0
Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Phát huy vai trò của giáo viên bộ môn GDCD để nâng cao hiệu quả giáo dục

Một phần của tài liệu PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN BỘ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 79 -85 )

8. Bố cục của đề tài

3.1.2. Phát huy vai trò của giáo viên bộ môn GDCD để nâng cao hiệu quả giáo dục

quả giáo dục đạo đức cho học sinh trên cơ sở đảm bảo mục tiêu giáo dục trong ba môi trường và phối kết hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường

Về cơ sở đảm bảo mục tiêu giáo dục trong ba môi trường.

Từ hội nghị tổng kết phong trào thi đua "dạy tốt, học tốt" của ngành giáo dục phổ thông và sư phạm (tháng 8/1963) Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: "Trường học phải liên hệ chặt chẽ với gia đình, với xã hội". Lời chỉ dẫn đó của Người, được Đảng, Nhà nước ta tiếp thu một cách nghiêm túc và đã trở thành phương châm hành động của ngành giáo dục và đào tạo.

Trong "Định hướng chiến lược, phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa" đã được thông qua tại Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Khóa VIII, Đảng ta khẳng định rằng: "Giáo dục – đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của nhân dân". Rằng phải "kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi trong từng cộng đồng, từng tập thể". Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã khẳng định: “Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội”

[14, 131].

Quan điểm trên của Đảng cũng được thể chế hóa thành pháp luật ở các điều 93, 94, 97, Chương IV, Luật Giáo dục 2005, qui định trách nhiệm phối hợp chặt chẽ trong giáo dục của nhà trường, gia đình, các cơ quan nhà nước, các tổ chức, đoàn thể…

Đã từ lâu ngành giáo dục có mục tiêu “giáo dục vào ba môi trường” nhà trường – gia đình – xã hội. Mục tiêu đó có ý nghĩa nếu như chủ thể giáo dục biết sử dụng tất cả tính tích cực của nó. Với mục tiêu này, nhà trường phải biết phát huy tất cả những tiềm năng vốn có của mình trong việc “dạy chữ, dạy nghề, dạy người”. Là lực lượng giáo dục trong nhà trường nên giáo viên bộ môn GDCD cần nhận thức đầy đủ vị trí, chức năng giáo dục của mỗi môi trường cùng với những đặc điểm của nó trong tình hình hiện nay để định hướng cho việc phát huy vai trò của mình trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT.

Giáo dục nhà trường là hoạt động có mục đích, mang tính chiến lược, với một định hướng giá trị đạo đức tiến bộ, tôn trọng nhân phẩm, phát triển tài năng, rèn luyện ý chí, trau dồi đạo đức... trong giáo dục nhà trường học sinh được trang bị một khối lượng lớn tri thức khoa học, được tiếp thu các giá trị văn hóa, tinh thần, đạo đức, thẩm mỹ... của nhân loại đã được tích lũy trong lịch sử. Thông qua học tập và thực hành theo các lĩnh vực chuyên môn mà kỹ năng lao động được hình thành, trí tuệ được phát triển và cái quan trọng hơn là tình cảm đạo đức (tình yêu đối với lao động, với cuộc sống) được nhân lên, họ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa khi con người biết gắn mình với công việc.

Cùng với nhà trường và giáo dục nhà trường, gia đình và giáo dục gia đình có vai trò hết sức lớn lao trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đảng ta xác định: "Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu, nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách giáo dục đạo đức".

Trong điều kiện đất nước chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường hiện nay, bên cạnh những yếu tố tích cực, cũng đan xen những mặt tiêu cực, sự phân hóa giàu – nghèo đang diễn ra một cách gay gắt, vì vậy không ít một số học sinh đời sống gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong lĩnh vực đạo đức, lối sống, sự du nhập của các loại văn hóa phẩm đồi trụy, lối sống buông thả, thiếu lành mạnh, thị hiếu chạy theo đồng tiền... đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống đạo đức, lối sống của một bộ phận học sinh. Hơn lúc nào hết, vai trò giáo dục của gia đình đối với con cái ở mọi lứa tuổi nhất là độ tuổi học sinh cần phải được nâng cao.

Một vấn đề cần lưu ý và cũng là một trong những khó khăn của công tác giáo dục đạo đức ở gia đình hiện nay là sự "mâu thuẫn", sự "xung đột" giữa các thế hệ trong một số giá trị: tư tưởng, chính trị, đạo đức, nhân văn mà đặc biệt là giá trị đạo đức. Thang giá trị đạo đức xã hội đang có sự chuyển dịch, tác động trực tiếp đến đời sống đạo đức của học sinh, khiến cho lối sống trước đây có nhiều điều tỏ ra không phù hợp, thế nhưng nhiều bậc phụ huynh (ông bà, cha mẹ) vẫn muốn định hướng cho con em mình sống theo khuôn thước mẫu mực của các thế hệ cha anh, muốn con cái bây giờ cũng sống như mình ngày trước, phải phục tùng tuyệt đối. Sự thật đó đang đặt ra, cần có câu trả lời thỏa đáng. Mọi sự buông lỏng, nuông chiều, phó thác cho nhà trường, xã hội hoặc thái độ quá khắt khe của gia đình đối với con cái, đều phản tác dụng giáo dục, nhất là đối với học sinh, độ tuổi biết tự trọng, lại thích cái mới và nhạy cảm với cái mới, ưa thể nghiệm mình...

Trãi qua những giai đoạn lịch sử khác nhau, gia đình Việt Nam có những thay đổi, biến động nhất định. Song nuôi dạy cho con "thành người" vẫn là ước mong và niềm vui của người làm bố, làm mẹ. Nếu như trong xã hội truyền thống, gia đình có vai trò gần như tuyệt đối trong việc giáo dục, nhất là giáo dục đạo đức cho con cái, thì trong giai đoạn hiện nay, nhiều gia đình có xu hướng muốn "gửi gắm" toàn bộ việc học hành, giáo dục đạo đức cho nhà trường. Cả hai "thái cực" này đều là phiến diện.

Các đặc điểm này định hướng hoạt động cho vai trò của giáo viên bộ môn GDCD là phải chú ý hoàn cảnh cụ thể của học sinh, tạo điều kiện cho các em học tập và tham gia các hoạt động giáo dục đạo đức do nhà trường tổ chức thực hiện; kêu gọi, khơi dậy tinh thần trách nhiệm của gia đình, tranh thủ sự thống nhất quan điểm về giáo dục; tuyên truyền, thuyết phục tạo được sự thắng lợi cho những quan điểm giáo dục tiến bộ; tạo sự kết hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa gia đình với nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục đạo đức.

Nói đến vai trò của xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh, trước hết, là nói tới việc định hướng các giá trị, nhất là các giá trị đạo đức của xã hội đối với học sinh, ngăn chặn những khuynh hướng tự phát, ảnh hưởng xấu đến đời sống đạo đức của họ. Vai trò của nhà nước trong việc định hướng các giá trị xã hội thể hiện ở chỗ nhà nước đưa ra những định hướng khá toàn diện về các giá trị cần thiết cho xã hội bằng các hệ thống thiết chế về các mặt kinh tế, tư tưởng, đạo đức,

pháp luật, hệ thống chính sách, chế độ đãi ngộ... được thể hiện thông qua hệ thống tổ chức nhà nước, qua mạng lưới tuyên truyền, thông tin đại chúng, qua dư luận xã hội, qua công tác giáo dục của các đoàn thể quần chúng, được mọi người thừa nhận và làm theo định hướng đó. Chẳng hạn: lòng yêu nước, trung thành với tổ quốc, với nhân dân, lòng tự hào dân tộc, lòng nhân ái, đức tính vị tha, độ lượng, khoan dung... Hệ thống các giá trị này được đặt trên cơ sở thế giới quan cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chứ không phải là hệ giá trị đạo đức chung chung, phi lịch sử, phi giai cấp. Vai trò giáo dục của xã hội định hướng hoạt động cho vai trò của giáo viên bộ môn GDCD là phối hợp để nâng cao hiệu quả giáo dục hệ thống các giá trị.

Cùng với nhà nước, cộng đồng dân cư cũng có vai trò nhất định trong việc đưa ra định hướng giá trị, thường là phù hợp với định hướng giá trị của nhà nước. Cùng với việc định hướng giá trị, bằng các hình thức hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt tập thể, giao lưu văn hóa, qua phương tiện thông tin đại chúng, qua phong tục tập quán, qua nếp sống, đời sống tâm linh, lễ hội truyền thống, phong trào "đền ơn đáp nghĩa", "uống nước nhớ nguồn" để nuôi dưỡng ý chí, tình cảm cách mạng, giáo dục thái độ, cách ứng xử, hành vi đạo đức cho học sinh, khơi dậy bản chất nhân văn ở họ. Ngoài ra, hệ thống các chính sách xã hội với tính chất nhân đạo và nhân văn cao cả của nó sẽ góp phần điều tiết lợi ích xã hội, thực hiện công bằng xã hội – nền tảng của giáo dục đạo đức, nhất là trong điều kiện của nền kinh tế thị trường. Vai trò giáo dục của cộng đồng dân cư định hướng hoạt động cho vai trò của giáo viên bộ môn GDCD là kết hợp để đưa các tri thức môn GDCD từ lý luận đi vào thực tiễn.

Vai trò quan trọng có ý nghĩa quyết định đến hành vi đạo đức của con người, của học sinh, còn là dư luận xã hội. Xã hội điều chỉnh hành vi đạo đức của các thành viên chủ yếu bằng sức mạnh của dư luận. Đó là thái độ của xã hội đồng tình ủng hộ hay phản đối với hành vi đạo đức cá nhân, qua đó cá nhân phải điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Chính sự "tự điều chỉnh" này đã hàm chứa trong nó chức năng giáo dục đạo đức của xã hội đối với mỗi một cá nhân. Những hiện tượng tiêu cực đang diễn ra trong đời sống một bộ phận học sinh hiện nay như quay cóp trong thi cử, dễ dãi trong tình yêu, cư xử bạo lực, cờ bạc, hút thuốc... đã và đang bị xã hội lên án và cảnh cáo qua các phương

tiện thông tin đại chúng. Điều đó có tác dụng giáo dục rất lớn, góp phần ngăn chặn sự lây lan và từng bước xóa bỏ để đi đến chấm dứt tình trạng vô đạo đức đang diễn ra trong đời sống học sinh. Vai trò giáo dục của dư luận xã hội định hướng hoạt động cho vai trò của giáo viên bộ môn GDCD là biến những quan điểm đúng đắn, tích cực trong giáo dục đạo đức cho học sinh trở thành dư luận xã hội.

Như vậy, với mỗi "tiểu môi trường" đều có vị trí, vai trò khác nhau trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, để tạo ra sự tác động nhiều chiều, để tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm hình thành những giá trị đạo đức cho học sinh. Trong công tác giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng, mỗi lực lượng, mỗi thành tố, giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội đều có vị trí, vai trò, chức năng nhất định của nó. Điều này định hướng hoạt động cho vai trò của giáo viên bộ môn GDCD là không buông lơi, bỏ sót hay xem nhẹ một khâu nào đó để tránh việc phải trả giá cho sự phát triển không đồng bộ, khập khiễng mà các khâu khác sẽ phải gánh chịu và gặp khó khăn khi giải quyết hậu quả của nó, mà ngược lại phải biết phối hợp một cách chặt chẽ, cùng thống nhất một mục đích, một yêu cầu và có phương pháp giáo dục thích hợp sẽ đem lại kết quả giáo dục cao.

Về cơ sở phối kết hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường.

Trong nhà trường, vai trò của giáo viên bộ môn GDCD được định hướng bởi vai trò, chức năng của nhà trường là lực lượng chính, giữ vị trí trung tâm, là lực lượng cơ bản trong giáo dục và giáo dục đạo đức cho học sinh. Để phát huy sức mạnh trong giáo dục của nhà trường, giáo viên bộ môn GDCD cần phải có sự phối kết hợp với các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường để phát huy vai trò của mình trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là trong HĐGDNGLL. Cũng nhờ sự phối kết hợp này mà trong quá trình thực hiện vai trò của mình vẫn đảm bảo được mục tiêu giáo dục trong ba môi trường.

Vai trò của giáo viên bộ môn GDCD chỉ có thể thực hiện tốt khi có sự phối kết hợp với Ban Giám hiệu nhà trường để nắm vững phương hướng nhiệm vụ năm học, những mặt đã làm được và chưa làm được của công tác giáo dục toàn diện cho học sinh trong trường THPT Lương Thế Vinh trong những năm qua. Trong đó những mặt nào là có liên quan đến vai trò của giáo viên bộ môn GDCD để khắc

phục hoặc phát huy. Không cho phép giáo viên bộ môn GDCD là người có vai trò trực tiếp giáo dục đạo đức cho học sinh mà không nhận thức và nắm vững những nội dung và kế hoạch hoạt động giáo dục của nhà trường. Từ nhiệm vụ chung đến nhiệm vụ trọng tâm, từ nhiệm vụ cụ thể đến biện pháp thực hiện, nhất là đối với công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và xây dựng môi trường sư phạm… Từ đó giáo viên bộ môn GDCD mới có những định hướng đúng đắn khi thực hiện vai trò của mình trong giáo dục và giáo dục đạo đức cho học sinh, có những ý kiến đề xuất tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ nhóm chuyên môn GDCD, của mỗi giáo viên bộ môn GDCD; có những ý tưởng mới đề xuất trong hoạt động giáo dục đạo đức toàn trường liên quan đến trách nhiệm, vai trò của giáo viên bộ môn GDCD … Trong việc phối kết hợp với Ban Giám hiệu, vai trò của giáo viên bộ môn GDCD sẽ được định hướng bởi những ý kiến chỉ đạo của Chi bộ Đảng, của Ban Giám hiệu; sẽ được hỗ trợ điều kiện để hoàn thành vai trò của mình… đồng thời giáo viên bộ môn GDCD sẽ có thể tích cực phát huy vai trò của mình để cùng nhà trường nâng cao hiệu quả giáo dục và giáo dục đạo đức cho học sinh, cùng hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục trong nhà trường.

Vai trò của giáo viên bộ môn GDCD chỉ có thể thực hiện tốt khi có sự phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để hỗ trợ trong công tác quản lý giáo dục toàn diện học sinh một lớp, giúp chủ nhiệm có thêm những thông tin cần thiết để có thể dự báo chính xác xu hướng phát triển nhân cách của học sinh; để cung cấp những thông tin giúp đánh giá chính xác, khách quan kết quả rèn luyện của mỗi học sinh; để hỗ trợ về mặt hoạt động tập thể lớp với những nội dung phong phú và phù hợp với nội dung môn học GDCD, nhất là trong HĐGDNGLL… Ngược lại, thông qua giáo viên chủ nhiệm giáo viên bộ môn GDCD có thể tranh thủ được sự tác động nhận thức của học sinh và của phụ huynh về môn học GDCD theo chiều hướng tích cực; tranh thủ được sự hỗ trợ thuận chiều khi thực hiện vai trò của mình; có thể phối hợp hiệu quả trong HĐGDNGLL; có thể phối hợp trong giáo dục học sinh chưa ngoan; có thể tiếp cận với phụ huynh học sinh để thống nhất quan điểm giáo dục…

Vai trò của giáo viên bộ môn GDCD chỉ có thể thực hiện tốt khi có sự phối kết hợp với Đoàn Thanh niên để hỗ trợ công tác giáo dục nâng cao nhận thức chính trị cho các thành viên; hình thành tình cảm, niềm tin, lý tưởng, nghĩa vụ,

trách nhiệm, bản lĩnh và năng lực hoạt động chính trị của học sinh; giáo dục tính tiên phong gương mẫu, tích cực trong hoạt động chính trị, phấn đấu rèn luyện bản thân... Ngược lại giáo viên bộ môn GDCD sẽ dựa vào những thành viên, học sinh

Một phần của tài liệu PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN BỘ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 79 -85 )

×