khoa học, kỹ thuật".

+ Kết luận đứng sau: "Do đó mỗi Đảng viên đều phải cố gắng học tập văn hoá, học tập khoa học kỹ thuật".

+ Nối giữa luận cứ và kết luận là kết tử "do đó" (dấu hiệu hình thức).

+ Giữa luận cứ và kết luận có mối quan hệ về nghĩa (lôgic nghĩa) là quan hệ nhân - quả. Trong đó luận cứ nêu nguyên nhân, lý do và kết luận nêu hệ quả.

Ví dụ 2: "Cán bộ thi đua thực hành liêm khiết thì sẽ gây nên tinh thần liêm khiết trong nhân dân" (31, tr.140).

Đoạn văn trên dung lợng cũng chỉ là một câu văn 2 vế chứa một lập luận: + Luận cứ: "Cán bộ thi đua thực hành liêm khiết".

+ Kết luận: "Thì sẽ gây nên tinh thần liêm khiết trong nhân dân ".

+ Liên kết giữa luận cứ và kết luận về mặt hình thức là dùng kết từ "thì", về mặt lôgic nghĩa: Đó là quan hệ điều kiện-hệ quả. Trong đó, luận cứ nêu điều kiện, kết luận nêu hệ quả. Quan hệ điều kiện - hệ quả ở đây có tính tất yếu: Nếu điều kiện ở luận cứ thực hiện đợc thì sẽ dẫn đến hệ quả ở kết luận.

Ví dụ 3: "Dìm ngời giỏi để giữ địa vị và danh tiếng của mình là tham danh đạo vị" (31, tr.139).

ở đoạn văn này, dung lợng cũng là một câu gồm 2 vế, chứa một lập luận: + Luận cứ: " Dìm ngời giỏi để giữ địa vị và danh tiếng của mình ".

+ Kết luận: " là tham danh đạo vị".

Liên kết giữa luận cứ và kết luận về hình thức dùng kết từ: "là", về lôgic nghĩa trong lập luận, ở đây đã dùng phơng pháp định nghĩa. Nó sẽ gây ra những hiệu quả về tri thức ở ngời nghe. Luận cứ nêu lên một đặc điểm, một khía cạnh của tính "tham danh đạo vị", luận cứ không miêu tả đầy đủ các biểu hiện của tính "tham danh đạo vị" mà cách định nghĩa này cốt tạo ra một lời khuyên, một lời cảnh báo cho con ngời trong cuộc sống.

Theo lối định nghĩa "A là B" này, ngời viết cốt để nhấn mạnh tới thái độ phê phán hành vi của tính "tham danh đạo vị".

Nh vậy dạng: Một luận cứ - một kết luận trong các đoạn văn chính luận của Hồ Chí MInh thờng chỉ có 1 câu, 2 vế, vế đầu chứa luận cứ, vế sau chứa kết luận, giữa 2 vế của lập luận đợc nối với nhau bằng kết tử và có quan hệ lôgic nghĩa chặt chẽ, mà thờng gặp là các kiểu quan hệ sau:

+ Quan hệ: điều kiện - hệ quả. + Quan hệ: cụ thể - khái quát.

Ta có thể khái quát dạng này theo sơ đồ sau:

KT

Một phần của tài liệu Lập luận trong đoạn văn (qua khảo sát văn chính luận của hồ chí minh) (Trang 32 - 34)