2.1.2.1. Chức năng
Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai là đơn vị sự nghiệp giáo dục, trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về Mỹ thuật ứng dụng, nhiếp ảnh ở bậc cao đẳng và trình độ khác; Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng, nhiếp ảnh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Trường và góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng.
2.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch đề án xây dựng và phát triển Trường, kế hoạch đào tạo, nghiên cứu khoa học dài hạn, hàng năm và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
- Tổ chức đào nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và trình độ thấp hơn, đào tạo nghề thuộc lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng, nhiếp ảnh theo phương thức giáo dục chính quy; không chính quy, bồi dưỡng nghiệp vụ theo chỉ tiêu phân bổ của Nhà nước và yêu cầu của xã hội;
- Xây dựng chương trình giáo dục, kế hoạch giảng dạy và học tập cho các ngành, nghề đào tạo của Trường trên cơ sở chương trình khung của Bộ giáo dục và Đào tạo, và Tổng cục dạy nghề. Tổ chức biên soạn, duyệt và phát hành giáo trình, đề cương bài giảng ( lý thuyết và thực hành), tài liệu tham khảo và các ấn phẩm khoa học khác phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của Trường theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu được phân bổ, tổ chức đào tạo công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật;
- Tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học; triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học – Công nghệ và kết quả nghiên cứu, gắn nghiên cứu khoa học với nâng cao nhất lượng đào tạo và phục vụ sản xuất;
- Tổ chức sáng tác thi công các công trình tượng đài, trang trí nội ngoại thất, phục chế mỹ thuật, sản xuất gốm mỹ thuật; thiết kế sân khấu, thời trang, in ấn quảng cáo theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức các hoạt động dịch vụ khoa học và đào tạo phù hợp với các ngành được đào tạo theo quy định của pháp luật
- Xây dựng, quản lý và cung cấp các nguồn thông tin khoa học của Trường. Xây dựng Website riêng, thường xuyên cập nhật thông tin về chỉ tiêu, điều kiện, kế hoạch và phương thức tuyển sinh mới hàng năm; các quy chế và hoạt động của Trường;
- Liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo, tổ chức nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng, nhiếp ảnh để phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo của Trường theo quy định của pháp luật;
- Xây dựng quy hoạch đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên. Phát hiện , bồi dưỡng nhân tài trong đội ngũ cán bộ, giảng viên và người học;
- Quản lý người học; Thực hiện các chế độ, chính sách và chăm lo sự phát triển toàn diện đối với người học;
- Cải tiến công tác quản lý, hoàn thiện bộ máy tổ chức của Trường theo hướng tinh giản, gọn nhẹ có hiệu lực;
- Quản lý tổ chức, nhân sự; Thực hiện các chế độ, chính sách đối với viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Trường theo quy định của nhà nước;
- Quản lý, sử dụng nhà đất, tài chính, tài sản ngân sách được phân bổ và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác trong Điều lệ trường cao đẳng và được Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch giao.
2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy
a. Lãnh đạo Trường:
b. Các phòng chức năng:
- Phòng Đào tạo
- Phòng Tổ chức Hành chính
- Phòng Nghiên cứu khoa học - Đối ngoại - Phòng Công tác học sinh - sinh viên - Phòng Tài vụ
c. Các Khoa và Tổ bộ môn trực thuộc:
- Khoa Kiến thức cơ bản - Khoa Gốm
- Khoa Điêu khắc Ứng dụng - Khoa Thiết kế Đồ họa - Khoa Thiết kế Nội thất - Khoa Thiết kế Thời trang
- Khoa Thiết kế Mỹ thuật Truyền thông Đa phương tiện - Khoa nhiếp ảnh
- Tổ Mác Lê- nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh
d. Đơn vị trực thuộc:
- Trung tâm Thông tin – Thư viện - Trung tâm Mỹ thuật ứng dụng.
- Trung tâm Ngoại ngữ- Tin học và dạy nghề
2.1.2.4. Đội ngũ cán bộ:
Bảng 2.1. Đội ngũ giảng viên phân chia theo đối tượng, trình độ
Đơn vị tính: người
ST T
Phân loại nhân sự Giới tính Tổng số Trình độ Nam Nữ Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học CĐ Khác
01 Cán bộ toàn trường 58 39 97 01 14 61 04 17
02 Cán bộ biên chế 44 24 68 01 14 47 02 04
03 Cán bộ hợp đồng
hợp đồng 68/CP 06 03 09 0 0 0 0 09
03 Hợp đồng từ 12
tháng đến 36 tháng 08 13 21 0 0 11 01 09 04 Cán bộ lãnh đạo,
quản lý phòng khoa 19 08 27 01 05 20 0 01 05 Giảng viên trực tiếp
giảng dạy 24 13 37 0 05 31 01 0
06 Giảng viên kiêm
nhiệm 20 9 29
01 05 23 01 0
07 Giảng viên thỉnh
giảng 5 3 8 0 03 05 0 0
(Bảng biểu được diễn đạt theo chiều ngang - PhòngTổ chức Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai cung cấp)
2.1.2.5. Quy mô đào tạo:
Bảng 2.2. Thống kê, phân loại sinh viên nhập học trong 5 năm gần đây
Đơn vị tính: Sinh viên
Năm Hệ 2007 2008 2009 2010 2011 Cao đẳng chính quy 692 657 647 733 662 Cao đẳng nghề 0 0 0 31 74 Liên thông 0 0 58 72 17 Tại chức 209 108 62 0 0 Cộng 901 765 767 836 753
Bảng 2.3. Kế hoạch tuyển sinh của trường đến năm 2016
Đơn vị tính: Sinh viên
Năm Hệ 2012 2013 2014 2015 2016 Cao đẳng 250 250 300 360 432 Cao đẳng nghề 130 300 300 300 300 Liên thông 80 150 200 200 200 Đại học 0 0 90 150 210 CỘNG 460 700 890 1010 1142 Các ngành nghề đào tạo: • Bậc cao đẳng: - Gốm - Điêu khắc Ứng dụng - Thiết kế Đồ họa - Thiết kế Nội thất - Thiết kế Thời trang
- Thiết kế Mỹ thuật Truyền thông Đa phương tiện - Nhiếp ảnh quảng cáo.
• Bậc Cao đẳng nghề
- Thiết kế Đồ họa - Thiết kế Thời trang.
• Hệ liên thông cao đẳng:
- Thiết kế Đồ họa - Thiết kế Thời trang. • Hệ tại chức:
- Thiết kế Đồ họa - Thiết kế Thời trang.
2.2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN MỸ THUẬT ỨNG DỤNG CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG MỸ THUẬT TRANG TRÍ ĐỒNG NAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG MỸ THUẬT TRANG TRÍ ĐỒNG NAI
Nhằm đánh giá khách quan thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai, chúng tôi đã xây dựng bộ công cụ đánh giá và đã tiến hành điều tra, khảo sát 55 giảng viên và 15 cán bộ quản lý (đã và đang trực tiếp tham gia giảng day tại trường ). Kết quả thu được như sau:
2.2.1. Thực trạng phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức
Bảng 2.4. Khảo sát thực trạng phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức của GV
TT Các yếu tố đánh giá thực trạng
Tỷ lệ %
Tốt Khá TB Yếu
1 Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
1.1
Ý thức chấp hành chủ trương chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nội qui, qui định của Nhà trường
81,4 11,4 7.2 0
1.2
Tham gia tuyên truyền, vận động gia đình, mọi người chấp hành luật pháp, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước
72,9 4,2 22,9 0
2 Tinh thần và thái độ trong công tác, giảng dạy
2.1 Nhiệt tình, yêu nghề, tận tụy với công việc 65,7 25,7 8,6 0 2.2 Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của sinh viên,
quan tâm giúp đỡ sinh viên trong học tập 44,3 38,6 17,1 0 2.3 Định hướng cho sinh viên trong học tập, sáng
tạo và NCKH 50 27,1 22,9 0
2.4 Tham gia các hoạt động sáng tác, thiết kế,
triển lãm mỹ thuật 98 7,1 2,9 0
phần nâng cao chất lượng đào tạo
2.6 Tinh thần tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp 14,3 32,9 47,1 5,7
3 Lối sông đạo đức, tinh thần đoàn kết, phối hợp đồng nghiệp trong quá trình công tác
3.1 Đoàn kết nội bộ, thương yêu giúp đỡ lẫn
nhau 47,1 28,6 15,7 8,6
3.2 Mức độ tham gia xây dựng tập thể giảng viên
vững mạnh, toàn diện 24,3 18,6 40 17,1
4 Ý thức tự học, tự bồi dưỡng
4.1 Kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ 21,4 18,6 51,4 8,6
4.2 Ý thức về việc tham gia các nội dung bồi
dưỡng của nhà trường, của ngành. 48,6 28,6 18,6 4,2
4.3
Ý thức tự tìm tòi, học hỏi và vận dụng các phương pháp mới vào công tác giảng dạy đạt hiệu quả
44,3 30 11,4 14,3
5 Ý thức gìn giữ, bảo vệ tài sản công
5.1 Ý thức quản lý cơ sở vật chất phục vụ GD 17,1 22,9 10 50 5.2 Bảo vệ và gìn giữ cảnh quan môi trường 21,4 18,6 21,4 38,6 5.3 Giáo dục sinh viên trong việc gìn giữ tài sản,
cảnh quan môi trường 8,6 11,4 15,7 64,3
Kết quả khảo sát
1. Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước
- Ý thức chấp hành chủ trương chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nội qui, qui định của Nhà trường tốt chiếm: 81,4%, khá chiếm: 11,4%, trung bình chiếm: 7.2%, yếu : 0%
- Tham gia tuyên truyền, vận động gia đình, mọi người chấp hành luật pháp, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước tốt chiếm: 72,9%, khá chiếm: 4,2%, trung bình chiếm: 22,9 %, yếu : 0%
Đa số giảng viên nhà trường có ý thức chấp hành chủ trương chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước, nội qui, qui định của nhà trường. Có ý thức trong việc tuyên truyền, vận động gia đình, mọi người chấp hành luật pháp, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước.
Kết quả khảo sát
2. Tinh thần và thái độ trong công tác, giảng dạy
- Nhiệt tình, yêu nghề, tận tụy với công việc tốt chiếm: 65,7 %, khá chiếm: 25,7 %, trung bình chiếm: 8,6 %, yếu : 0%
- Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của sinh viên, quan tâm giúp đỡ sinh viên trong học tập tốt chiếm: 44,3%, khá chiếm: 38,6%, trung bình chiếm: 17,1 %, yếu: 0%
- Định hướng cho sinh viên trong học tập, sáng tạo và NCKH tốt chiếm: 50 %, khá chiếm: 27,1 %, trung bình chiếm: 22,9%, yếu : 0%
- Tham gia các hoạt động sáng tác, thiết kế, triển lãm mỹ thuật tốt chiếm: 98%, khá chiếm: 7,1%, trung bình chiếm: 2,9 %, yếu : 0%
- Cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tốt chiếm: 30 %, khá chiếm: 18,6 %, trung bình chiếm: 35,7 %, yếu : 15,7 %
- Tinh thần tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp tốt chiếm: 14,3 %, khá chiếm: 32,9 %, trung bình chiếm: 47,1 %, yếu : 5,7 %
Qua bảng khảo sát chúng tôi có những nhận xét đánh giá sau:
Đa sô giảng viên nhiệt tình với công việc, nghề nghiệp, quan tâm giúp đỡ sinh viên, định hướng cho sinh viên trong học tập và sáng tạo, đặc biệt giảng viên của trường đã đầu tư nhiều thời gian cho hoạt động sáng tác triển lãm, tuy nhiên nội dung cải tiến phương pháp giảng dạy và tinh thần tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp, tỷ lệ yếu còn cao. Một thực tế cho thấy giảng viên mỹ thuật vẫn còn nhiều nét riêng, cá nhân trong quá trình giảng dạy và hoạt động nghệ thuật.
Kết quả khảo sát
3. Lối sông đạo đức, tinh thần đoàn kết, phối hợp đồng nghiệp trong quá trình công tác
- Đoàn kết nội bộ, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau tốt chiếm: 47,1 %, khá chiếm: 28,6 %, trung bình chiếm: 15,7 %, yếu : 8,6 %
- Mức độ tham gia xây dựng tập thể giảng viên vững mạnh, toàn diện tốt chiếm: 24,3 %, khá chiếm:18,6 %,trung bình chiếm:40%, yếu : 17,1 %
Qua bảng khảo sát chúng tôi có những nhận xét đánh giá sau:
Đa số giảng viên có đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, bên cạnh đó vẫn còn một số cá nhân giảng viên chưa thật sự có tinh thần xây dựng tập thể, tỷ lệ trung bình, yếu chiếm rất cao. Vấn đề này đòi hỏi các cán bộ lãnh đạo, quản lý cần xem xét để có kế hoạch bồi dưỡng và tuyên truyền giáo dục nhằm xây dựng tập thể giảng viên vững mạnh, toàn diện
Kết quả khảo sát
4. Ý thức tự học, tự bồi dưỡng
- Kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tốt chiếm: 21,4 %, khá chiếm: 18,6 %, trung bình chiếm: 51,4 %, yếu : 8,6 %
- Ý thức về việc tham gia các nội dung bồi dưỡng tốt chiếm: 48,6 %, khá chiếm: 28,6 %, trung bình chiếm: 18,6 %, yếu : 4,2 %
- Ý thức tự tìm tòi, học hỏi và vận dụng các phương pháp mới vào công tác giảng dạy đạt hiệu quả tốt chiếm: 44,3 %, khá chiếm: 38 %, trung bình chiếm: 11,4 %, yếu : 14,3 %
Qua bảng khảo sát chúng tôi có những nhận xét đánh giá sau:
Ý thức tự bồi dưỡng của giảng viên chưa cao, chưa có kế hoạch bồi dưỡng, việc học tập bồi dưỡng vẫn đang còn lệ thuộc vào Nhà trường, trong khi đó ý thức tự tìm tòi, học hỏi và vận dụng các phương pháp mới vào công tác giảng dạy đạt hiệu quả tốt chiếm tỷ lệ cao
Kết quả khảo sát
5. Ý thức gìn giữ, bảo vệ tài sản công
- Ý thức quản lý cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy tốt chiếm: 17,1 %, khá chiếm: 22,9 %, trung bình chiếm: 10 %, yếu : 50 %
- Bảo vệ và gìn giữ cảnh quan môi trường tốt chiếm: 21,4 %, khá chiếm: 18,6 %, trung bình chiếm: 21,4 %, yếu : 38,6 %
- Giáo dục sinh viên trong việc gìn giữ tài sản, cảnh quan môi trường tốt chiếm: 8,6 %, khá chiếm: 11,4 %, trung bình chiếm: 15,7 %, yếu : 64,3 %
Qua bảng khảo sát chúng tôi có những nhận xét đánh giá sau:
Ý thức quản lý cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy của giảng viên thấp, tỷ lệ yếu quá cao, đa số giảng viên chưa có ý thức gìn giữ tài sản công và giáo dục sinh viên trong việc gìn giữ tài sản, cảnh quan môi trường. Nhà trường cần phải xem xét để có biện pháp giáo dục.
Nhận xét chung
Từ tỷ lệ % của bảng khảo sát, qua điều tra thực trạng chất lượng giảng viên cùng với kết quả tổng kết đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ hàng năm của đội ngũ giảng viên trong nhà trường, đồng thời phỏng vấn đội ngũ cán bộ quản lý trường Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức của giảng viên, chúng tôi rút ra một số nhận xét về Thực trạng phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức của giảng viên của nhà trường sau:
Nhà trường luôn coi trọng công tác Giáo dục chính trị tư tưởng cho giảng viên, CBVC và HSSV. Ngay từ đầu năm học Cấp ủy, Ban giám hiệu, phối hợp với Công đoàn Nhà trường triển khai, thực hiện Chỉ thị số 296/CT-TTg ngày 27/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 của Ban Cán sự Đảng về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012
- Đa số các giảng viên của nhà trường chấp hành tốt chủ trương, chính sách của