Việc thực hiện vai trò của giáo viên bộ môn GDCD trong việc giáo dục đạo

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của giáo viên bộ môn giáo dục công dân trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông (Trang 54)

8. Bố cục của đề tài

2.2.3.Việc thực hiện vai trò của giáo viên bộ môn GDCD trong việc giáo dục đạo

Trước những thực trạng trên, trong những năm qua đã có những thầy cô giảng dạy môn GDCD đã phát huy vai trò của mình trong từng vị trí công tác được giao phó để cùng nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục và giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên, cũng vẫn còn những thầy cô biểu hiện sự lơ là, thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện vai trò của mình nên đã ảnh hưởng không ít đến chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Lương Thế Vinh. Những tồn tại này cũng cần thấy rõ để có hướng khắc phục, để cùng nhà trường thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, để thực hiện lời Bác đã dạy “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.

2.2.3.1. Việc thực hiện vai trò tấm gương sáng của giáo viên bộ môn GDCD trong giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua việc rèn luyện bản thân

Hầu hết giáo viên bộ môn GDCD cũng như các giáo viên bộ môn khác ở trường Lương Thế Vinh đều được đào tạo và rèn luyện trong các trường đại học sư phạm xã hội chủ nghĩa nên đã có được những phẩm chất đạo đức cơ bản của nhà giáo, có năng lực. Trong những năm qua, để thực hiện vai trò tấm gương sáng trong giáo dục đạo đức cho học sinh, mặc dù giáo viên bộ môn GDCD không có điều kiện thu nhập thêm như một số thầy cô bộ môn khác (dạy thêm), do đó có phần khó khăn về kinh tế song các thầy cô cũng đã cố gắng làm thêm bằng nhiều hình thức để tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống, nhưng vẫn giữ nếp sống mẫu mực của người thầy giáo, vẫn giữ được giá trị truyền thống “Thanh bần, lạc đạo” của nghề sư phạm trong lối sống. Để làm tốt vai trò là tấm gương sáng của mình, không ít thầy cô giáo tận tâm với nghề nghiệp, say mê nghiên cứu, đọc thêm sách biên soạn giáo trình, giáo án có chất lượng, thường xuyên rèn luyện bản thân mẫu mực để nêu gương. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn không ít giáo viên bộ môn GDCD đã biểu hiện những khiếm khuyết về tư cách, tác phong, đạo đức, năng lực chuyên môn, thái độ sống và lao động… nên đã đánh mất niềm tin của học sinh đối với người thầy giảng dạy môn GDCD, đối với môn học GDCD. Vai trò tấm gương sáng của giáo viên bộ môn GDCD đã bị lu mờ, rạn nứt bởi những biểu hiện không đảm bảo nguyên tắc “nói đi đôi với làm, nêu gương đạo đức”. Và tất nhiên sự lu mờ, rạn nứt ở vai trò này đã ảnh hưởng tiêu cực khi thực hiện các vai trò khác.

Có thầy cô GDCD trẻ khi lên lớp rất thời trang với những chiếc quần “xệ”, với các kiểu tóc vuốt keo dựng đứng của ca sĩ Hàn quốc, với mái tóc nhuộm màu hạt dẻ “Châu Âu”… ngược lại có thầy cô lên lớp trang phục “quá giản dị”, tác phong “quá nhàn nhã” với đôi “dép giả giày” (kiểu dép đang thịnh hành hiện nay với thân trước là giày, thân sau là dép, khi mặc quần dài che phủ gót sẽ như là đang mang giày). Có giáo viên GDCD với những hành vi, lời nói xúc phạm nhân cách học sinh khi các em vi phạm các lỗi không học bài, không làm bài, không ghi bài, không mang tập sách… ngược lại có thầy cô lại “quá hiền” trước những sai phạm của học sinh mà không cần nhắc nhở. Có giáo viên đã dùng điểm số để “trừng phạt” vì học sinh đã tỏ ra xem thường môn học GDCD, ngược lại có thầy cô sẵn sàng cho điểm cao mặc dù học sinh không làm tốt bài kiểm tra. Trong khi chúng ta giáo dục cho các em phải tuân thủ nội qui nhà trường về đồng phục, phải

trang phục giản dị, phải lịch sự tế nhị trong giao tiếp, phải nói năng có văn hoá, phải công bằng, phải sống trung thực, phải có lòng vị tha…

Trong trường THPT Lương Thế Vinh hiện nay vẫn có những giáo viên bộ môn GDCD chăm việc “tay trái” hơn là việc giảng dạy trong chương trình nội khóa. Số giáo viên lâu năm trong nghề mà ít đọc thêm sách chuyên môn, số giáo viên mới ra trường mà chưa có tính cầu thị, hiện tượng tổ chức quản lý học sinh trong tiết học còn lơ là... Có giáo viên thực hiện việc giảng dạy môn GDCD trong bầu không khí dạy và học “rất yên tĩnh” bởi phương pháp đọc chép thể hiện dưới nhiều hình thức (cho lớp trưởng chép bài lên bảng, trình chiếu bằng phương tiện công nghệ thông tin, thầy đọc trò chép...), hoặc bởi những câu chuyện “thu hút, hấp dẫn” học sinh bằng sự “huyền bí đầy duy tâm, mê tín”, ngược lại cũng có giáo viên khi giảng bài GDCD rất sôi nổi, nhiệt tình, thao thao bất tuyệt, nhưng lại luôn luôn xen vào những câu bình luận, liên hệ mỉa mai, hài hước, lấy những ví dụ dung tục rẻ tiền để minh họa, gây cười, tạo ra sự hứng thú không lành mạnh, mất tác dụng bài giảng, thậm chí phản tác dụng về mặt chính trị. Trong khi để giáo dục đạo đức cho học sinh chúng ta đã dạy các em cần phải học tập siêng năng, nghiêm túc, năng động, sáng tạo… phải thực hiện nghiêm túc và đầy đủ những nhiệm vụ học tập của mình để chứng tỏ là người có trách nhiệm với bản thân. Cũng có thầy cô GDCD trao đổi những câu chuyện mê tín dị đoan, những ý kiến biểu hiện tư tưởng mơ hồ về chủ nghĩa xã hội khoa học, biểu hiện thái độ chưa tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước… trước mặt học sinh, trong khi nhiệm vụ của mình là hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, niềm tin vào lý tưởng, giá trị của chủ nghĩa xã hội, vào đường lối phát triển đất nước…của Đảng và Nhà nước để thực hiện vai trò định hướng phát triển nhân cách của học sinh.

Và thực tế còn nhiều hơn nữa những biểu hiện “nghịch lý” giữa những nội dung của môn học GDCD với những biểu hiện về phẩm chất, đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống của thầy cô bộ môn GDCD trong lao động, trong cuộc sống ở trường THPT Lương Thế Vinh, “nghịch lý” giữa biểu hiện về phẩm chất đạo đức của thầy cô bộ môn GDCD với những qui định về đạo đức nhà giáo được qui định tại điều 3, 4, 5, 6, chương II. Chính những “nghịch lý” này đã làm vai trò tấm gương sáng của giáo viên bộ môn GDCD có phần lu mờ tạo sự không đậm nét, có

sự rạn nứt tạo khúc xạ khi phản chiếu những hình ảnh học sinh thân yêu của mình. Đối với giáo viên bộ môn GDCD thì những “nghịch lý” này có “cường độ phản tác dụng” gấp mười lần so với các giáo viên bộ môn khác, tạo nên kết quả đối ngược với mong đợi gấp trăm nghìn lần.

Phải thấy được rằng, để thực hiện tốt vai trò tấm gương sáng của người giáo viên giảng dạy môn GDCD thì uy tín, nhân cách, tác phong, thái độ, sự tín nhiệm của đồng nghiệp, của dư luận; sự đàng hoàng, chững chạc trong cuộc sống, trong ăn mặc, nói năng, cư xử; sự tin tưởng của bản thân mình vào những vấn đề, những nội dung do chính mình truyền đạt; sự am hiểu để có thể giải đáp hoặc cùng học sinh trao đổi, bàn luận những vướng mắc ở họ sẽ để lại dấu ấn rất mạnh mẽ trong ký ức học sinh và góp phần thuyết phục học sinh trong sự tiếp nhận nội dung bài giảng môn GDCD vốn dĩ đã được xem là môn “3K”. Chỉ cần một biểu hiện nhỏ không đúng đắn về đạo đức, chỉ cần một chi tiết nhỏ thể hiện sự lạc hậu thông tin cũng đủ làm lung lay uy tín của người thầy. Vai trò tấm gương sáng sẽ bị đánh mất bắt đầu từ đó, và thầy dạy GDCD vốn dĩ ít được học sinh nhớ tên mà thường được gọi là “Thầy Công dân” hoặc “Thầy Đạo đức”, sẽ được thay bằng tên gọi “Thầy Công dân giả” hoặc “Thầy Đạo đức giả”.

2.2.3.2. Việc thực hiện vai trò định hướng phát triển nhân cách học sinh của giáo viên bộ môn GDCD trong giáo dục đạo đức thông qua hoạt động dạy của giáo viên bộ môn GDCD trong giáo dục đạo đức thông qua hoạt động dạy học môn GDCD

Trường THPT Lương Thế Vinh đã tăng cường cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy và học theo hướng hiện đại hóa, đảm bảo việc nâng cao chất lượng giáo dục. Đến nay ngoài 4 phòng với đầy đủ trang thiết bị để dạy học giáo án điện tử, trường đã trang bị thêm 6 “Bảng thông minh” (Activboard), hỗ trợ cho việc soạn giảng giáo án điện tử và dạy học hiệu quả cao, vận dụng phương pháp dạy học hiện đại theo quan điểm “Dạy học lấy học trò làm trung tâm”. Đó là điều thuận lợi về cơ sở vật chất để giáo viên bộ môn GDCD có thể thực hiện tốt vai trò định hướng phát triển nhân cách cho học sinh.

Trong nhiều năm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD ở trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1, TP.HCM đến nay, đội ngũ giáo viên GDCD ngoài việc nghiên cứu cá nhân, còn thông qua hoạt động tổ nhóm chuyên môn,

thông qua thực hiện một số chuyên đề về vận dụng phương pháp cũng đã tạo nên những bước tiến đáng kể trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phối kết hợp các phương pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Chất lượng dạy và học môn GDCD được nâng cao, học sinh học tập tích cực, năng động, thầy cô giáo giảng dạy môn GDCD đã phát huy vai trò chủ đạo của mình. Bước đầu đã tạo nên thái độ học tập đúng đắn hơn đối với môn GDCD của các em học sinh. Điều này đã được minh chứng bởi những tiết học đầy hứng thú của người học, đầy nghệ thuật dẫn đạo của người dạy, đầy không khí sôi nổi mà không ồn ào của lớp học. Kết quả ấy đã hình thành nên những nhận thức đúng đắn, cảm xúc tích cực, những hành vi đạo đức của học sinh; đã góp phần thay đổi nhận thức và hành vi đạo đức của học sinh toàn trường, tạo biểu hiện ngày càng tốt đẹp hơn nhiều trong học tập môn GDCD so với những năm đầu. Biểu hiện đó chứng tỏ vai trò định hướng phát triển nhân cách của học sinh đã được thực hiện tốt. Song những tiết dạy ấy chưa trở thành hoạt động thường xuyên nên chưa trở thành chất lượng giảng dạy môn GDCD thực sự ở trường Lương Thế Vinh.

Trong thực tế, chất lượng giảng dạy môn GDCD ở trường THPT Lương Thế Vinh còn bộc lộ những hạn chế do nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, đã chứng tỏ việc đổi mới phương pháp dạy học chưa đạt đến hiệu quả như mong muốn.

Nguyên nhân khách quan là do những năm trước đây, việc truyền thụ tri thức về đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc tập huấn cho một số giáo viên được cử đi trong một số ngày và sau đó tập huấn lại cho đồng nghiệp các trường ở quận, huyện của mình theo phương thức gọi là “nối vòng tay lớn”. Vì vậy đã xảy ra tình trạng “tam sao thất bản”, có sự không đồng bộ, không thống nhất, chưa sâu sắc khi nhận thức về các phương pháp dạy học hiện đại và cũng chưa lường trước được những hạn chế của từng phương pháp khi vận dụng vào thực tiễn. Chẳng hạn:

Khó khăn khi vận dụng phương pháp thảo luận nhóm : Khi lớp đông học sinh sẽ rất khó chia nhóm; có những lớp khá nhỏ nên không gian trở nên chật chội cho việc tổ chức; bàn ghế được bố trí theo kiểu truyền thống nên không phù hợp cho việc di chuyển theo yêu cầu của phương pháp; trang thiết bị, đồ dùng dạy học chưa chuẩn bị phù hợp cho phương pháp; một số học sinh còn nhút nhát hoặc vì

một lý do nào đó không tham gia vào hoạt động chung của nhóm; ý kiến các nhóm đôi khi quá phân tán hoặc mâu thuẫn gay gắt làm mất thời gian, ồn ào ảnh hưởng đến lớp khác.

Khó khăn khi vận dụng phương pháp đóng vai, phương pháp trò chơi : Có thể mất nhiều thời gian; một số học sinh nhút nhát có thể từ chối không tham gia; việc lặp đi lặp lại một tình huống đóng vai giữa các nhóm có thể gây nên sự nhàm chán; trò chơi mang tính chất thư giãn chứ không chứa đựng nội dung, tư tưởng cần thiết cho học tập.

Khó khăn khi vận dụng phương pháp nêu vấn đề : Mất nhiều thời gian; có thể bị lạc đề; dễ gây ồn ào; thiếu các phương tiện để trình bày kết quả như bút lông, giấy khổ lớn, kéo….

Khó khăn khi vận dụng phương pháp dự án: Đề tài dự án có thể không phù hợp chủ đề, không phù hợp với thực tiễn địa phương, không phù hợp với đặc điểm và trình độ của học sinh; mục tiêu dự án không rõ; kế hoạch dự án không cụ thể nên không định hướng được.

Nguyên nhân chủ quan bộc lộ từ nhiều góc độ:

Do hoạt động ở tổ nhóm chuyên môn GDCD còn mang tính hình thức, đối phó nên hoạt động chuyên môn chưa thực sự có chất lượng. Hoạt động chuyên môn của tổ chưa thể hiện được nhiệm vụ đã nêu trong Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học là “tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ”(Điểm b, Khoản 2, Điều 16, Chương II), chưa đi sâu vào nghiên cứu và thể nghiệm các phương pháp để học hỏi lẫn nhau, để đưa lý luận vào thực tiễn. Từ mặc cảm dạy môn phụ, dạy môn không được nhiều quan tâm… cho nên có giáo viên cũng không cần đầu tư cho phương pháp, chỉ dạy qua loa cho hết giờ, cho đúng phân phối chương trình là kể như hoàn thành nhiệm vụ. Cũng chính vì thế mà môn GDCD trở thành môn “3K”.

Do nhận thức một cách máy móc, tách rời, chưa đầy đủ về tính tương đối khi phân loại các phương pháp nên một số giáo viên đã dùng quá nhiều phương pháp trong một bài dạy mà không có phương pháp chủ đạo, vì vậy công năng của các phương pháp chưa được phát huy trọn vẹn, phương pháp này chưa đạt được mục tiêu truyền đạt kiến thức cần thiết thì đã chuyển sang phương pháp khác; sự

phối kết hợp các phương pháp chưa có hoặc có kết hợp nhưng chưa hợp lý, chưa nhuần nhuyễn đã làm cho học sinh mệt mõi vì động não liên tục và khá nhiều so với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Vì vậy học sinh không còn hứng thú tham gia các hoạt động học tập, sự tích cực và năng động là linh hồn của quá trình dạy học đã bị triệt tiêu bởi việc lạm dụng phương pháp.

Do sự lựa chọn phương pháp không phù hợp với nội dung bài học, do sự lựa chọn phương pháp vi phạm nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa tính vừa sức chung và tính vừa sức riêng, nhất là phương pháp nêu vấn đề và phương pháp dạy học bằng dự án nên học sinh không phát huy được tính tích cực của mình. Hoặc sự vận dụng các phương pháp trong hoạt động dạy và hoạt động học chưa được thiết kế hợp lý nên không có tác dụng. Đặc biệt là với phương pháp thảo luận nhóm, lúc học sinh thảo luận cũng là lúc giáo viên cho phép mình thư giãn, mối quan hệ thầy – trò, trò – trò rất cần thiết trong quá trình dạy học đã không được tạo ra và vai trò chủ đạo của thầy không thấy xuất hiện lúc này.

Do cơ sở vật chất trường lớp vẫn bố trí bàn ghế theo kiểu truyền thống, đồ dùng dạy học hầu như không có, thiết bị hiện đại cũng có hạn, không thể đáp ứng cho tất cả các tiết dạy nên giáo viên cũng không hứng thú với việc vận dụng phương pháp mới. Vì vậy cũng cứ lẩn quẩn với các phương pháp truyền thống. Một số tiết dạy lại quá lạm dụng vào thiết bị hiện đại, nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy đến nỗi hoạt động dạy của thầy gần như biến mất. Máy

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của giáo viên bộ môn giáo dục công dân trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông (Trang 54)