0
Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

giáo viên bộ môn GDCD tích cực đề xướng và có vai trò tiên phong trong

Một phần của tài liệu PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN BỘ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 103 -117 )

8. Bố cục của đề tài

3.2.4. giáo viên bộ môn GDCD tích cực đề xướng và có vai trò tiên phong trong

phong trong việc tham gia xây dựng nhà trường tiên tiến, là tấm gương sáng để học sinh noi theo trong nhiều lĩnh vực

Trong xu hướng phát triển hiện nay, bộ mặt văn hóa của mỗi cơ quan có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của cơ quan ấy. Nhà trường cũng phải chứng tỏ điều này qua việc phải chứng minh được những tình cảm lớn lao được biểu hiện ngay trong cuộc sống nhà trường, tạo nên môi trường lành mạnh để tác động đến học sinh. Từ đó, tạo nên sự thúc đẩy các em thực hành đạo đức ở gia đình và xã hội. Tình thầy, tình bạn, tình yêu, tình yêu thương quí trọng nhau, tính kỷ luật, văn minh phải thể hiện lối sống có văn hóa của một trí thức tương lai. Lúc ấy không phải chỉ khi học tiết GDCD học sinh mới được hưởng thụ môi trường “trong lành” thuận lợi cho học tập và rèn luyện đạo đức, mà ngay khi bước vào cổng trường các em đã được đón nhận những âm thanh dễ chịu từ lời nói thốt ra, những ánh mắt thân thiện và trong suốt, những hình ảnh gây ấn tượng đẹp qua hoạt động mỗi giờ, mỗi ngày của một tổ chức, một tập thể là nhà trường.

Giáo viên bộ môn GDCD đã tạo được một môi trường trong lành đạo đức ở mỗi lớp có tiết học môn GDCD, thì không thể dừng lại ở đây mà phải phát huy vai trò tiên phong, vai trò rất quan trọng và không kém phần khó khăn là cùng với đội ngũ thầy cô giáo trong trường THPT Lương Thế Vinh phấn đấu làm cho môi trường này có tính thuyết phục mạnh mẽ đối với thực hành chính trị đạo đức của học sinh, thế giới quan Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, lòng nhân ái cách mạng, quan điểm và thái độ lao động, nếp sống văn minh phải được chứng minh trong đời sống nhà trường.

Muốn làm được điều đó, giáo viên bộ môn GDCD kiến nghị và đảm nhận vai trò tiên phong trong tuyên truyền, vận động, đấu tranh để sao cho mọi thành viên trong nhà trường đều đồng tâm nhất trí thực hiện việc biến đổi nhà trường thành tấm gương để học sinh noi theo trong mọi lĩnh vực, nhà trường phải thật sự là tấm gương trong việc giáo dục đạo đức cộng sản. Từ người gác cổng tận tụy làm tròn trách nhiệm kiểm tra, quản lý người ra vào nghiêm túc mà đầy vẻ thân thiện,vui vẻ, nhiệt tình hướng dẫn khách đến trường; từ chị phục vụ nhà ăn gọn gàng, sạch sẽ, niềm nở tận tình phục vụ người ăn, đến chị nhân viên kế toán làm việc nhanh chóng chính xác, không gây phiền hà cho người thanh toán... đều là

tấm gương sáng làm nâng cao hiệu quả giáo dục. Trong đó thầy cô giáo phải là tấm gương sáng nhất từ việc kiến tạo một buổi họp Hội đồng Sư phạm đậm nét văn hóa hội nghị bởi sự tập trung lắng nghe, không làm việc riêng của thính giả; từ việc sau buổi họp, người ra trước xếp ghế lại để mở lối cho người ra sau tạo thành một sự di chuyển của nhiều người nhưng trong vòng trật tự, lịch sự và nhanh chóng; từ hình ảnh một nhà để xe giáo viên thật trật tự, ngay ngắn không do ai sắp xếp mà do người đi trước tự giác để vào trong, người đi sau để kế cận, xếp thành hàng lối không trở ngại cho bất kỳ xe nào và lúc nào cần đưa xe ra khỏi bãi… và còn nhiều nữa từ những điều nhỏ nhặt nhất, những hành vi đơn giản nhất, thông thường nhất vẫn mang đậm nét văn hóa, văn hóa của xã hội xã hội chủ nghĩa.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế - xã hội, do mặt trái của kinh tế thị trường đã làm phát sinh nhiều vấn đề mà chúng ta cần quan tâm đối với thực trạng đạo đức của học sinh, chất lượng giáo dục đạo đức trong các trường THPT. Với những phương hướng và giải pháp đã nêu sẽ xây dựng trường THPT Lương Thế Vinh trở nên một nhà trường có quan tâm và đầu tư đúng mức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm tạo hiệu quả cao nhất có thể có, hình thành trong nhà trường một đội ngũ giáo viên bộ môn GDCD thực sự tâm huyết với nghề, có năng lực và có đạo đức. Vai trò của giáo viên bộ môn GDCD trong giáo dục đạo đức cho học sinh được nhà trường đặt đúng vị trí cần thiết để có thể phát huy hết tác dụng vốn có của nó. Với thực tế ấy, đội ngũ giáo viên bộ môn GDCD sẽ là những chiến sĩ tiên phong trong vai trò là tấm gương để giáo dục đạo đức cho học sinh; trong vai trò định hướng phát triển nhân cách của học sinh chính xác và hiệu quả; trong vai trò nâng cao kiến thức, kỹ năng , thái độ cho học sinh qua hoạt động thực tiễn bởi sự phối hợp với các lực lượng giáo dục của nhà trường tổ chức thực hiện và xây dựng nội dung giáo dục đạo đức trong hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động đoàn thể. Do đó, việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường THPT Lương Thế Vinh sẽ được nâng cao chất lượng, hiệu quả từ chỗ vai trò của giáo viên bộ môn GDCD được phát huy.

Trên cơ sở đó, đội ngũ giáo viên bộ môn GDCD cũng sẽ là đội ngũ tiên phong trong việc thực hiện phương châm giáo dục kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội với vai trò “kết nối”. Trong đó trường Lương Thế Vinh giữ vị trí trung tâm, là lực lượng cơ bản có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện vai trò trang bị cho học sinh những hiểu biết, những tri thức về đạo đức ở tầm lý luận, còn gia đình và xã hội có những hiểu biết nhất định về những yêu cầu của nhà trường trong việc giáo dục và giáo dục đạo đức cho học sinh. Điều này sẽ tạo nên sự kết hợp cao, đồng bộ, nhịp nhàng tạo nên sức mạnh tổng hợp của ba tiểu môi trường giáo dục.

Thực sự, nếu vai trò của giáo viên bộ môn GDCD không được phát huy trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường cũng vẫn được diễn ra và có kết quả nhất định. Song hãy cứ thực hiện một phép so sánh để tìm được đáp số về hiệu quả.

KẾT LUẬN CHUNG

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin con người không phải chỉ là sản phẩm của hoàn cảnh mà còn có vai trò là chủ thể của hoàn cảnh, con người không phải chỉ là sản phẩm bị động của hoàn cảnh mà còn có khả năng cải tạo hoàn cảnh, thông qua đó, con người tự cải tạo mình. Chúng ta cần thực hiện tốt việc kết hợp hữu cơ quá trình giáo dục con người với quá trình cải tạo hoàn cảnh. Như vậy, trong hoàn cảnh kinh tế xã hội có những mặt tiêu cực, không nhất thiết con người sẽ xấu về mặt đạo đức, vì con người có ý thức phê phán, có vai trò cải tạo mình và cải tạo hoàn cảnh. Ngoài ra, còn nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, trong đó vai trò của nhân tố giáo dục là một nhân tố quan trọng mà như Bác Hồ đã viết: “Thiện, ác nguyên lai vô định tính, Đa do giáo dục đích nguyên nhân.”(Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên.); “Thụy thì đô tượng thuần lương hán, Tỉnh hậu tài phân thiện, ác nhân.” (Ngủ thì ai cũng như lương thiện, Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền).

Mặt khác, nhiều nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng trong các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề đạo đức của học sinh THPT thì giáo dục giữ vai trò hết sức quan trọng, nó vạch ra phương hướng cho sự hình thành đạo đức cho học sinh, tạo ra những mẫu hình đạo đức mà xã hội và cuộc sống yêu cầu thông qua định hướng giá trị nhân cách của nhà trường và xã hội. Giáo dục đạo đức giữ một vai trò hết sức to lớn đối với sự hình thành và phát triển đạo đức của con người nói chung, của học sinh nói riêng, giáo dục đạo đức góp phần to lớn trong việc nâng cao nhận thức các khái niệm phạm trù, nguyên tắc... đạo đức, qua đó giúp cho mỗi con người tự đánh giá, tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

Từ sự xuống cấp, suy thoái về đạo đức của một bộ phận thanh niên, học sinh đã trở thành nỗi bức xúc của xã hội, gây nên mối lo ngại cho các bậc phụ huynh, cho các nhà giáo dục và cho các cấp quản lý. Tuy nhiên, từ những quan

điểm đã nêu ở trên, từ những cơ sở lý luận đúng đắn và khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng về “vận động và phát triển”, “khả năng và hiện thực”… từ những cơ sở lý luận khoa học của vấn đề giáo dục và giáo dục đạo đức cho học sinh thì có thể thấy được rằng thực trạng trên có thể khắc phục, có thể “chuyển hướng để vận động đi lên” nếu vai trò giáo dục của gia đình, xã hội mà đặc biệt là nhà trường được nâng cao. Trong đó, dù nhỏ nhoi nhưng rất quan trọng đó là phát huy được vai trò của giáo viên bộ môn GDCD trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT.

Đề cập đến vai trò của giáo viên bộ môn GDCD trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh thì không thể không đề cập đến vị trí, nhiệm vụ môn GDCD trong trường THPT. Từ năm học 1990 – 1991 môn GDCD đã được xác định là môn khoa học xã hội nói chung, trong trường THPT nói riêng. Điều này nói lên vị trí, nhiệm vụ quan trọng của môn GDCD và từ đó cũng nói lên vai trò quan trọng của giáo viên bộ môn GDCD trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT. Cùng với các giáo viên khác, giáo viên bộ môn GDCD có vai trò góp phần đào tạo những con người lao động mới có tri thức khoa học, vừa có đạo đức, vừa có năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có phẩm chất chính trị tư tưởng, vừa có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, vừa có trách nhiệm với gia đình và đối với chính bản thân mình. Không thể đào tạo những con người lao động mới phát triển toàn diện khi chỉ chú ý đến việc giáo dục trí dục, bỏ qua hoặc coi thường giáo dục các mặt khác. Hơn nữa qua môn GDCD, giáo viên bộ môn GDCD không chỉ cung cấp cho những công dân tương lai những tri thức vừa khái quát hoá mà còn thông qua môn học giúp cho học sinh hình thành và phát triển phương pháp suy nghĩ và hành động phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể trong từng giai đoạn phát triển lịch sử của xã hội loài người. Từ đó có thể thấy rằng giáo viên bộ môn GDCD có vai trò rất quan trọng trong giáo dục đức dục cho học sinh và rất nặng nề với các vai trò cụ thể của mình: Là tấm gương sáng để nêu gương và tác động giáo dục; Phải nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDCD để định hướng phát triển nhân cách của học sinh; Phải tích cực tham gia HĐGDNGLL để nâng cao hiểu biết, kỹ năng, thái độ cho học sinh cho dù không kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm.

Trên thực tế thì vai trò của giáo viên bộ môn GDCD chưa thực sự phát huy ở trường THPT Lương Thế Vinh. Do sự nhận thức chưa đúng đắn của về vị trí, nhiệm vụ quan trọng của môn GDCD và vai trò của giáo viên bộ môn GDCD trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường THPT nói chung, trường THPT Lương Thế Vinh nói riêng đã dẫn đến những tư tưởng sai lầm sau:

- Coi môn GDCD là môn chính trị thuần tuý trong trường THPT, dẫn đến việc đồng nghĩa môn GDCD với chính trị học. Vai trò của giáo viên bộ môn GDCD là giảng dạy chính trị, giảng dạy đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước. Tư tưởng này đã xóa bỏ vai trò của giáo viên bộ môn GDCD trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Coi môn GDCD là môn học phụ ở trường THPT, thậm chí coi đó môn học bổ trợ, chứng tỏ nhận thức sai lầm vị trí, vai trò đích thực của môn GDCD. Và do đó, vai trò của giáo viên bộ môn GDCD trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh cũng là phụ, là bổ trợ.

Cho đến nay, các quan niệm này vẫn còn tồn tại khá nặng nề trong các cấp lãnh đạo, quản lý, trong xã hội, trong giáo viên (kể cả giáo viên bộ môn GDCD), trong phụ huynh và ngay cả bản thân học sinh. Ở trường Lương Thế Vinh cũng không ngoại lệ. Họ không thấy rằng, những tri thức của môn GDCD trực tiếp chuẩn bị hành trang cụ thể để bước vào đời tự tin, vững vàng, những tri thức rất cơ bản và thiết thực đối với học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Ngay từ khi bắt đầu học được những tri thức ấy là đã đón nhận những giá trị do nó mang lại trong cuộc sống, trong học tập, và tiếp tục nữa thì đó là những tri thức cơ bản thiết thực đối với mọi công dân tương lai. Họ cũng chưa hiểu được rằng, giáo viên bộ môn GDCD trong quá trình thực hiện vai trò giáo dục và giáo dục đạo đức cho học sinh THPT cũng chính là thực hiện vai trò kết hợp giữa quá trình giáo dục và quá trình tự giáo dục theo qui luật. Do đặc điểm của đạo đức, vai trò của giáo viên bộ môn GDCD trong giáo dục đạo đức không chỉ dừng lại ở việc trang bị tri thức của các khái niệm, nguyên lý, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức như những tri thức khoa học khác, mà còn phải tác động để chuyển hóa những tri thức ấy thành niềm tin, lý tưởng, để các nội dung nguyên lý đó phải gắn liền với những cảm xúc trách nhiệm của con người, vì thế những tri thức đó phải trở thành đối tượng của những rung cảm sâu lắng, trở thành nội dung cơ bản của sự vận động nội tâm của

đối tượng giáo dục. Nói cách khác, quá trình thực hiện vai trò giáo dục đạo đức của giáo viên bộ môn GDCD đòi hỏi phải thực hiện được vai trò tác động để tạo nên quá trình con người suy ngẫm, trăn trở chẳng những về mặt lý thuyết mà cả trong thực tiễn, không chỉ là vấn đề như một hiện tượng bên ngoài mà cả những mâu thuẫn sinh ra trong nội tâm con người. Quá trình đó, cũng là quá trình con người thức tỉnh, tự phán xử, làm cho lương tâm thêm trong sạch. Sự kết hợp giữa quá trình giáo dục và quá trình tự giáo dục của giáo viên bộ môn GDCD là một trong những biện pháp có hiệu quả tích cực đến sự giáo dục đạo đức cho thanh niên học sinh. Biện pháp này sẽ làm cho yêu cầu của xã hội trở thành nhu cầu bên trong cho mỗi học sinh, tạo nên những động lực mạnh mẽ giúp họ vượt qua những khó khăn trở ngại để điều chỉnh hành vi đạo đức của mình. Vì vậy nhà trường, học sinh, giáo viên mà trách nhiệm hơn ai hết là giáo viên bộ môn GDCD, bằng việc thực hiện tốt các vai trò của mình để đấu tranh cho biện pháp này trở thành hiện thực.

Một vấn đề khác liên quan đến việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh của giáo viên bộ môn GDCD đó là : Chương trình môn học GDCD với nội dung bao trùm mọi nội dung giáo dục đạo đức trong nhà trường, các phương pháp đặc thù để dạy học môn GDCD là cơ sở để lựa chọn hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường. Vì vậy, ngoài việc là tấm gương sáng có tác động giáo dục, ngoài việc nâng cao chất lượng dạy học

Một phần của tài liệu PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN BỘ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 103 -117 )

×