0
Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Giáo viên bộ môn GDCD phối kết hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà

Một phần của tài liệu PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN BỘ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 97 -103 )

8. Bố cục của đề tài

3.2.3. Giáo viên bộ môn GDCD phối kết hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà

trong nhà trường để phát huy vai trò nâng cao hiểu biết, kỹ năng, thái độ cho học sinh trong giáo dục đạo đức thông qua các HĐGDNGLL

Giáo viên bộ môn GDCD phối kết hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường để thực hiện vai trò của mình là một trong những giải pháp hết sức cơ bản để không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức hiện nay trong các trường THPT. Thực chất của giải pháp này là nhằm tạo ra một sức mạnh tổng hợp với sự tác động nhiều chiều, đa dạng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là giáo dục tính thống nhất, toàn vẹn các phẩm chất đạo đức phù hợp với sự phát triển toàn diện của một nhân cách, kết hợp hài hòa giữa sự phong phú về tâm hồn, trong sáng về đạo đức, lối sống với sự hoàn thiện về trí lực và thể lực. Với ý nghĩa đó, giải pháp này không chỉ đảm bảo vai trò của giáo viên bộ môn GDCD là hình thành cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp mang tính cá biệt, riêng lẻ nào đó, mà còn đảm bảo vai trò hình thành cho họ có được những phẩm chất tốt đẹp của một nhân cách phát triển toàn diện cả đức lẫn tài để đáp ứng yêu cầu trước mắt và thích ứng với cả tương lai.

Để có thể thực hiện tốt vai trò này, giáo viên bộ môn GDCD trước hết cần phải nắm được phương hướng nhiệm vụ năm học, những thành tựu và những tồn tại cần khắc phục… Trong các cuộc họp, Tổ nhóm chuyên môn GDCD cùng tham

gia xây dựng kế hoạch năm học của nhà trường, qua đó sẽ lên kế hoạch hoạt động của tổ mình, nhất là kế hoạch HĐGDNGLL. Trên cơ sở được Ban Giám hiệu thông qua, kế hoạch hoạt động sẽ trở thành cơ sở pháp lý, trở thành điều kiện thuận lợi để giáo viên bộ môn GDCD thực hiện sự phối kết hợp với các lực lượng giáo dục khác trong trường Lương Thế Vinh để cùng nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh

Một thực tế trong HĐGDNGLL ở trường THPT Lương Thế Vinh, khi tổ chức thực hiện hầu như chỉ chú ý và đầu tư cho tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần theo qui mô toàn trường (có khi không đủ 4 tiết/tháng), các tiết còn lại thì hầu như giao khoán cho giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm cũng không dùng các tiết còn lại thực sự cho hoạt động này mà chủ yếu là củng cố nề nếp kỷ luật, học tập của lớp. Từ đó, nội dung chủ điểm mỗi tháng của HĐGDNGLL sẽ thực hiện không đầy đủ, không thống nhất, không đồng bộ, không tạo được sự liên thông, không mở rộng và đào sâu các nội dung cần thực hiện. Bởi lẽ, suốt ba năm học ở cấp THPT thì hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng chỉ tập trung vào sáu nội dung, sẽ làm cho học sinh nhàm chán với tâm lý “Biết rồi! khổ lắm! nói mãi!”, từ đó các em sẽ không hứng thú tham gia hoạt động. Do đó, để thực hiện tốt vai trò của mình trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong HĐGDNGLL, đội ngũ giáo viên bộ môn GDCD có trách nhiệm phải nhận nhiệm vụ của Ban Giám hiệu để dựa trên nội dung HĐGDNGLL và nội dung chương trình GDCD của 3 cấp lớp để soạn thảo nội dung cụ thể thực hiện trong thực tiễn đảm nhằm đảm bảo các mục tiêu sau đây:

- Thống nhất nội dung HĐGDNGLL từ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần của Ban Giám hiệu để định hướng, chuẩn bị cho các hoạt động ở lớp, cho đến nội dung HĐGDNGLL ở trên lớp.

- Phải có nội dung tuy thống nhất chủ đề nhưng phải cụ thể, phù hợp từng khối lớp. Đảm bảo các nội dung cụ thể không bị trùng lặp và nâng cao dần nhận thức của cùng một nội dung.

Chẳng hạn với chủ đề tháng 9: “Thanh niên học tập rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” thì:

- Với khối lớp 10, chương trình GDCD không có nội dung cụ thể về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên giáo viên bộ môn GDCD sẽ dựa vào nội dung Bài 11, GDCD 9: “Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” mà các em đã học năm trước kết hợp với nội dung chủ đề của tháng và nội dung một số điều luật trong Luật giáo dục qui định trách nhiệm của ngành giáo dục, của học sinh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để soạn ra nội dung cụ thể cho HĐGDNGLL của khối lớp 10. Trên cơ sở đó nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và trách nhiệm của học sinh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khẳng định sự cần thiết và rất quan trọng của việc học tập, từ đó hướng dẫn các em có phương pháp học tập tích cực, hiệu quả (cũng chính là giáo dục cho học sinh ý thức rèn luyện kỹ năng tự học).

- Với khối lớp 11, chương trình GDCD có bài 6: “Công nghiệp hoá,, hiện đại hoá đất nước” nhưng sẽ học trong tháng 10 trong khi chủ đề HĐGDNGLL là của tháng 9. Vì vậy giáo viên bộ môn GDCD sẽ chọn lựa một số nội dung quan trọng, chủ yếu của bài 6 để kết hợp với nội dung chủ điểm soạn nội dung cụ thể cho HĐGDNGLL của khối lớp 11. Từ đó nâng cao nhận thức sâu sắc hơn, xác định trách nhiệm của HS rõ ràng hơn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này cũng sẽ tạo thuận lợi khi dạy và học bài 6 ở tiết chính khoá trong tháng 10. Trên cơ sở những nội dung học sinh đã nắm được trong HĐGDNGLL, giáo viên bộ môn GDCD sẽ nâng cao nhận thức của học sinh với những nội dung sâu hơn: Tính tất yếu và những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.

- Với khối lớp 12, chương trình GDCD Bài 4, mục 3: “Bình đẳng trong kinh doanh”, Bài 9: “Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước” có những nội dung liên quan đến việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giáo viên bộ môn GDCD sẽ kết hợp những nội dung ấy với nội dung chủ đề và những nội dung mà học sinh đã được lĩnh hội qua HĐGDNGLL của hai năm qua để soạn ra nội dung cụ thể cho HĐGDNGLL của khối lớp 12. Nội dung này sẽ sâu sắc hơn, cụ thể và thiết thực hơn với một số những qui định của pháp luật tác động tích cực đến quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ đó đề ra yêu cầu cho học sinh khối lớp 12 là: Xác định vai trò của học sinh

trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước một cách tương đối hoàn chỉnh, trên cơ sở đó học sinh có kế hoạch học tập và rèn luyện của năm học cuối ở trường phổ thông, tạo tâm lý chủ động, tự tin, vững vàng và phấn khởi trong kỳ thi Tú tài, kỳ thi Đại học.

Từ đó cho thấy vai trò của giáo viên bộ môn GDCD trong việc soạn ra một nội dung HĐGDNGLL thống nhất, phù hợp mà không trùng lặp ở từng khối lớp là rất quan trọng. Nội dung này thể hiện tính logic, khoa học và mang tính hấp dẫn bởi sự kết nối, đan xen các nội dung giữa hoạt động dạy học chính khoá của môn GDCD với nội dung của HĐGDNGLL, giữa nội dung với các hình thức và phương pháp phong phú, đa dạng sẽ nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh của trường THPT Lương Thế Vinh.

HĐGDNGLL với qui mô toàn trường thì có: sinh hoạt dưới cờ mỗi tuần; thực hiện các cuộc vận động của ngành, các phong trào thi đua với các chủ đề cụ thể trong toàn trường; các hoạt động chung theo chủ đề của các ngày lễ, ngày truyền thống; các hoạt động lao động, hoạt động xã hội, hoạt động văn hoá nghệ thuật, hoạt động vui chơi tham quan du lịch… Để hiệu quả của các hoạt động này được nâng cao đòi hỏi giáo viên bộ môn GDCD cũng cần kết nối nội dung của hoạt động với những nội dung có liên quan đến nội dung chương trình GDCD thành các nội dung cần giáo dục trước khi phát động, trong lúc phát động và sau khi phát động phong trào.

Chẳng hạn để phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cần thiết phải thực hiện qua các bước:

- Bước chuẩn bị với các nội dung ý nghĩa và yêu cầu được xác định rõ ràng và thông tin đến học sinh đầy đủ như: Nội dung “Tăng cường xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn” để thực hiện thái độ thân thiện với môi trường, cải thiện môi trường trong tình hình ô nhiễm môi trường hiện nay và những yêu cầu cần thực hiện; “Tự tin trong học tập” để có thể học tập tích cực, có hiệu quả và yêu cầu phải biết tự học; “Rèn luyện kỹ năng sống” để tạo mối quan hệ thân thiện đối với thầy cô, bạn bè với những yêu cầu về ứng xử khéo léo tế nhị trong giao tiếp; “Tổ chức hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh” để tạo không khí vui tươi, gắn bó với bạn bè, là dịp để thực hành tính tích cực tham gia hoạt động tập thể,

hoạt động xã hội, thực hành thân ái với mọi người; “Tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương” để nhận thức được giá trị truyền thống của địa phương, của dân tộc và có những việc làm cụ thể để kế thừa và phát huy.

- Bước phát động phong trào là buổi các lớp các khối lớp sẽ nêu lên nhận thức, quyết tâm và kế hoạch thực hiện của lớp mình với một số chỉ tiêu, hành động cụ thể. Nhờ chuẩn bị tốt mà bước này sẽ tạo nên không khí thi đua sôi nổi giữa các khối lớp, các lớp và hứa hẹn bước hành động sẽ đạt chất lượng cao với những nhận thức định hướng đúng đắn và sâu sắc.

- Bước hành động là các lớp thực hiện kế hoạch thi đua của lớp mình trên tinh thần tự quản, dân chủ. Giáo viên chủ nhiệm sẽ theo dõi, động viên, hỗ trợ. Đoàn thanh niên theo dõi và ghi nhận tiến độ thực hiện của các lớp, của toàn trường và tham gia tác động tích cực khi cần thiết. Trên lớp giáo viên bộ môn GDCD có thể lồng ghép các nội dung này trong một số bài học phù hợp. Nhờ vậy mà các nội dung cần giáo dục sẽ thường xuyên được tái hiện, tác động đến nhận thức của học sinh tạo sự bền vững để chuyển hoá thành tình cảm, niềm tin vào hành động của mình, của lớp và của trường.

Hoạt động ngoại khóa môn GDCD có thể phối hợp với các môn khác để thực hiện sẽ làm phong phú nội dung (không gây nhàm chán), nhận thức của HS sâu sắc hơn nhờ kết hợp các kiến thức liên môn, mối quan hệ giữa kiến thức sẽ làm rõ hơn chủ đề và có tình thuyết phục hơn. Chẳng hạn phối hợp với môn Sử cho chủ đề “Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “Lý tưởng cách mạng” hoặc với môn Sinh cho chủ đề về “Bảo vệ môi trường”. Một biện pháp khác là liên hệ với địa phương để giúp học sinh tìm hiểu truyền thống văn hóa, cách mạng… của cộng đồng dân cư. Ngoài ra còn có thể phối kết hợp với Đoàn thể tổ chức sinh hoạt các chuyên đề đức dục như: Tiên học lễ, hậu học văn, Hiếu thảo với cha mẹ – Lễ nghĩa với Thầy Cô – Thân ái với bè bạn, Văn hóa ứng xử của học sinh trong gia đình – ở trường học – ngoài xã hội và các chuyên đề trí dục như: Tự học qua cách học ở Thầy – ở Bạn – ở Sách để vươn cao trong học tập, Ý chí nghị lực quyết tâm vươn lên học giỏi, Tích cực phát huy tinh thần tự học để trở thành học sinh giỏi…

Để có thể thực hiện tốt vai trò của mình, giáo viên bộ môn GDCD cần phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để có sự hỗ trợ qua lại trong hoạt động giáo dục học sinh một lớp. Với mỗi lớp, mỗi học sinh đều có những đặc điểm riêng mà nếu nắm vững được sẽ giúp giáo viên bộ môn GDCD thực hiện vai trò định hướng nhân cách của học sinh sẽ tốt hơn thông qua việc chọn lựa phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục học sinh. Qua đó, giáo viên bộ môn GDCD lại tiếp tục thống nhất quan điểm, biện pháp giáo dục với giáo viên chủ nhiệm đối với lớp để “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, tránh việc “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Ngoài ra giáo viên bộ môn GDCD có thể tham gia trực tiếp một số hoạt động của lớp.

Để có thể thực hiện tốt vai trò của mình, giáo viên bộ môn GDCD cần phối kết hợp với Đoàn Thanh niên trong các hoạt động, cùng cách đa dạng hóa các hình thức hoạt động để phát huy vai trò giáo dục và giáo dục đạo đức cho học sinh. Chẳng hạn khi tổ chức cuộc thi “Giai điệu tháng Tám” ở trường THPT Lương Thế Vinh, sự phối kết hợp để đưa các nội dung của môn GDCD kết hợp với hoạt động này làm cho học sinh có cơ hội tiếp xúc với những ca khúc hừng hực khí thế đấu tranh của cha ông, cùng với sự bao la của lòng yêu nước, yêu dân tộc đã trở thành những ca khúc bất hủ của một thời đấu tranh vì độc lập tự do, mở ra một kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. Học sinh sẽ được giáo dục cái đẹp cách mạng khi tham gia.

Để có thể thực hiện tốt vai trò của mình, giáo viên bộ môn GDCD còn cần phối hợp với giáo viên các bộ môn khác để đưa kiến thức các môn học vào HĐGDNGLL nhằm mục đích ôn tập, củng cố hoặc vận dụng kiến thức liên môn để nâng cao chất lượng giáo dục và giáo dục đạo đức cho học sinh.

Qua sự phối kết hợp của giáo viên bộ môn GDCD với các lực lượng giáo dục trong nhà trường sẽ làm cho tri thức môn GDCD sẽ thường xuyên được tái hiện, củng cố, kỹ năng, thái độ được nâng cao trong quá trình hoạt động thực tiễn của học sinh. Từ đó “lượng” của nhận thức, kỹ năng, thái độ sẽ được tích lũy đến “điểm nút” tạo “bước nhảy” cho một “chất mới” cao hơn, sẽ chuyển hóa thành tình cảm, niềm tin và hành động.

Một phần của tài liệu PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN BỘ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 97 -103 )

×