Thực trạng về trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên mỹ thuật ứng dụng của trường cao đẳng mỹ thuật trang trí đồng nai (Trang 52 - 57)

Bảng 2.5. Khảo sát thực trạng về trình độ chuyên môn và kiến thức sư phạm của đội ngũ giảng viên.

TT

Nội dung đánh giá Tỷ lệ %

Tốt Khá TB Yếu

1 Kiến thức cơ bản

1.1 Hiểu rõ nội dung của học phần bản thân được

phân công giảng dạy. 58,6 17,1 18,6 5,7

1.3 Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin

trong giảng dạy 61,4 24,3 18 4,3

1.4 Khả năng biên soạn bài giảng, giáo trình, tài

liêu giảng dạy 11,4 18,6 51,4 18,6

2 Kiến thức chuyên ngành

2.1 Trình độ vẽ tay và phác thảo ý tưởng 44,3 37,1 7,1 11,5 2.2 Biết xây dựng kế hoạch và phát triển đồ án

chuyên ngành. 18,6 40 17,1 24,3

2.3 Khả năng nghiên cứu và quản lý dự án 10 15,7 48,6 25,7 2.4 Năng lực sáng tác, thiết kế sản phẩm 68,6 18,6 10 2,8 2.5 Kiến thức về lý luận chuyên ngành 4,3 30 38,6 27,1

3 Kiến thức sư phạm

3.1 Kiến thức về tâm lý học lứa tuổi 7,1 22,9 31,4 38,6 3.2 Phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung

môn học. 30 35,7 22,9 11,4

3.3 Xử lý tình huống sư phạm trong quá trình tổ

chức dạy học. 2,9 25,7 45,7 25,7

3.4

Vận dụng các phương pháp, kỹ thuật mới trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên, xây dựng tiêu chí chấm điểm

10 27,1 24,3 38,6

3.5 Khả năng tổ chức hoạt động ngoại khóa cho

sinh viên. 21,4 45,7 27,2 5,7

4 Kiến thức về nghiên cứu khoa học

4.1 Kỹ năng xây dựng và phát triển đề tài nghiên

cứu 2,8 11,4 32,9 52,9

4.2 Kỹ năng viết và bảo vệ công trình NC 2,9 8,5 25,7 62,9 4.3 Kỹ năng hướng dẫn sinh viên làm NCKH 1,4 7,1 21,5 70 4.4 Kỹ năng chuyển tải kết quả nghiên cứu thành

các bài báo khoa học 1,4 7,1 18,6 72,9

5 Kiến thức về ngoại ngữ, tin học

5.1 Sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động nghề

nghiệp 4,3 5,7 10 80

5.2 Sử sụng vi tính chuyên ngành trong hoạt động

Kết quả khảo sát

1. Kiến thức cơ bản

- Hiểu rõ nội dung của học phần bản thân được phân công giảng dạy tốt chiếm: 58,6 %, khá chiếm: 17,1 %, trung bình chiếm: 18,6 %, yếu: 5,7 %

- Xác định mục tiêu bài giảng tốt chiếm: 12,8 %, khá chiếm: 21.4 %, trung bình chiếm: 42.9 %, yếu: 22.9 %

- Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy tốt chiếm: 61,4 %, khá chiếm: 24,3 %, trung bình chiếm: 18 %, yếu: 4,3 %

- Khả năng biên soạn bài giảng, giáo trình, tài liêu giảng dạy tốt chiếm:11,4 %, khá chiếm: 18,6 %, trung bình chiếm: 51,4 %, yếu: 18,6 %

Qua bảng khảo sát chúng tôi có những nhận xét đánh giá sau:

Đa số giảng viên hiểu rõ về nội dung của học phần bản thân được phân công giảng dạy. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy rất tốt, chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên việc xác định mục tiêu bài giảng còn nhiều hạn chế, khả năng biên soạn bài giảng, giáo trình, tài liêu giảng dạy tỷ lệ trung bình còn cao, dây là nội dung, hạn chế lớn đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.

Kết quả khảo sát

2. Kiến thức chuyên ngành

- Trình độ vẽ tay và phác thảo ý tưởng tốt chiếm: 44,3 %, khá chiếm: 37,1 %, trung bình chiếm: 7,1 %, yếu : 11,5 %

- Biết xây dựng kế hoạch và phát triển đồ án chuyên ngành tốt chiếm: 18,6 %, khá chiếm: 40 %, trung bình chiếm: 17,1 %, yếu : 24,3 %

- Khả năng nghiên cứu và quản lý dự án tốt chiếm: 10 %, khá chiếm: 15,7 %, trung bình chiếm: 48,6 %, yếu : 25,7 %

- Năng lực sáng tác, thiết kế sản phẩm tốt chiếm: 68,6 %, khá chiếm: 18,6 %, trung bình chiếm: 10%, yếu : 2,8 %

- Kiến thức về lý luận chuyên ngành tốt chiếm: 4,3 %, khá chiếm: 30%, trung bình chiếm: 38,6 %, yếu : 27,1 %

Số giảng viên có trình độ vẽ tay và phác thảo ý tưởng tốt chiếm tỷ lệ cao, bên cạnh đó vẫn còn một số giảng viên vẽ tay yếu, lệ thuộc nhiều vào thiết bị vi tính. Khả năng nghiên cứu và quản lý dự án của giảng viên trung bình và yếu chiếm tỷ lệ cao, bên cạnh đó. Đa số giảng viên có năng lực trong việc sáng tác, thiết kế sản phẩm tuy nhiên kiến thức về lý luận chuyên ngành còn nhiều hạn chế, tỷ lệ tốt còn quá thấp, trong khi đó trung bình và yếu chiếm tỷ lệ khá cao.

Kết quả khảo sát

3. Kiến thức sư phạm

- Kiến thức về tâm lý học lứa tuổi tốt chiếm: 7,1 %, khá chiếm: 22,9 %, trung bình chiếm: 31,4 %, yếu : 38,6 %

- Phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung môn học tốt chiếm: 30 %, khá chiếm: 35,7 %, trung bình chiếm: 22,9 %, yếu : 11,4 %

- Xử lý tình huống sư phạm trong quá trình tổ chức dạy học tốt chiếm: 2,9 %, khá chiếm: 25,7 %, trung bình chiếm:45,7 %, yếu : 25,7 %

- Vận dụng các phương pháp, kỹ thuật mới trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên tốt chiếm: 10 %, khá chiếm: 27,1 %, trung bình chiếm: 24,3 %, yếu : 38,6 %

- Khả năng tổ chức hoạt động ngoại khóa cho sinh viên tốt chiếm: 21,4 %, khá chiếm: 45,7 %, trung bình chiếm: 27,1 %, yếu : 5,8 %

Qua bảng khảo sát chúng tôi có những nhận xét đánh giá sau:

Kiến thức về tâm lý học lứa tuổi của giảng viên còn nhiều hạn chế tỷ lệ tốt còn thấp, trong khi đó trung bình và yếu chiếm tỷ lệ cao.

Đa số giảng viên có phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung môn, tuy vậy tỷ lệ trung bình và yếu vẫn còn cao.

Xử lý tình huống sư phạm trong quá trình tổ chức dạy học, vận dụng các phương pháp, kỹ thuật mới trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên còn nhiều hạn chế, tỷ lệ trung bình và yếu vẫn còn cao.

Có khả năng trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa cho sinh viên

4. Kiến thức về nghiên cứu khoa học

- Kỹ năng xây dựng và phát triển đề tài nghiên cứu tốt chiếm: 2,8 %, khá chiếm: 11,4 %, trung bình chiếm: 32,9 %, yếu : 52,9 %

- Kỹ năng viết và bảo vệ công trình nghiên cứu tốt chiếm: 2,9 %, khá chiếm: 8,5 %, trung bình chiếm: 25,7 %, yếu : 62,9 %

- Kỹ năng hướng dẫn sinh viên làm nghiên cứu khoa học tốt chiếm: 1,4 %, khá chiếm: 7,1 %, trung bình chiếm: 21,5 %, yếu : 70 %

- Kỹ năng chuyển tải kết quả nghiên cứu thành các bài báo khoa học tốt chiếm: 1,4 %, khá chiếm: 45,7 %, trung bình chiếm: 18,6 %, yếu : 74,3 %

Qua bảng khảo sát chúng tôi có những nhận xét đánh giá sau:

Kỹ năng xây dựng và phát triển đề tài nghiên cứu, kỹ năng viết và bảo vệ công trình nghiên cứu của giảng viên ở mức trung bình, tỷ lệ khá và tốt ít

Đa số giảng viên yếu về kỹ năng hướng dẫn sinh viên làm nghiên cứu khoa học, kỹ năng chuyển tải kết quả nghiên cứu thành các bài báo khoa, tỷ kệ trung bình và yếu quá cao trong khi đó tỷ lệ tốt, khá lại quá thấp.

Kết quả khảo sát

5. Trình độ Ngoại ngữ - Tin học

- Sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động nghề nghiệp tốt chiếm: 4,3 %, khá chiếm: 5,7 %, trung bình chiếm: 10 %, yếu : 80 %

- Sử sụng vi tính chuyên ngành trong hoạt động nghề nghiệp tốt chiếm: 60 %, khá chiếm: 32,9 %, trung bình chiếm: 7,1 %, yếu : 0 %

Qua bảng khảo sát chúng tôi có những nhận xét đánh giá sau:

Đa số giảng viên yếu ngoại ngữ, rất ít giảng viên sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động nghề nghiệp

Hầu hết 100% giảng viên thành thạo vi tính chuyên ngành, sử dụng tốt vi tính chuyên ngành trong hoạt động nghề nghiệp.

Nhận xét chung

Qua điều tra thực trạng chất lượng giảng viên và phỏng vấn đội ngũ cán bộ quản lý trường Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai về kỹ năng sư phạm của đội

ngũ giảng viên, chúng tôi có những nhận xét thực trạng về trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên nhà trường như sau:

Đa số giảng viên có kỹ năng giảng dạy tốt tuy vẫn tồn tại nhiều vấn đề chưa được thống nhất trong quá trình giảng dạy giữa các giảng viên, một phần do tính chất chuyên môn, một phần do quan điểm cá nhân giảng viên về giá trị thẩm mỹ chính vì vậy mà kéo theo cả một qúa trình không đồng bộ trong giảng dạy.

Hầu hết các giảng viên chưa đồng nhất trong việc xác định mục tiêu bài giảng, chưa thiết lập tiêu chí chấm điểm một cách khoa học và chuẩn mực dẫn đến việc đánh giá quá trình học tập, lao động sáng tạo của sinh viên còn trừu tượng và cảm tính.

Do đặc thù chuyên môn nên việc lựa chọn phương pháp giảng dạy chưa có tính đồng bộ, hình thức tổ chức lớp học, tổ chức hoạt động ngoại khoá vẫn mang tính chủ quan, ngẩu hứng của cá nhân.

Sự gắn kết giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học vẫn còn nhiều hạn chế và ít được giảng viên quan tâm, nội dung và phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở việc chỉnh sửa chương trình, nội dung bài giảng. Một thực trạng luôn tồn tại ở giảng viên mỹ thuật là vấn đề nghiên cứu khoa học, hầu hết giảng viên chưa xác định một cách rõ ràng giữa nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và sáng tác nghệ thuật, chính vì vậy rất nhiều giảng viên lúng túng trong quá trình nghiên cứu khoa học và tham gia hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học.

Tính sư phạm trong việc tổ chức lớp học, xử lý tình huống sư phạm còn nhiều hạn chế, sự thể hiện phong cách, cá tính đôi lúc vượt ra khỏi quy chuẩn trong sư phạm ở không ít giảng viên mỹ thuật và thực tế vẫn còn xảy ra trong quá trình giảng dạy.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên mỹ thuật ứng dụng của trường cao đẳng mỹ thuật trang trí đồng nai (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w