Thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Mỹ thuật ứng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên mỹ thuật ứng dụng của trường cao đẳng mỹ thuật trang trí đồng nai (Trang 57 - 60)

dụng của trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ban hành Chỉ thị số: 99/CT – BVHTTDL ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Bộ Trưởng bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trình độ cao trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, giai đoạn 2011 – 2020”.

Cấp ủy, Ban giám hiệu trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai đã triển khai xây dựng đề án nhằm bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng viên

Nhà trường đã xác định được mục tiêu: Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có đủ năng lực quản lý, điều hành, giảng dạy, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, có trình độ cao đáp ứng được quy mô và chương trình đào tạo của Nhà trường, góp phần xây dựng nền Văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc [22,23].

- Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ giảng dạy theo quy chuẩn chức danh của giảng viên trường cao đẳng, đại học.

- Đào tạo, bồi dưỡng theo chỉ tiêu và nhu cầu thực tế hàng năm: kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy, nghiệp vụ sư phạm, giáo dục học Đại học…

- Đầu tư nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho giảng viên đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.

- Để phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu phát triển trường cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai đến năm 2020 Nhà trường đã đề ra chiến lược thực hiện được các mục tiêu:

- Xây dựng đội ngũ giảng viên có quy mô hợp lý, phù hợp với cơ cấu ngành nghề, bảo đảm chất lượng, có khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học, công nghệ vào giảng dạy. Tập trung xây dựng đội ngũ giảng viên cốt cán về các lĩnh vực chuyên môn ở các khoa, tổ bộ môn.

- Về chất lượng: đạt chuẩn trình độ theo quy định của Luật Giáo dục và các chức danh yêu cầu. đội ngũ giảng viên nhà trường có chuyên ngành phải tiếp cận trình độ các nước trong khu vực và quốc tế, cần có trình độ tin học, ngoại ngữ để tương thích với trình độ của giáo viên các nước tiên tiến trong khu vực và quốc tế.

- Để đạt được mục tiêu trên, cần thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp, trong đó có những giải pháp đột phá về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và chế độ chính sách đối với đội ngũ giảng viên.

Ngoài các nội dung về đào tạo; hàng năm tiến hành mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật thông tin cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ viên chức làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong toàn trường theo tiêu chuẩn của từng ngạch viên chức nhằm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Trong giai đoạn 2011 – 2015 đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ giảng dạy học tập nâng cao trình độ ở trong và ngoài nước, đặc biệc khuyến khích, động viên cán bộ giảng dạy nghiên cứu sinh ở nước ngoài.

Nhà trường cũng đã đề ra các giải pháp chủ yếu:

- Lập quy hoạch, kế hoạch tổng thể về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy của trường giai đoạn 2010- 2020 và hàng năm; tiến hành điều tra, khảo sát, thống kê chất lượng đội ngũ giảng viên.

- Đẩy mạnh việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và đổi mới phương pháp giảng dạy trong Nhà trường.

- Điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới các cơ chế chính sách về đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng sau đào tạo:

- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo đối với các đối tượng đào tạo là cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy, cán bộ dự nguồn.

- Mở rộng quy mô, hình thức đào tạo theo hướng xã hội hóa từng bước giảm dần nguồn kinh phí nhà nước đầu tư cho lĩnh vực đào tạo.

- Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng với một số nước có điều kiện tương đồng và phù hợp với Việt Nam đặc biệt là ở Châu á và trong khu vực (Singapo, Trung Quốc, Australia...).

- Tranh thủ các chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng của các tổ chức nước ngoài, sự tài trợ không hoàn lại của các nước dành cho Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và các chỉ tiêu đào tạo do các tổ chức giáo dục của Việt Nam, các bộ ngành ở Trung ương phân bổ.

- Mở rộng liên kết với các Trường Đại học trong nước để đào tạo cán bộ thuộc các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, đặc biệt là mỹ thuật ứng dụng.

Đội ngũ cán bộ giảng dạy là điều kiện trung tâm, có vai trò quyết định việc hoàn thành nhiệm vụ đào tạo của nhà trường. Để có một đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao, đáp ứng được chương trình đào tạo khi thành lập Trường đại học, nhà trường không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giảng viên bằng các hình thức cử đi học ở trong và ngoài nước.

Để thực hiện thành công việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao (giai đoạn 2011 – 2020) là sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo nhà trường, đồng thời là sự quan tâm đầu tư của Bộ Văn hóa Thể, thao và Du lịch [23].

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên mỹ thuật ứng dụng của trường cao đẳng mỹ thuật trang trí đồng nai (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w