8. Bố cục của đề tài
2.1.3. Đặc điểm của trường THPT Lương Thế Vinh
Trường THPT Lương Thế Vinh được xây dựng trên một khu đất rộng 6.700 m2 tại góc đường Cô Bắc – Nguyễn Khắc Nhu (gần đường Trần Hưng Đạo), vị trí trung tâm Q1, TP.HCM thuộc địa bàn Phường Cô Giang. Trường được đầu tư và xây dựng mới hoàn toàn từ chương trình kích cầu của TP.HCM và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm học 2004 – 2005, gồm tầng hầm, tầng trệt và bốn tầng lầu với 74 phòng. Trong đó có 54 phòng học và 20 phòng chức năng. Đến nay đã đầu tư trang thiết bị cho 3 phòng Tin học, 2 phòng Multimedia, 2 phòng Đa năng, 3 phòng thực hành Lý – Hóa – Sinh, phòng Nữ công, phòng Âm nhạc, 5 phòng bộ môn, mỗi phòng được trang bị Tivi 29 inches và đầu DVD phục vụ cho hoạt động dạy học.
Trường THPT Lương Thế Vinh bố trí mỗi lớp chỉ 40 học sinh để đảm bảo sự quan tâm sâu sắc của thầy cô nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Trong năm học 2004 – 2005, trường tuyển 8 lớp 6, 10 lớp 10 với tổng số 738 học sinh. Hiện nay trường có 2854 học sinh, 64 lớp từ khối lớp 6 đến khối lớp 12. Lãnh đạo nhà trường có 01 Hiệu trưởng, 02 Phó hiệu trưởng. Đội ngũ giảng dạy gồm 152 thầy cô giáo tốt nghiệp khá giỏi từ các trường đại học, trẻ trung, năng động, nhiệt tình và tận tụy với học sinh.
Với diện tích sân cho 3.400 m2 thoáng mát, rộng rãi, không khí trong lành để vui chơi, phát triển thể chất đạt yêu cầu lứa tuổi. Trường có đủ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bán trú và trong năm học này đã có 65% học sinh tham gia.
Với phương châm tạo dựng một ngôi trường “Sạch như bệnh viện – Đẹp như công viên – Kỷ luật như quân đội – Chất lượng giảng dạy và học tập ngang bằng với trường công lập trên địa bàn Q.1”, nhà trường đảm bảo mọi điều kiện để giáo dục học sinh không chỉ về văn hóa, mà còn quan tâm đến giáo dục nhân cách, tạo sân chơi qua các hoạt động ngoại khóa để giúp học sinh trở thành người năng động, hữu ích cho gia đình, xã hội.
Với những thuận lợi về cơ sở vật chất và những mục tiêu giáo dục cao cả nhưng trường THPT Lương Thế Vinh đã phải hoạt động trên một địa bàn phức tạp. Có thể nói trường THPT Lương Thế Vinh là tâm điểm của một đường tròn tập hợp bởi các điểm phức tạp về mặt xã hội có bán kính trên dưới khoảng một cây số: gồm 4 chợ (chợ Cầu Muối, chợ Dân Sinh, chợ Cô Giang, Chợ Bến Thành) và
những điểm “nóng” về tệ nạn ma túy, tệ nạn xã hội của các khu xóm dân cư như Khu Đồng Tiến, Khu Mã Lạng, Khu Chợ Rác, Khu Ngã Tư Quốc Tế, Khu du lịch “Tây ba lô” và đặc biệt là Chung cư Cô Giang – điểm “nổi tiếng” nhất và gần nhất, cách trường chỉ một bức tường rào. Ngoài ra các điểm trên còn được nối lại với nhau bởi những điểm kinh doanh trò chơi điện tử, Billard, Internet… và vô số hàng quán. Do vậy, đối tượng phụ huynh và học sinh cũng đa dạng, phức tạp. Đó là chưa kể đến số phụ huynh và học sinh đến từ một số khu vực phức tạp ở Q.4 (Tôn Đản, Xóm Chiếu… cách trường một nhánh sông nhỏ), ở Q.8 (Chợ Xóm củi, Phường 14…thuộc Q.8, do thuận lợi giao thông bởi Đại lộ Võ Văn Kiệt – Đại lộ Đông Tây có tuyến xe buýt đến tận trường) “tề tựu” về. Tất cả những điều đó là những thách thức không nhỏ trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1, TP.HCM.
2.2. Tình hình thực hiện vai trò của giáo viên bộ môn GDCD trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Lương Thế Vinh, Q1,