8. Bố cục của đề tài
2.2.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng
Qua khảo sát thấy các yếu tố ảnh hưởng đến rèn luyện đạo đức học sinh ở mức độ quan trọng và rất quan trọng như: Sự động viên khích lệ của bạn bè; Khen thưởng, kỷ luật kịp thời; Nội dung và phương pháp giáo dục phù hợp; Sự quan tâm thường xuyên của các thầy cô giáo; Không bị định kiến của xã hội; Được gia đình thông hiểu, tạo điều kiện; Được tự do trong mọi hoạt động.
Trả lời câu hỏi "khi có những ước mơ, nguyện vọng gì đó đối với trường, lớp, bạn thường giải quyết như thế nào ?"
Học sinh khối 10 (%) Học sinh khối 11 (%) Học sinh khối 12 (%) - Đề đạt với trường 16,4 10,0 7,2
- Đề đạt với lớp - Đề đạt vối Đoàn TN - Tâm sự với bạn bè - Chịu đứng một mình cho qua 36,3 3,8 56,8 18,3 46,1 5,0 58,5 10,1 20,0 3,1 67,4 13,5
Qua số liệu trên, cho ta thấy rõ đặc điểm lứa tuổi ở họ rất cần đến tình bạn, qua đó, thấy bạn bè gần gũi với họ hơn cả và ở họ có thể có các nhóm bạn bè sau: bạn bè theo quan hệ đồng hương, bạn bè cùng sở thích, bạn bè cùng lứa tuổi, bạn bè trong học tập... nhu cầu bạn bè khiến họ luôn luôn sống trong cộng đồng, tạo ra sự giao lưu chân thực, góp phần hình thành nhân cách trong mỗi con người, đó chính là mối quan hệ xã hội trong phạm vi hẹp và cũng rất sâu sắc trong đời sống tình cảm. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp quan hệ bạn bè nặng nề về tình cảm, nhẹ về lý trí dẫn đến bao che, đua đòi giúp nhau làm việc xấu. Do đó, xây dựng một tập thể tiến bộ sẽ là cơ sở thuận lợi cho việc rèn luyện đạo đức cho mỗi học sinh.
Sự khen thưởng biểu hiện sự tán thành, coi trọng, khích lệ những cố gắng của học sinh làm cho bản thân học sinh đó cố gắng phấn đấu vươn cao hơn nữa và động viên khuyến khích các học sinh khác noi theo. Kỷ luật là phê phán những khiếm khuyết của học sinh, là tác động có tính chất cưỡng bách đến danh dự, lòng tự trọng của cá nhân học sinh để răn đe những hành vi thiếu đạo đức và ngăn ngừa sự tái phạm của học sinh đó và những học sinh khác. Khen thưởng chính là sự tuân thủ nguyên tắc lấy việc phát huy ưu điểm là chính, sự khen thưởng sẽ khơi gợi năng lực tự điều chỉnh bản thân và định hướng cho việc muốn tự khẳng định mình trước tập thể, kỷ luật kịp thời là để ngăn chận sự vận động trong tư duy cũng như hành động lệch chuẩn của học sinh, điều này cũng tác động đến năng lực tự điều chỉnh bản thân cũng như trong sự tự khẳng định mình trước tập thể, xã hội.
Nội dung và phương pháp giáo dục phù hợp mục tiêu giáo dục, phù hợp với mô hình con người mới xã hội chủ nghĩa, mô hình về con người để xây dựng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi
đáp ứng đúng nhu cầu hoạt động và học tập, sẽ tạo nên sự hứng thú trong học tập và rèn luyện.
Ngoài ra, sự quan tâm của thầy cô giáo làm cho học sinh cảm thấy mối quan hệ thân thiện, gần gủi và sẵn sàng chia sẻ những vấn đề vướng mắc trong học tập, trong cuộc sống. Sự quan tâm của thầy cô sẽ làm các em cảm thấy được tin tưởng và trở thành yếu tố tích cực thúc đẩy các em rèn luyện đạo đức tích cực và tự giác hơn; Sự định kiến xã hội sẽ làm cho các em cảm thấy bị xem thường, không được tôn trọng, từ đó “khẩu phục tâm nhưng không phục”, sẽ không quan tâm lời người lớn khuyên bảo dẫn đến việc làm tự ý, tự phát, xuất hiện những hành vi bột phát, nông nỗi, vụng dại; Được gia đình thông hiểu, tạo điều kiện khi các em gặp những vướng mắc, khó khăn trong quá trình học tập, lao động, quan hệ xã hội, trong nội tâm sẽ là sự khích lệ lớn lao để các em dễ dàng khắc phục, vượt qua. Cũng qua đó các em cảm thấy được gia đình tin tưởng, tôn trọng để rồi tích cực phấn đấu, nâng cao trách nhiệm đối với gia đình và bản thân; Được tự do trong hoạt động của lứa tuổi học sinh THPT với thể chất và nhận thức đang giai đoạn phát triển mạnh mẽ sẽ làm cho các cảm thấy mình được tôn trọng, không bị áp đặt mà sẵn sàng tự giác tự nguyện thực hiện các yêu cầu đề ra.
2.2.3. Việc thực hiện vai trò của giáo viên bộ môn GDCD trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Lương Thế Vinh