Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên mỹ thuật ứng dụng của trường cao đẳng mỹ thuật trang trí đồng nai (Trang 36)

Cơ sở vật chất, thiết bị như giáo trình, phòng thí nghiệm, phương tiện thực hành, phòng học bộ môn, thư viện, phần mềm dạy học, Intrenet…có vai trò to lớn và góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo.

Cơ sở vật chất thiết bị là một trong những yếu tố quan trọng hình thành nên một cơ sở giáo dục. Ngoài việc đảm bảo đầy đủ các điều kiện về cơ sở hạ tầng, địa điểm làm việc, địa điểm xây dựng cơ sở giáo dục, cơ sở vật chất phục vụ thiết thực cho dạy và học đóng vai trò quan trọng cho chất lượng đào tạo.

Ngày nay, trong thời đại bùng nổ thông tin, các hình thức dạy học ngày càng phong phú và đa dạng; nhu cầu tiếp cận với tri thức hiện đại đòi hỏi các cơ sở giáo dục và mỗi giảng viên phải nhanh chóng thích ứng và nắm bắt được các phương tiện dạy học hiện đại để không ngừng cải tiến phương pháp giáo dục đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

Nghị quyết số 40/2000/QH 10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội về Chương trình đổi mới giáo dục đã nêu rõ: “…Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa”. Thực hiện Nghị quyết trên, Chỉ thị số 14/2001/CT- TTg ngày 16/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ: “…Để thực hiện những chủ trương trên, ngoài việc nâng cao chất lượng người thầy, sách giáo khoa; việc đầu tư cơ sở vật chất thiết bị trường học không thể thiếu trong quá trình đào tạo con người mới…”.

Một trong 9 nhiệm vụ của toàn ngành được ghi trong Chỉ thị số 22/2005/CT-BGD& ĐT ngày 29/7/2005 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo là: “Tiếp tục công tác xây dựng cơ sở vật chất nhà trường theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa, đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục”. Điều đó khẳng định rằng cơ sở vật chất thiết bị trường học là một yếu tố quan trọng trong quá trình đào tạo con người mới.

Cơ sở vật chất thiết bị phục vụ dạy và học ngày nay không chỉ là bàn ghế, bảng đen, các đồ dùng thiết bị dạy học và phòng thí nghiệm mà còn cà các phương tiện dạy học hiện đại như máy tính, các phương tiện trình chiếu, các gói sản phẩm công nghệ, các phần mềm dạy học…

1.4.1. Chuẩn giảng viên

Chuẩn giảng viên là những yêu cầu về phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đối với giảng viên trong giai đoạn đất nước đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới sự phát triển giáo dục đại học. Từ sự phân tích trên về chất lượng giảng viên và trên cơ sở tham khảo chuẩn giảng viên tiểu học, theo chúng tôi, chuẩn giảng viên trường cao đẳng được thể hiện ở 3 lĩnh vực:

Phẩm chất tư tưởng, chính trị, đạo đức: thể hiện ở lòng yêu nước, trung thành với tổ quốc, với CNXH, yêu nghề mến trẻ và hiểu biết các chủ trương, các chương trình cải cánh, đổi mới giáo dục đại học để định hướng cho quá trình lao động, sáng tạo của mình. Như vậy họ mới trở thành một người giảng viên tốt.

Kiến thức: Để dạy học và giáo dục đạt hiệu quả cao, giảng viên cần có những tri thức khoa học vững chắc, sâu và rộng. Đây là công cụ không thể thiếu được của người thầy giáo.

Kỹ năng sư phạm: Kỹ năng sư phạm bao gồm các kỹ năng dạy học, giáo dục, tổ chức, giao tiếp, nghiên cứu khoa học giáo dục... Đây là hệ thống kỹ năng giúp người giảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ và nâng cao tay nghề cuả mình.

Chúng ta dựa vào 3 lĩnh vực trên đây để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá giảng viên, áp dụng trong quá trình khảo sát chất lượng giảng viên.

1.4.2. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.

Trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đổi mới đất nước, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên có ý nghĩa hết sức quan trọng

- Đội ngũ giảng viên là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng. - Chất lượng đội ngũ giảng viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học, giáo dục - Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.

1.4.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ngũ giảng viên

Xuất phát từ quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” Đảng và nhà nước rất quan tâm đến việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.

Nghị Quyết Đại hội Đảng khóa VIII về đổi mới công tác đào tạo đội ngũ giáo viên ghi “ Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Sử dụng giáo viên đúng năng lực, đãi ngộ đúng công sức và tài năng với tinh thần ưu đãi và tôn vinh nghề dạy học”

Chỉ thị 40 – CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí Thư Trung ương đã xác định, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện là “ Nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa mang lại chiến lược lâu dài” đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải “Được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, nghề nghiệp”.

Kết luận của Hội nghị lần thứ sáu BCH Trung ương (khóa IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục- đào tạo, khoa học và công nghệ đến năm 2010 đã khẳng định: “Ban chấp hành Trung ương chủ trương từ nay đến năm 2010 toàn Đảng, toàn dân mà nòng cốt là đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cần tập trung vào những nhiệm vụ sau: Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, trước hết nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, thực hiện giáo dục toàn diện, đặc biệt chú trọng giáo dục tư tưởng, lối sống cho người học”[9].

Nghị quyết số 37/2004/QH 11 về giáo dục cũng nhấn mạnh việc cần thiết phải “tiếp tục xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đạt chuẩn về trình độ đào tạo…Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo , bồi dưỡng, sử dụng và tạo điều kiện cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thường xuyên tự học tập để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ, kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 37/2004/QH11 về giáo dục đã chỉ rõ sự cần thiết phải “tập trung chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục”, “bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách đào tạo, sử dụng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục”.

Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã ra Nghị quyết số 26- NQ/TW về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng đã Phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011-2020”

Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên văn hóa nghệ thuật phải được thực hiện trên cơ sở đảm bảo tính thực tiễn, hiệu quả; việc mở rộng quy mô đội ngũ giảng viên, giáo viên phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng đội ngũ, đồng thời, đảm bảo vai trò nòng cốt của đội ngũ giảng viên, giáo viên văn hóa nghệ thuật trong công cuộc đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới mục tiêu, quy trình, nội dung, phương pháp dạy và học trong đào tạo văn hóa nghệ thuật nói riêng. Đổi mới nội dung chương trình đào tạo, công tác quản lý, tổ chức đào tạo và đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên có trình độ cao trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, tạo cơ sở vững chắc thực hiện đổi mới cơ bản, toàn diện và nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Đổi mới công tác quy hoạch, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý nhằm xây dựng và phát triển đôi ngũ giảng viên, giáo viên có trình độ, kỹ năng và phẩm chất tốt, đáp ứng yêu cầu cấp bách trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước.

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước và phát triển giáo dục, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên có ý nghĩa hết sức quan trọng:

- Đội ngũ giảng viên là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng. - Chất lượng đội ngũ giảng viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học, giáo dục. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo không thể không nâng cao chất lượng giảng viên.

- Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là một chủ trương, một chương trình lớn của Đảng và Nhà nước.

Chương 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN MỸ THUẬT ỨNG DỤNG CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG MỸ THUẬT TRANG TRÍ

ĐỒNG NAI

2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG CAO ĐẲNG MỸ THUẬT TRANG TRÍ ĐỒNG NAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG MỸ THUẬT TRANG TRÍ ĐỒNG NAI

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Trường Cao đẳng Mỹ Thuật Trang Trí Đồng Nai được thành lập năm 1998 trên cơ sở Trường Trung học Mỹ Thuật Trang Trí Đồng Nai (thành lập năm 1976) và tiền thân là Trường Bá nghệ Biên Hòa được người Pháp xây dựng trong chương trình khai thác thuộc địa từ năm 1903. Trường Cao đẳng Mỹ Thuật Trang Trí Đồng Nai là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đặt tại thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về thiết kế mỹ thuật ứng dụng, nhiếp ảnh, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng, nhiếp ảnh cho các tỉnh thành trong cả nước. Quá trình hơn 109 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, mở rộng qui mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo, cung cấp cho cả nước nhất là các tỉnh phía Nam một đội ngũ đông đảo cán bộ hoạt động trong lĩnh vực thiết kế mỹ thuật [22,23].

Những năm gần đây, Bộ Văn hoá Thông tin, nay là Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đã tập trung đầu tư xây dựng cơ bản, tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị giảng dạy và học tập, tăng cường và nâng cao trình độ giảng viên của trường. Đến nay, trường đã đạt được những kết quả khả quan và đang từng bước phát triển lớn mạnh.

Trong suốt một thời gian dài xây dựng và phát triển trường. Tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức, giảng viên, học sinh sinh viên của trường đã không ngừng phấn đấu trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, đào tạo, cung cấp cho xã hội đội ngũ nhân lực về thiết kế mỹ thuật đáp ứng được yêu cầu công việc. Trong suốt một chặn đường dài xây dựng và phát triển trường, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai đã đạt được nhiều

thành tích cao, cờ thi đua xuất sắc nhiều năm liền, nhiều bằng khen cấp Tỉnh, Bộ, Chính phủ.

Năm 2008 Nhân kỷ nhiệm 105 năm thành lập trường, nhà trường đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Độc lập Hạng Ba.

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy2.1.2.1. Chức năng 2.1.2.1. Chức năng

Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai là đơn vị sự nghiệp giáo dục, trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về Mỹ thuật ứng dụng, nhiếp ảnh ở bậc cao đẳng và trình độ khác; Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng, nhiếp ảnh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Trường và góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng.

2.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn

- Trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch đề án xây dựng và phát triển Trường, kế hoạch đào tạo, nghiên cứu khoa học dài hạn, hàng năm và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

- Tổ chức đào nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và trình độ thấp hơn, đào tạo nghề thuộc lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng, nhiếp ảnh theo phương thức giáo dục chính quy; không chính quy, bồi dưỡng nghiệp vụ theo chỉ tiêu phân bổ của Nhà nước và yêu cầu của xã hội;

- Xây dựng chương trình giáo dục, kế hoạch giảng dạy và học tập cho các ngành, nghề đào tạo của Trường trên cơ sở chương trình khung của Bộ giáo dục và Đào tạo, và Tổng cục dạy nghề. Tổ chức biên soạn, duyệt và phát hành giáo trình, đề cương bài giảng ( lý thuyết và thực hành), tài liệu tham khảo và các ấn phẩm khoa học khác phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của Trường theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu được phân bổ, tổ chức đào tạo công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật;

- Tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học; triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học – Công nghệ và kết quả nghiên cứu, gắn nghiên cứu khoa học với nâng cao nhất lượng đào tạo và phục vụ sản xuất;

- Tổ chức sáng tác thi công các công trình tượng đài, trang trí nội ngoại thất, phục chế mỹ thuật, sản xuất gốm mỹ thuật; thiết kế sân khấu, thời trang, in ấn quảng cáo theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức các hoạt động dịch vụ khoa học và đào tạo phù hợp với các ngành được đào tạo theo quy định của pháp luật

- Xây dựng, quản lý và cung cấp các nguồn thông tin khoa học của Trường. Xây dựng Website riêng, thường xuyên cập nhật thông tin về chỉ tiêu, điều kiện, kế hoạch và phương thức tuyển sinh mới hàng năm; các quy chế và hoạt động của Trường;

- Liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo, tổ chức nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng, nhiếp ảnh để phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo của Trường theo quy định của pháp luật;

- Xây dựng quy hoạch đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên. Phát hiện , bồi dưỡng nhân tài trong đội ngũ cán bộ, giảng viên và người học;

- Quản lý người học; Thực hiện các chế độ, chính sách và chăm lo sự phát triển toàn diện đối với người học;

- Cải tiến công tác quản lý, hoàn thiện bộ máy tổ chức của Trường theo hướng tinh giản, gọn nhẹ có hiệu lực;

- Quản lý tổ chức, nhân sự; Thực hiện các chế độ, chính sách đối với viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Trường theo quy định của nhà nước;

- Quản lý, sử dụng nhà đất, tài chính, tài sản ngân sách được phân bổ và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật;

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên mỹ thuật ứng dụng của trường cao đẳng mỹ thuật trang trí đồng nai (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w