8. Bố cục của đề tài
3.2.1. Giáo viên bộ môn GDCD thường xuyên tu dưỡng, học tập nâng cao phẩm
cao phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ để phát huy vai trò tấm gương sáng trong giáo dục đạo đức cho học sinh
Một phương thức giáo dục của người xưa là “Dĩ nhân nhi giáo, dĩ ngôn thi giáo”, nghĩa là trước hết phải giáo dục bằng tấm gương sống của mình, sau đó mới giáo dục bằng lời nói. Bác Hồ cũng chỉ ra rằng: “Người Việt Nam vốn giàu tình cảm và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Đây là nguyên tắc đầu tiên và là nguyên tắc muôn thưở để giáo dục và nhất là giáo dục đạo đức trong xã hội loài người.
Phải thấy rằng, sản phẩm của người giáo viên, đặc biệt là giáo viên bộ môn GDCD là nhân cách học sinh do những yêu cầu khách quan của xã hội qui định, sản phẩm này là kết quả tổng hợp của cả thầy lẫn trò nhằm biến những tinh hoa của nền văn minh xã hội thành tài sản riêng của trò. Muốn tạo nên chất lượng cao của sản phẩm giáo dục thì người thầy phải có những phẩm chất nhân cách phù hợp với những yêu cầu khách quan của nghề dạy học. Rõ ràng với vai trò là tấm gương sáng thì sự trau dồi nhân cách là một yêu cầu cấp thiết, nghiêm ngặt đối với giáo viên bộ môn GDCD. Trong trường học, người trực tiếp nhiều nhất thực hiện quan điểm giáo dục của Đảng, lực lượng cốt cán nhất có vai trò quan trọng trong việc quyết định “phương hướng của việc giáo dục đạo đức qua giảng dạy” là đội ngũ giáo viên bộ môn GDCD, là một bộ phận chủ lực trong các “nhân vật chủ đạo” của trường THPT. Trên đà phát triển của giáo dục dù có xuất hiện các phương tiện dạy học hiện đại và tinh xảo đến đâu chăng nữa, cũng không thể thay thế được vai trò của người giáo viên. Usinxki đã viết: “Trong việc giáo dục, tất cả phải dựa vào nhân cách người giáo dục, bởi vì sức mạnh của giáo dục chỉ bắt nguồn từ
nhân cách của con người mà có”. Trong dạy học và giáo dục, giáo viên bộ môn GDCD dùng nhân cách của mình để tác động đến học sinh. Đó là phẩm chất chính trị, là sự giác ngộ về lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ, là lòng yêu nghề, mến trẻ, là trình độ học vấn, là sự thành thạo về nghề nghiệp, là lối sống, cách cư xử và kỹ năng giao tiếp của giáo viên. Vì công cụ lao động chủ yếu của giáo viên bộ môn GDCD là nhân cách của chính mình nên đòi hỏi phải có những phẩm chất và năng lực cao, phải luôn luôn tự tu dưỡng và tự hoàn thiện nhân cách của mình, mà trước tiên có lẽ phải có nhận thức đúng đắn như lời Bác dạy: “chính thầy giáo, cô giáo cũng phải tiến bộ về tư tưởng”. Hơn nữa, dạy học là một nghề lao động nghiêm túc, không được phép có thứ phẩm như một số nghề nghiệp khác. Do vậy, giáo viên bộ môn GDCD nhất thiết phải nâng cao trách nhiệm, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện theo qui định của các điều 4, 5, 6, 7, 8, 9 Chương II, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT (Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT- BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo) để
“Giúp giáo viên trung học tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.” (Khoản 1, Điều 1, Chương I, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông). Đặc biệt là rèn luyện đạo đức theo qui định của điều 3, 4, 5. 6 Chương II, Qui định về đạo đức nhà giáo (Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) để “các nhà giáo nỗ lực tự rèn luyện phù hợp với nghề dạy học được xã hội tôn vinh, đồng thời là một trong những cơ sở để đánh giá, xếp loại và giám sát nhà giáo nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có tính tích cực học tập, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp sư phạm, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho người học noi theo.” (Điều 2, Chương I, Qui định về đạo đức nhà giáo).
Người thầy giáo giảng dạy môn GDCD phải là tấm gương sáng nhất trong tất cả các tấm gương của nhà trường vì rằng, đối tượng của thầy cô giáo là con người, là những học sinh đang biến đổi về chất, vì vậy họ có thể tiếp thu những cái mới, hấp thụ cái xấu. Ở thời kỳ này, tác động của thầy cô giáo môn GDCD để
thực hiện vai trò tạo ra “chất” nhân cách rất quan trọng. Học sinh mong mỏi và hy vọng ở thầy cô giáo rất nhiều về tri thức khoa học, phương pháp truyền thụ và lối sống, cách sống mẫu mực trong sáng, chí công vô tư, tôn trọng và yêu thương học sinh... Sự gương mẫu, lòng nhân ái sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành những phẩm chất tốt đẹp cho học sinh. Sự gương mẫu đó sẽ tác động đến quá trình nhận thức và thuyết phục họ hành động theo yêu cầu của xã hội. Sự gương mẫu của thầy cô giáo làm cho lời nói của mình có trọng lượng, uy tín của giáo viên nhà trường được nâng cao trước học sinh. Để xứng đáng với vai trò vị trí của mình, cần xây dựng tập thể giáo viên có đủ phẩm chất và năng lực làm tốt công tác giáo dục và giáo dục đạo đức, nhất là đội ngũ giáo viên bộ môn GDCD. Các Mác đã nêu một nguyên lý nổi tiếng: Người đi giáo dục trước hết phải được giáo dục, vì vậy người thầy giáo phải tự giáo dục mình. Và chắc chắn rằng, thầy giáo giảng dạy môn GDCD phải ở vị trí tiên phong, đầu tiên của những tấm gương sáng nhất ấy là điều đương nhiên.
Hơn nữa, môn GDCD là môn học là giáo dục tình cảm, hành vi. Tính hiệu quả chỉ được khẳng định khi xuất hiện những hành vi đạo đức chứ không phải chỉ đơn thuần là nhận thức đúng đắn. Bởi lẽ, trên thực tế biết bao nhiêu người nhận thức được giá trị của các chuẩn mực đạo đức nhưng suốt cuộc đời họ thậm chí chưa một lần cảm xúc, chưa một lần hành động theo chuẩn mực ấy. Do đó, về mặt tư tưởng, người giáo viên bộ môn GDCD ngay từ đầu là phải xác định nghề nghiệp của mình. Nếu với những vướng mắc nào đó về tư tưởng, cuộc sống… mà buộc phải làm nghề này, phải giảng dạy môn học này một cách miễn cưỡng thì không nên tiếp tục, vì rằng sẽ không thể nào thực hiện tốt được vai trò của mình được. Hãy thay đổi nghề nghiệp. Còn nếu khẳng định là giáo viên bộ môn GDCD thì phải bằng con tim (tình yêu, sự toàn tâm) và khối óc (trí tuệ, sự toàn ý) để nghiêm túc, nghiêm ngặt trong việc tu dưỡng, rèn luyện bản thân ở cấp độ cao nhất mà mình có thể đạt được. Có lẽ ý kiến trước đây “thầy giáo là thầy tu không mặc áo” vẫn còn phù hợp với người thầy giáo giảng dạy môn GDCD hiện nay nếu được hiểu một cách đúng đắn là “tu dưỡng đạo đức” nhưng chỉ mặc chiếc áo “giáo viên bộ môn GDCD”. Và thiết nghĩ giáo viên bộ môn GDCD có thể tự hào và thấm thía lời dạy của Bác Hồ khi đến thăm trường Đại học Sư phạm ở miền Bắc ngày 21/10/1964: “Người thầy giáo tốt – Thầy giáo xứng đáng là thầy giáo –
là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh.”.