8. Bố cục của đề tài
2.2.2.1. thức đạo đức và thực hiện nội qui của học sinh
Thế hệ học sinh THPT nói chung và học sinh trường THPT Lương Thế Vinh nói riêng hiện nay được sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có hòa bình. Khác thế hệ học sinh trước, thế hệ học sinh ngày nay ít bị khổ cực về mặt vật chất, ít hiểu biết quá khứ và càng dễ dàng lãng quên hoặc phủ nhận những truyền thống tốt đẹp của chính cha mẹ mình. Trước sự tác động của kinh tế thị trường và những biến động phức tạp khác, đạo đức học sinh vừa qua có diễn biến phức tạp, nhất là ở lứa tuổi cuối cấp THCS và THPT. Qua nhiều năm theo dõi, ghi nhận số liệu, thông tin để đánh giá thực trạng đạo đức của học sinh THPT Lương Thế Vinh tác giả xin rút ra một số nhận định sau đây về thực trạng đạo đức của học sinh hiện nay với nhiều điểm tốt, tích cực, song song với một số hạn chế nhất định.
Về bản chất các em vẫn giữ được tinh thần yêu nước, hăng hái tham gia các hoạt động chính trị, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, và những hoạt động xã hội phù hợp. Phần lớn các em đều có ý thức rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong học tập và rèn luyện trở thành công dân có ích cho gia đình và cho xã hội được biểu hiện qua việc kính trọng và vâng lời thầy cô giáo, ông bà, cha mẹ,
người lớn tuổi; chăm sóc giúp đỡ các em nhỏ. Các em đều có ý thức chấp hành nội qui nhà trường và được chuyển biến từ nhận thức thành hành động, thông qua phong trào thi đua của các tập thể và cá nhân do Nhà trường và Đoàn trường phát động. Đại đa số học sinh đều có ý thức tốt về quan hệ bạn bè (thực hiện tốt việc xây dựng nhà trường thân thiện), có tinh thần giúp đỡ bạn, có lòng nhân ái (như đóng góp cứu trợ đạt mức cao), xây dựng được quan hệ tình bạn trong sáng lành mạnh. Một số lớp có tinh thần tự quản có ý thức xây dựng tập thể lớp, chi đoàn, đấu tranh phê phán các hiện tượng sai trái, góp phần đưa tập thể trở thành lớp tiên tiến.
Bên cạnh đó thì có một bộ phận học sinh giỏi về văn hóa được tập trung ở các lớp chọn, bộ phận này thật sự cố gắng học tập, say mê rèn luyện. Tuy nhiên, số đông học sinh và ngay cả số học sinh giỏi cũng đã có những dấu hiệu lãng quên truyền thống, xem nhẹ tư tưởng chính trị, thời sự, do đó kém hiểu biết mặt này. Biểu hiện tư tưởng cầu an, thiếu đấu tranh trước các hiện tượng tiêu cực có chiều hướng phát triển, cả tập thể bao che khuyết điểm cho một vài cá nhân vì muốn "giúp đỡ bạn". Nhiều khi để biểu thị phản ứng trước những chủ trương hoặc cách đối xử thiếu sư phạm của một số giáo viên, số học sinh nam thường biểu thị một thái độ tiêu cực, ít tham gia các công tác chung của tập thể, tinh thần tập thể, ý thức tự quản, còn nặng nề về hình thức, chỉ có 36 - 48% học sinh có ý thức tự quản. Số đông học sinh có ý thức kỷ luật trật tự ở trường, ở lớp và ở gia đình, song chưa thật sự tự giác và tùy thuộc vào điều kiện tổ chức, một bộ phận học sinh (15%) có ý thức xấu đối với việc thực hiện kỷ luật, trật tự... hiện tượng chửi bậy, nói tục, đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, trốn tiết, mất trật tự trong giờ học, vi phạm luật giao thông, và một số vi phạm khác… khá phổ biến. Có học sinh vi phạm vài lần, có học sinh vi phạm hệ thống và tỉ lệ học sinh chậm tiến về đạo đức năm nào cũng có và phải rèn luyện trong hè.
Tóm lại, với đội ngũ giám thị đông đảo và có nghiệp vụ cao luôn kịp thời phát hiện và kịp thời xử lý vi phạm của học sinh đã tạo nên nề nếp kỷ luật và học tập khá tốt. Tuy nhiên tại Phòng Giám thị của trường, hầu như ngày nào cũng có học sinh đứng chờ xử lý kỷ luật về nhiều loại vi phạm. Nguyên nhân do nhà trường đẩy mạnh việc giải quyết cái “ngọn” (kiểm tra, giám sát, ngăn chặn, xử lý) mà chưa chú ý giải quyết cái “gốc” đó là hình thành ý thức tự giác trong thực hiện
kỷ luật, rèn luyện đạo đức. Cùng với những ưu điểm và thiếu sót bộc lộ khá cơ bản ở lứa tuổi thanh niên học sinh THPT, cần phải nhìn nhận và hiểu cho thấu đáo những mong muốn, những tâm tư nguyện vọng của lớp trẻ, họ rất mong muốn một xã hội công bằng, một sự gương mẫu của người lớn, mong muốn được giáo viên đối xử công bằng, họ coi thường những giáo viên thiếu nhân cách, những cán bộ học sinh, cán bộ đoàn thiếu gương mẫu. Trong một số trường hợp bị giáo viên "trù dập", "dồn đến chân tường", học sinh phản ứng lại liều lĩnh, gây ra những hậu quả đáng tiếc.