Dùng các từ cùng trờng nghĩa đứng đầu mỗi đoạn văn (mỗi luận cứ)

Một phần của tài liệu Lập luận trong đoạn văn (qua khảo sát văn chính luận của hồ chí minh) (Trang 95 - 98)

. “Bắn giết hàng loạt và nhà tù”

g) Dùng các từ cùng trờng nghĩa đứng đầu mỗi đoạn văn (mỗi luận cứ)

- Kết luận cũng đợc cấu tạo bằng một đoạn văn, đứng trớc hoặc đứng sau phần luận cứ. Trong phần kết luận nêu rõ chủ đề của đoạn văn và ẩn chứa "từ khoá" để gợi ra các từ ngữ khác cùng trờng liên tởng về ngữ nghĩa ở mỗi luận cứ.

Các luận cứ đợc triển khai rõ ràng tách thành thừng đoạn, đứng đầu mỗi luận cứ (mỗi đoạn ) đều có từ ngữ cùng trờng liên tởng với "từ khoá" ở trong phần kết luận . Do đó tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các đoạn văn hay chính là giữa các phần luận cứ với kết luận để tạo thành một lập luận hoàn chỉnh thống nhất. Trong lập luận đó mỗi luận cứ có vai trò, hiệu lực lập luận nh nhau trong việc làm rõ chủ đề, hớng

đến đích lập luận. Về mặt ngữ - nghĩa các đoạn văn đợc sắp xếp trớc sau theo trình tự lôgic nhất định, nếu là luận cứ sự kiện thờng sắp xếp theo trình tự thời gian.

Ví dụ: "Trớc khi vua Gia Long bán nớc ta cho tây, nớc ta vẫn là nớc độc lập. Đời nào cũng có ngời anh hùng mu cao võ giỏi đứng ra đoàn kết nhân dân đuổi giặc cứu nớc.

Đời Trần quân Nguyên đánh đâu đợc đấy, chiếm nớc tàu và nửa Châu Âu thế mà ba lần bị ông Trần Hng Đạo đánh tan.

Bình dân nh ông Lê Lợi và ông Nguyễn Huệ đã đánh đuổi quân Tàu làm cho nớc ta độc lập

Ngời già nh ông Lý Thờng Kiệt quá 70 tuổi mà vẫn đánh Đông dẹp Bắc, bao nhiêu lần đuổi giặc cứu dân.

Thiếu niên nh Đổng Thiên Vơng cha đến 10 tuổi mà đã ra tay cứu nớc, cứu nòi. Trần Quốc Toản mới 15,16 tuổi đã giúp ông Trần Hng Đạo đánh phá giặc Nguyên.

Phụ nữ thì có bà Trng, bà Triệu ra tay khôi phục giang sơn" (31, tr.77).

- Phần kết luận đứng ở đầu đoạn, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định truyền thống lịch sử anh hùng của dân tộc từ trớc cho đến thời điểm vua "Gia Long bàn nớc ta cho tây": Đó là luôn có ngời anh hùng mu cao võ giỏi đứng ra đoàn kết nhân dân đuổi giặc cứu nớc. Trong phần kết luận này "từ khoá " đó là " ngời anh hùng mu cao võ giỏi " .

- Để chứng minh cho kết luận đó, Hồ Chí Minh đã đa ra một loạt dẫn chứng trong lịch sử của dân tộc. Các dẫn chứng không sắp xếp theo trình tự thời gian mà sắp xếp theo quan hệ lôgic - ngữ nghĩa trong một trờng liên tởng với "từ khoá" Đứng đầu mỗi đoạn đều có từ nằm trong liên tởng với "từ khoá". Mỗi một đoạn văn có vai trò nh một dẫn chứng hùng hồn để khẳng định kết luận:

+ Luận cứ 1: Tớng Trần Hng Đạo ba lần đánh tan quân Nguyên.

+ Luận cứ 2: Tầng lớp bình dân: có anh hùng Lê Lợi, Nguyễn Huệ đánh đuổi quân Tàu, giành độc lập cho nớc nhà.

+ Luận cứ 3: Tầng lớp ngời già có anh hùng Lý Thờng Kiệt: Đánh đông dẹp bắc.

+ Luận cứ 4: Tầng lớp thiếu niên có Phù Đổng Thiên Vơng, Trần Quốc Toản. + Luận cứ 5: Phụ nữ thì có Bà Trng, Bà Triệu.

Năm luận cứ với các từ ngữ: "Bình dân nh". "Ngời già nh", "Thiếu niên nh", "Phụ nữ thì" đứng đầu mỗi đoạn văn đã làm rõ khái niệm: "Ngời anh hùng mu cao võ giỏi đứng ra đoàn kết nhân dân đuổi giặc cứu nớc", không chỉ là các vị tớng quân nh

Trần Hng Đạo mà có thể nói là mọi tầng lớp nhân dân. Cách lặp cấu trúc câu, cách mở đầu mỗi luận cứ thể hiện sự nhấn mạnh đến từng tầng lớp nhân dân.

Cách lập luận này đã hớng ngời đọc nhận ra mục đích của ngời viết là muốn khẳng định trớc khi vua Gia Long bán nớc cho Tây, dân tộc ta đời nào cũng có anh hùng. Khẳng định điều này trong bối cảnh lịch sử: Vua Gia long bán nớc cho Tây tạo ra một sự so sánh đối lập, để phê phán, tố cáo, khinh bỉ tên vua bán nớc đã đi ngợc lại truyền thống của dân tộc, đồng thời động viên các tầng lớp nhân dân hãy nhìn vào lịch sử, truyền thống của dân tộc để tiếp tục phát huy tinh thần chiến đấu của một dân tộc anh hùng.

3.4.2. So sánh lập luận trong văn chính luận với lập luận trong văn miêu tả tả

Sau khi nghiên cứu các dạng lập luận trong đoạn văn chính luận của Hồ Chí Minh, và tham khảo công trình nghiên cứu khoa học: "Lập luận trong văn miêu tả" (khảo sát qua tiểu thuyết "Đất rừng phơng nam" của Đoàn Giỏi) - Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Nhin bảo vệ năm 2003 (Đại học s phạm Hà nội); Chúng tôi tiến tiến hành so sánh: Lập luận trong văn chính luận với lập trong văn miêu tả.

Trong luận văn của mình tác giả Nguyễn Thị Nhin đã tiến hành thống kê các đoạn văn miêu tả trong loại hình văn bản tự sự, cụ thể là trong tiểu thuyết " đất rừng phơng Nam " của Đoàn Giỏi , thống kê khảo sát các dấu hiệu để nhận biết đợc quan hệ lập luận trong các đoạn văn miêu tả; phân tích giá trị lập luận của các tác tử, kết tử, các thực từ, các yếu tố hiện thực, các biện pháp tu từ trong việc định hớng lập luận. Cuối cùng tác giả đa ra một số kiến nghị về cách dạy văn miêu tả ở trong trờng phổ thông trung học cơ sở hiện nay.

a) Cở sở của sự so sánh

- Diễn ngôn bao giờ cũng có đích (nhận thức, bộc lộ, hành động). Đích đó có thể đợc thể hiện một cách rõ ràng, cũng có thể đợc thể hiện một cách hàm ý, ngời nghe phải suy ý mới nhận ra đợc. Do vậy lập luận có mặt trong tất cả các loại hình văn bản, nên cũng có mặt trong văn bản chính luận, trong văn bản miêu

tả.

- Phong cách học tiếng việt đã phân loại ra các phong cách chức năng của văn bản. Mỗi văn bản thuộc vào một phong cách chức năng nhất định.

Mỗi phong cách chức năng đều có những đặc trng riêng về mục đích cách thức biểu đạt, sử dụng từ ngữ, bố cục trình bày, do đó nó chi phối đến các cách biểu hiện quan hệ lập luận của văn bản cụ thể. Cho nên lập luận trong văn bản chính luận (Phong cách ngôn ngữ chính luận) và lập trong văn bản miêu tả (phong cách ngôn ngữ nghệ thuật) sẽ có những biểu hiện khác nhau.

b) Sự giống nhau giữa lập luận trong văn chính luận và lập luận trong văn

miêu tả

- Qua việc so sánh kết quả của hai công trình nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra những điểm giống nhau nh sau:

+ Lập luận ở trong cả hai văn bản đều có các thành phần lập luận, kết luận và luận cứ, trong đó có hai loại: Tờng minh (có mặt cả kết luận và luận cứ) và hàm ẩn (có mặt không đầy đủ các thành phần lập luận hoặc luận cứ, hoặc kết luận).

+ Trật tự sắp xếp luận cứ và kết luận tuỳ thuộc vào cấu trúc của đoạn văn, có ba cấu trúc lập luận chính sau.

Một phần của tài liệu Lập luận trong đoạn văn (qua khảo sát văn chính luận của hồ chí minh) (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w