0
Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Việc thực hiện vai trò định hướng phát triển nhân cách học sinh của giáo

Một phần của tài liệu PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN BỘ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 57 -64 )

8. Bố cục của đề tài

2.2.3.2. Việc thực hiện vai trò định hướng phát triển nhân cách học sinh của giáo

của giáo viên bộ môn GDCD trong giáo dục đạo đức thông qua hoạt động dạy học môn GDCD

Trường THPT Lương Thế Vinh đã tăng cường cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy và học theo hướng hiện đại hóa, đảm bảo việc nâng cao chất lượng giáo dục. Đến nay ngoài 4 phòng với đầy đủ trang thiết bị để dạy học giáo án điện tử, trường đã trang bị thêm 6 “Bảng thông minh” (Activboard), hỗ trợ cho việc soạn giảng giáo án điện tử và dạy học hiệu quả cao, vận dụng phương pháp dạy học hiện đại theo quan điểm “Dạy học lấy học trò làm trung tâm”. Đó là điều thuận lợi về cơ sở vật chất để giáo viên bộ môn GDCD có thể thực hiện tốt vai trò định hướng phát triển nhân cách cho học sinh.

Trong nhiều năm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD ở trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1, TP.HCM đến nay, đội ngũ giáo viên GDCD ngoài việc nghiên cứu cá nhân, còn thông qua hoạt động tổ nhóm chuyên môn,

thông qua thực hiện một số chuyên đề về vận dụng phương pháp cũng đã tạo nên những bước tiến đáng kể trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phối kết hợp các phương pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Chất lượng dạy và học môn GDCD được nâng cao, học sinh học tập tích cực, năng động, thầy cô giáo giảng dạy môn GDCD đã phát huy vai trò chủ đạo của mình. Bước đầu đã tạo nên thái độ học tập đúng đắn hơn đối với môn GDCD của các em học sinh. Điều này đã được minh chứng bởi những tiết học đầy hứng thú của người học, đầy nghệ thuật dẫn đạo của người dạy, đầy không khí sôi nổi mà không ồn ào của lớp học. Kết quả ấy đã hình thành nên những nhận thức đúng đắn, cảm xúc tích cực, những hành vi đạo đức của học sinh; đã góp phần thay đổi nhận thức và hành vi đạo đức của học sinh toàn trường, tạo biểu hiện ngày càng tốt đẹp hơn nhiều trong học tập môn GDCD so với những năm đầu. Biểu hiện đó chứng tỏ vai trò định hướng phát triển nhân cách của học sinh đã được thực hiện tốt. Song những tiết dạy ấy chưa trở thành hoạt động thường xuyên nên chưa trở thành chất lượng giảng dạy môn GDCD thực sự ở trường Lương Thế Vinh.

Trong thực tế, chất lượng giảng dạy môn GDCD ở trường THPT Lương Thế Vinh còn bộc lộ những hạn chế do nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, đã chứng tỏ việc đổi mới phương pháp dạy học chưa đạt đến hiệu quả như mong muốn.

Nguyên nhân khách quan là do những năm trước đây, việc truyền thụ tri thức về đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc tập huấn cho một số giáo viên được cử đi trong một số ngày và sau đó tập huấn lại cho đồng nghiệp các trường ở quận, huyện của mình theo phương thức gọi là “nối vòng tay lớn”. Vì vậy đã xảy ra tình trạng “tam sao thất bản”, có sự không đồng bộ, không thống nhất, chưa sâu sắc khi nhận thức về các phương pháp dạy học hiện đại và cũng chưa lường trước được những hạn chế của từng phương pháp khi vận dụng vào thực tiễn. Chẳng hạn:

Khó khăn khi vận dụng phương pháp thảo luận nhóm : Khi lớp đông học sinh sẽ rất khó chia nhóm; có những lớp khá nhỏ nên không gian trở nên chật chội cho việc tổ chức; bàn ghế được bố trí theo kiểu truyền thống nên không phù hợp cho việc di chuyển theo yêu cầu của phương pháp; trang thiết bị, đồ dùng dạy học chưa chuẩn bị phù hợp cho phương pháp; một số học sinh còn nhút nhát hoặc vì

một lý do nào đó không tham gia vào hoạt động chung của nhóm; ý kiến các nhóm đôi khi quá phân tán hoặc mâu thuẫn gay gắt làm mất thời gian, ồn ào ảnh hưởng đến lớp khác.

Khó khăn khi vận dụng phương pháp đóng vai, phương pháp trò chơi : Có thể mất nhiều thời gian; một số học sinh nhút nhát có thể từ chối không tham gia; việc lặp đi lặp lại một tình huống đóng vai giữa các nhóm có thể gây nên sự nhàm chán; trò chơi mang tính chất thư giãn chứ không chứa đựng nội dung, tư tưởng cần thiết cho học tập.

Khó khăn khi vận dụng phương pháp nêu vấn đề : Mất nhiều thời gian; có thể bị lạc đề; dễ gây ồn ào; thiếu các phương tiện để trình bày kết quả như bút lông, giấy khổ lớn, kéo….

Khó khăn khi vận dụng phương pháp dự án: Đề tài dự án có thể không phù hợp chủ đề, không phù hợp với thực tiễn địa phương, không phù hợp với đặc điểm và trình độ của học sinh; mục tiêu dự án không rõ; kế hoạch dự án không cụ thể nên không định hướng được.

Nguyên nhân chủ quan bộc lộ từ nhiều góc độ:

Do hoạt động ở tổ nhóm chuyên môn GDCD còn mang tính hình thức, đối phó nên hoạt động chuyên môn chưa thực sự có chất lượng. Hoạt động chuyên môn của tổ chưa thể hiện được nhiệm vụ đã nêu trong Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học là “tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ”(Điểm b, Khoản 2, Điều 16, Chương II), chưa đi sâu vào nghiên cứu và thể nghiệm các phương pháp để học hỏi lẫn nhau, để đưa lý luận vào thực tiễn. Từ mặc cảm dạy môn phụ, dạy môn không được nhiều quan tâm… cho nên có giáo viên cũng không cần đầu tư cho phương pháp, chỉ dạy qua loa cho hết giờ, cho đúng phân phối chương trình là kể như hoàn thành nhiệm vụ. Cũng chính vì thế mà môn GDCD trở thành môn “3K”.

Do nhận thức một cách máy móc, tách rời, chưa đầy đủ về tính tương đối khi phân loại các phương pháp nên một số giáo viên đã dùng quá nhiều phương pháp trong một bài dạy mà không có phương pháp chủ đạo, vì vậy công năng của các phương pháp chưa được phát huy trọn vẹn, phương pháp này chưa đạt được mục tiêu truyền đạt kiến thức cần thiết thì đã chuyển sang phương pháp khác; sự

phối kết hợp các phương pháp chưa có hoặc có kết hợp nhưng chưa hợp lý, chưa nhuần nhuyễn đã làm cho học sinh mệt mõi vì động não liên tục và khá nhiều so với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Vì vậy học sinh không còn hứng thú tham gia các hoạt động học tập, sự tích cực và năng động là linh hồn của quá trình dạy học đã bị triệt tiêu bởi việc lạm dụng phương pháp.

Do sự lựa chọn phương pháp không phù hợp với nội dung bài học, do sự lựa chọn phương pháp vi phạm nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa tính vừa sức chung và tính vừa sức riêng, nhất là phương pháp nêu vấn đề và phương pháp dạy học bằng dự án nên học sinh không phát huy được tính tích cực của mình. Hoặc sự vận dụng các phương pháp trong hoạt động dạy và hoạt động học chưa được thiết kế hợp lý nên không có tác dụng. Đặc biệt là với phương pháp thảo luận nhóm, lúc học sinh thảo luận cũng là lúc giáo viên cho phép mình thư giãn, mối quan hệ thầy – trò, trò – trò rất cần thiết trong quá trình dạy học đã không được tạo ra và vai trò chủ đạo của thầy không thấy xuất hiện lúc này.

Do cơ sở vật chất trường lớp vẫn bố trí bàn ghế theo kiểu truyền thống, đồ dùng dạy học hầu như không có, thiết bị hiện đại cũng có hạn, không thể đáp ứng cho tất cả các tiết dạy nên giáo viên cũng không hứng thú với việc vận dụng phương pháp mới. Vì vậy cũng cứ lẩn quẩn với các phương pháp truyền thống. Một số tiết dạy lại quá lạm dụng vào thiết bị hiện đại, nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy đến nỗi hoạt động dạy của thầy gần như biến mất. Máy vi tính (PC), Bảng thông minh (Activboard) thay thầy thực hiện chức năng truyền đạt thông tin, còn chức năng điều khiển hoạt động học dường như không được thực hiện. Nghĩa là hoạt động lúc ấy không còn là hoạt động dạy học nữa, không có sự gắn bó giữa hai hoạt động dạy và học đồng thời vai trò chủ đạo của thầy gần như biến mất.

Các tiết dạy minh họa chuyên đề đổi mới phương pháp của trường THPT Lương Thế Vinh cũng như một số trường khác rất có giá trị về ý tưởng, nhưng tính khả thi và tính phổ biến không cao vì điều kiện cơ sở vật chất không đều ở các trường, vì sự mẫu mực đến độ gần như tuyệt đối của các thiết kế mà không thể thực hiện trong thực tế với thời lượng 45 phút. Quá trình dạy học diễn ra một cách gần như hoàn mỹ bởi sự tập dợt rất công phu của thầy và trò. Bởi lẽ đó, tiết dạy đã diễn ra không theo những qui luật khách quan của quá trình dạy học, không theo

những qui luật vốn có của các phương pháp mà theo sự sắp xếp chủ quan của con người. Các hoạt động tư duy, ngôn ngữ, hành động đều đã được biết trước và làm theo sự định trước. Đặc biệt đối với phương pháp dạy học bằng dự án và phương pháp đóng vai, tính giáo dục thông qua sự “trải nghiệm tâm lý” ở vai diễn không có, do quan điểm không cần “diễn” (cảm xúc) mà quan trọng là thảo luận sau đóng vai.

Một nguyên do khác là môn GDCD với những tri thức mang tính đặc thù, nó có đặc tính thẩm thấu dần dần chứ không thể tiếp nhận nhanh chóng như những môn khác. Chất lượng dạy học có phần phụ thuộc vào trải nghiệm, vốn sống của người dạy khá nhiều và nhận thức người dạy có phần sâu sắc hơn cũng nhờ quá trình ấy. Thực tế môn GDCD hiện nay còn có giáo viên dạy chéo môn hoặc giả năng lực có phần hạn chế do một nguyên nhân nào đó, giáo viên trẻ năng nổ trong đổi mới phương pháp dạy học nhưng còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, thiếu vốn sống, giáo viên lâu năm thì ngược lại, nhiều kinh nghiệm, nhiều vốn sống nhưng ngại đổi mới.

Ngoài ra, vẫn còn việc giáo viên dạy sai kiến thức, chưa linh hoạt và bản lĩnh khi sử dụng sách giáo khoa nên chưa đảm bảo tính chính xác, khoa học của kiến thức cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học môn GDCD. Đơn cử một vài ví dụ sau đây:

- Khi dạy phần thứ nhất “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” – GDCD 10, để trả lời một câu hỏi được lưu truyền đã rất lâu là “Trứng có trước hay gà có trước?” thì vẫn có giáo viên bộ môn GDCD mạnh dạn trả lời rằng “Trứng có trước”.

- Hướng dẫn dạy phần một “Công dân với kinh tế”, Bài 2 “Hàng hóa – Tiền tệ - Thị trường” – GDCD 11, Sách giáo viên có ghi: “… giáo viên làm cho học sinh hiểu được tính thống nhất và mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hóa: giá trị sử dụng và giá trị cùng tồn tại thống nhất trong một hàng hóa, nhưng đó là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập, thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm không trở thành hàng hóa. Chẳng hạn: ánh sáng, không khí… có rất nhiều công dụng, nhưng nó không phải là sản phẩm của lao động nên không phải là hàng hóa, việc tiêu dùng của nó không phải thanh toán giá trị.” (trang 44, 45). Hầu hết giáo viên

bộ môn GDCD rất “nghiêm túc” truyền đạt tri thức này đúng theo sự hướng dẫn. Nhưng chính xác thì không khí sạch hiện nay được gọi là “hàng hóa công” (tức là hàng hóa) với đầy đủ ba điều kiện:

+ Là sản phẩm do lao động làm ra. Bởi lẽ không khí sạch hiện nay không hoàn toàn do tự nhiên mà để có thể sử dụng an toàn thì đã có công sức lao động của rất nhiều người để cải thiện làm giảm bớt sự ô nhiễm.

+ Có công dụng nhất định. Điều kiện này thì quá rõ ràng.

+ Thông qua trao đổi mua bán. Là “hàng hóa công” nhưng “không thể định mức” được như điện, nước… nên Nhà nước không thể thu tiền bán trực tiếp qua số lượng tiêu thụ mà phải thu gián tiếp qua thuế xây dựng, thuế môi trường…

- Trong sách GDCD 12, “Công dân với Pháp luật”, Bài 2 “Thực hiện pháp luật”, mục 2 “Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý” có nêu tình huống như sau: “Cảnh sát giao thông phạt hai bố con bạn A vì cả hai đều lái xe máy đi ngược đường một chiều. Bố bạn A không chịu nộp tiền phạt vì lý do ông không nhận ra biển báo đường một chiều, bạn A mới 16 tuổi, còn nhỏ chỉ biết đi theo ông nên không đáng bị phạt.

Theo em, lý do mà bố bạn A đưa ra có xác đáng hay không? Cảnh sát giao thông phạt cả hai bố con bạn A có đúng không? Bạn A có phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình không?” (trang 19).

Để lý giải các tình huống pháp luật đòi hỏi phải dựa vào các qui phạm pháp luật, dựa vào chứng cứ. Ở đây tình huống đưa ra với những chứng cứ không rõ ràng sẽ làm cho học sinh (thậm chí cả giáo viên giảng dạy) lúng túng khi giải đáp. Sự không rõ ràng về chứng cứ thể hiện ở các điểm sau:

+ “A mới 16 tuổi”. Theo pháp luật qui định về tuổi chịu trách nhiệm pháp lý là “đủ 16 tuổi” và cơ sở tính tuổi là theo khai sanh.

+ “… cả hai đều lái xe máy…”. Xe máy ở đây phải xác định là bao nhiêu phân khối để làm cơ sở xác định trách nhiệm pháp lý.

+ “… do ông không nhận ra biển báo đường một chiều…”. Việc không nhận ra ở đây chưa rõ là do không thấy biển báo hay có thấy mà không biết nội dung biển báo do chưa tìm hiểu Luật giao thông.

Do vậy để tôn trọng đặc trưng “Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức” của pháp luật, tính cụ thể của tình huống, tình huống trên cần phải được viết lại như một bài tập pháp luật chứ không phải là lời kể lại của ai đó về một sự việc ật mà chính giáo viên bộ môn GDCD cần phải làm.

Tuy giáo viên bộ môn GDCD ở trường THPT Lương Thế Vinh đã có nhiều cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học, nhưng tình hình trên đang là khó khăn, cản trở cho việc nâng cao chất lượng hiệu quả cho giáo dục đạo đức nói chung và dạy học môn GDCD nói riêng. Vì vậy, cần có biện pháp để khắc phục những tồn tại trên đồng thời đẩy mạnh việc thực hiện công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng đối với giáo viên bộ môn GDCD. Qua đó, chất lượng dạy học môn GDCD được nâng cao thì vai trò định hướng phát triển nhân cách học sinh mới thể hiện đầy đủ.

Tóm lại, việc nhận thức và thực hiện chưa đầy đủ nhiệm vụ môn học đã làm cho giáo viên bộ môn GDCD ở trường THPT Lương Thế Vinh chưa nâng cao được chất lượng dạy học môn GDCD, đồng thời khó tránh được những sai lầm có thể mắc phải sau đây khi thực hiện vai trò định hướng nhân cách cho học sinh của mình:

- Đơn giản hoá, tầm thường hoá những tri thức khoa học của môn GDCD. Điều này thể hiện trong việc truyền thụ tri thức một cách hình thức, không giúp cho học sinh nắm vững được những tri thức phổ thông cơ bản, thiết thực; thực hiện chương trình và nội dung môn học không chủ động, không linh hoạt sáng tạo.

- Khuynh hướng tách rời lý luận với thực tiễn và thực tiễn với lý luận, những biểu hiện không đúng trong việc vận dụng những tri thức lý luận của môn học vào cuộc sống. Không có tri thức của bộ môn khoa học nào lại gắn chặt với đời sống xã hội như tri thức của môn GDCD. Dường như bất kỳ tri thức nào của nó cũng liên hệ với các hoạt động của đời sống xã hội hàng ngày của con người, kể cả cuộc sống của học sinh. Song nếu chỉ truyền thụ tri thức lý luận sẽ làm cho học sinh không tiếp thu nổi do mức độ trừu tượng và khái quát cao của nó. Nhưng

Một phần của tài liệu PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN BỘ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 57 -64 )

×