Vai trò nâng cao hiểu biết, kỹ năng, thái độ cho học sinh của giáo viên bộ

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của giáo viên bộ môn giáo dục công dân trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông (Trang 25 - 29)

8. Bố cục của đề tài

1.2.4.Vai trò nâng cao hiểu biết, kỹ năng, thái độ cho học sinh của giáo viên bộ

viên bộ môn GDCD thông qua các HĐGDNGLL

Để thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông, Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học cũng đã nêu rõ các hoạt động giáo dục trong nhà trường tại Điều 26 là:

1. Các hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trong giờ lên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động.

2. Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục của cấp học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khóa về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hóa, giáo dục môi trường; hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

Do đó, để thực hiện mục tiêu giáo dục theo yêu cầu phát triển toàn diện, ngoài hoạt động dạy học trên lớp còn có HĐGDNGLL theo chương trình của Bộ Giáo dục Đào tạo được thực hiện bắt buộc trong năm học. Theo đó, nội dung chương trình HĐGDNGLL được thực hiện với thời gian 3 tiết/tuần như trong kế hoạch giáo dục của trường THPT mà Bộ Giáo dục Đào tạo đã ban hành, tập trung vào ba mục tiêu:

1- Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc cũng như những giá trị tốt đẹp của nhân loại; góp phần củng cố, mở rộng và khắc sâu kiến thức đã học trên lớp; có ý thức về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội; bước đầu có ý thức định hướng nghề nghiệp.

2- Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng cơ bản đã được hình thành từ cấp, lớp học dưới để trên cơ sở đó phát triển một số năng lực chủ yếu như: năng lực tự hoàn thiện, năng lực tự thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động chính trị

– xã hội, năng lực tổ chức quản lý, năng lực bày tỏ quan điểm của mình trước tập

thể…

3- Có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân; đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai trái của bản thân (để tự hoàn thiện mình) và của người khác; biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống.

Nội dung chương trình HĐGDNGLL tập trung vào 6 vấn đề và cụ thể hóa thành 10 chủ đề hoạt động trong 12 tháng. Sáu vấn đề của nội dung là:

- Lý tưởng sống của thanh niên trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Tình bạn, tình yêu và gia đình.

- Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng, bảo vệ đi sản văn hóa dân tộc.

- Thanh niên với vấn đề lập thân, lập nghiệp.

- Những vấn đề có tính toàn cầu như: bảo vệ môi trường sống, hạn chế bùng nổ dân số và tình trạng đói nghèo, phòng ngừa và đẩy lùi các dịch bệnh hiểm nghèo…

Quỹ thời gian để thực hiện bao gồm tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, tiết sinh hoạt lớp cuối tuần và một tiết do nhà trường sắp xếp sao cho phù hợp với đặc điểm và điều kiện thực tế của mỗi trường.

Tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần được tổ chức theo qui mô toàn trường với sự tham gia điều khiển của giáo viên và học sinh. Giáo viên chủ nhiệm quán xuyến lớp mình để quản lý và động viên học sinh tham gia vào hoạt động chung của trường. Nội dung hoạt động của tiết này gắn liền với nội dung hoạt động của chủ điểm giáo dục, có tính định hướng, chuẩn bị cho các hoạt động của tuần và của tháng.

Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần là một dịp thuận lợi để học sinh rèn luyện khả năng tự quản. Khi tổ chức tiết này, giáo viên chủ nhiệm kết hợp nội dung hoạt động chủ nhiệm với nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để việc thực hiện các nội dung HĐGDNGLL vẫn luôn luôn đảm bảo được duy trì theo kế hoạch chương trình mà Bộ đã ban hành.

Tiết HĐGDNGLL còn lại hằng tuần được bố trí trong thời khóa biểu hàng tuần do nhà trường sắp xếp. Nếu không bố trí được hằng tuần thì có thể sắp xếp thành một buổi hoạt động chung với qui mô khối lớp, lớp hoặc toàn trường.

Toàn thể giáo viên trong nhà trường đều có trách nhiệm thực hiện HĐGDNGLL. Tuy nhiên giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp tổ chức hoạt động này cho học sinh ở lớp mình phụ trách. Các lực lượng giáo dục khác như Ban Giám hiệu, cố vấn Đoàn thanh niên, cha mẹ học sinh, các nhà giáo dục cũng như một số cơ quan và tổ chức đoàn thể khác tùy theo khả năng mỗi trường sẽ phối hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn tổ chức hoạt động cho học sinh.

HĐGDNGLL là sự tiếp nối, bổ sung, hỗ trợ hoạt động dạy học trên lớp, tạo điều kiện để học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trường ở qui mô toàn trường, ở qui mô lớp và ở qui mô từng bộ môn.

Có thể thấy được toàn bộ nội dung của chương trình HĐGDNGLL đều nằm trong nội dung chương trình GDCD cấp phổ thông nhưng được chọn lựa, sắp xếp theo chủ đề, phù hợp với hoạt động thực tiễn. Vì vậy để thực hiện vai trò: Củng cố và khắc sâu những kiến thức của môn học GDCD, mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh; Rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức quản lý, kỹ năng kiểm tra đánh giá …; Củng cố, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội; Bồi dưỡng thái độ tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội, hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương, đất nước, có thái độ đúng đắn với tự nhiên, xã hội… đòi hỏi giáo viên bộ môn GDCD phải tích cực tham gia hoạt động. Khi tham gia, giáo viên bộ môn GDCD lại tiếp tục thực hiện vai trò giáo dưỡng ở giai đoạn mang tính quyết định đó là thông qua hoạt động

thực tiễn tạo điều kiện và giúp các em chuyển hóa những nhận thức thành tình cảm, niềm tin và hành động trong cuộc sống.

Giáo viên bộ môn GDCD sẽ tùy nhiệm vụ cụ thể được phân công trong HĐGDNGLL để thực hiện vai trò của mình, tích cực tham gia và hoàn thành trách nhiệm được giao. Nếu kiêm nhiệm giáo viên chủ nhiệm thì sẽ phát huy ưu thế của giáo viên bộ môn GDCD trong công tác chủ nhiệm để giáo dục đạo đức tốt cho học sinh. Nếu là trợ lý thanh niên hoặc còn tuổi sinh hoạt đoàn thể thì sẽ là cầu nối giữa hoạt động đoàn thể với hoạt động tổ nhóm chuyên môn GDCD trong sự phối hợp tổ chức thực hiện HĐGDNGLL để chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh đạt hiệu quả cao nhất. Quan trọng nhất là giáo viên bộ môn GDCD phải linh hoạt, sáng tạo trong việc phối kết hợp với các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường để tái hiện và đưa những kiến thức mà học sinh đã học qua môn GDCD vào trong hoạt động nhằm định hướng cho học sinh khi tham gia, giúp củng cố và phát triển những hành vi thói quen tốt đã có, tính tự giác trong hoạt động tập thể, bồi dưỡng tình cảm và niềm tin đạo đức trong cuộc sống để không uổng phí những tri thức lý luận mà học sinh đã học trên lớp. Vai trò của giáo viên bộ môn GDCD ở hoạt động này là còn là “chất dẫn” để mang đến sự thống nhất, đồng tâm, khắc sâu và mở rộng nội dung HĐGDNGLL giữa hoạt động ở lớp và ở trường, giữa hoạt động của các lớp, các cấp lớp, giữa hoạt động của các lực lượng giáo dục trong nhà trường, tạo sự chặt chẽ, hài hòa về mặt tổ chức. Ngoài ra, giáo viên bộ môn GDCD còn có thể là người cung ứng một số phương pháp đặc thù của bộ môn – là những phương pháp chỉ có bộ môn GDCD mới vận dụng hoặc thường xuyên vận dụng – làm phong phú thêm hình thức hoạt động nhằm lôi cuốn học sinh tham gia tự nguyện, tự giác.

Tóm lại, từ yêu cầu phải có nhận thức đúng đắn để định hướng cho hành động, phải có sự thống nhất về mặt nội dung giữa các hoạt động giáo dục; từ sự đòi hỏi phải có sự thống nhất, đồng bộ, hài hòa trong HĐGDNGLL của nhà trường đã đề ra yêu cầu về tính chủ động, linh hoạt và sáng tạo của giáo viên bộ môn GDCD khi thực hiện vai trò của mình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức. Bởi lẽ theo qui định, trong HĐGDNGLL thì cấp ủy và Ban Giám hiệu có vai trò chỉ đạo, giáo viên chủ nhiệm có vai trò trực tiếp và cố vấn, đoàn thể và giáo viên có vai trò hỗ trợ. Vì vậy, giáo viên bộ môn GDCD chỉ có trách nhiệm

tham gia hoạt động cũng như các giáo viên khác, một vị trí khá mờ nhạt trong khi vai trò của giáo viên bộ môn GDCD lại liên quan mật thiết đến chất lượng hoạt động. Đó cũng là những khó khăn và cũng là những điều khác biệt giữa vai trò của giáo viên bộ môn GDCD so với vai trò của các giáo viên khác trong nhà

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của giáo viên bộ môn giáo dục công dân trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông (Trang 25 - 29)