Chất lượng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của giáo viên bộ môn giáo dục công dân trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông (Trang 33 - 35)

8. Bố cục của đề tài

1.3.3.1.Chất lượng đội ngũ giáo viên

Giáo viên là nhân tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của giáo dục. Khẳng định điều đó, Điều 15 Luật Giáo dục đã chỉ rõ: Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục, giáo viên đóng vai trò chủ đạo trong quá trình sư phạm, trong các hoạt động đa dạng của học sinh. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho nguời học.

Để xứng đáng vị trí và vai trò của mình trong công tác giáo dục ở nhà trường, người giáo viên phải có đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng những yêu cầu đã qui định, không chỉ có nhiệm vụ truyền đạt kiến thức, kỹ năng lao động thực hành… mà còn phải là một tấm gương, một mẫu mực về đạo đức, về giáo dục đạo đức cho người học. Vai trò của người giáo viên trong các trường học, đặc biệt là ở các trường THPT phải vừa là người hướng dẫn, vừa là người cố vấn quá trình học tập, rèn luyện cho học sinh, đồng thời vừa là người trọng tài trong việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Giáo viên bộ môn GDCD là giáo viên được phân công giảng dạy môn GDCD, một môn học trực tiếp giáo dục đạo đức, chính trị và lý tưởng cho học sinh. Do vậy giáo viên bộ môn GDCD có vai trò tích cực trong tác động đến việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, xây dựng nếp sống văn hóa, ý thức tôn trọng pháp luật của học sinh. Thông qua việc truyền thụ kiến thức môn GDCD một cách chuẩn xác, người thầy giảng dạy môn GDCD là người tốt nhất để xây dựng cho học sinh những tình cảm tốt đẹp, những nhận thức chính trị, tư tưởng đúng đắn. Sự giáo dục trang bị nhận thức cho thanh niên học sinh không đầy đủ sai lệch, giáo dục theo kiểu chủ quan, duy ý chí, phiến diện, giáo điều chỉ bắt học sinh công nhận một chiều, thiếu tư duy biện chứng để phù hợp với sự phát triển của thời đại, xã hội có sự biến động; tri thức không kịp thời đổi mới, học sinh không được phân tích định hướng kịp thời. Nhận thức không đầy đủ đúng đắn lại bị thực tiễn diễn ra đầy mâu thuẫn, đảo lộn chân lý trong cuộc sống xã hội và ngay trong cuộc sống nhà trường khiến cho một số học sinh suy nghĩ nông cạn, ưa hưởng thụ mà ngại học hành, làm việc, lấy đó mà làm cái cớ ngụy biện cho sự lười học và những hành vi lệch chuẩn của mình.

Qua đó, chúng ta thấy hình ảnh của người giáo viên mà đặc biệt là giáo viên bộ môn GDCD đối với việc rèn luyện đạo đức của học sinh rất quan trọng. Muốn hình thành được ở họ lòng tin vào chủ nghĩa xã hội, vào đường lối đổi mới, vào lý tưởng ngày mai… thì trước hết họ phải có tình cảm, phải được thuyết phục

bởi chính người thầy dạy họ những điều đó. Tuổi trẻ có lẽ dễ bị thuyết phục khi tính khoa học, tính chân thực được kết hợp chặt chẽ với tính thẩm mỹ và tính lãng mạn cách mạng, tức là từ cái đẹp của hiện thực trước mắt, cái đẹp trong khó khăn để nuôi những ước mơ về cái đẹp trong tương lai.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của giáo viên bộ môn giáo dục công dân trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông (Trang 33 - 35)