Bảng 2.4. Khảo sát thực trạng phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức của GV
TT Các yếu tố đánh giá thực trạng
Tỷ lệ %
Tốt Khá TB Yếu
1 Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
1.1
Ý thức chấp hành chủ trương chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nội qui, qui định của Nhà trường
81,4 11,4 7.2 0
1.2
Tham gia tuyên truyền, vận động gia đình, mọi người chấp hành luật pháp, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước
72,9 4,2 22,9 0
2 Tinh thần và thái độ trong công tác, giảng dạy
2.1 Nhiệt tình, yêu nghề, tận tụy với công việc 65,7 25,7 8,6 0 2.2 Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của sinh viên,
quan tâm giúp đỡ sinh viên trong học tập 44,3 38,6 17,1 0 2.3 Định hướng cho sinh viên trong học tập, sáng
tạo và NCKH 50 27,1 22,9 0
2.4 Tham gia các hoạt động sáng tác, thiết kế,
triển lãm mỹ thuật 98 7,1 2,9 0
phần nâng cao chất lượng đào tạo
2.6 Tinh thần tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp 14,3 32,9 47,1 5,7
3 Lối sông đạo đức, tinh thần đoàn kết, phối hợp đồng nghiệp trong quá trình công tác
3.1 Đoàn kết nội bộ, thương yêu giúp đỡ lẫn
nhau 47,1 28,6 15,7 8,6
3.2 Mức độ tham gia xây dựng tập thể giảng viên
vững mạnh, toàn diện 24,3 18,6 40 17,1
4 Ý thức tự học, tự bồi dưỡng
4.1 Kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ 21,4 18,6 51,4 8,6
4.2 Ý thức về việc tham gia các nội dung bồi
dưỡng của nhà trường, của ngành. 48,6 28,6 18,6 4,2
4.3
Ý thức tự tìm tòi, học hỏi và vận dụng các phương pháp mới vào công tác giảng dạy đạt hiệu quả
44,3 30 11,4 14,3
5 Ý thức gìn giữ, bảo vệ tài sản công
5.1 Ý thức quản lý cơ sở vật chất phục vụ GD 17,1 22,9 10 50 5.2 Bảo vệ và gìn giữ cảnh quan môi trường 21,4 18,6 21,4 38,6 5.3 Giáo dục sinh viên trong việc gìn giữ tài sản,
cảnh quan môi trường 8,6 11,4 15,7 64,3
Kết quả khảo sát
1. Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước
- Ý thức chấp hành chủ trương chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nội qui, qui định của Nhà trường tốt chiếm: 81,4%, khá chiếm: 11,4%, trung bình chiếm: 7.2%, yếu : 0%
- Tham gia tuyên truyền, vận động gia đình, mọi người chấp hành luật pháp, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước tốt chiếm: 72,9%, khá chiếm: 4,2%, trung bình chiếm: 22,9 %, yếu : 0%
Đa số giảng viên nhà trường có ý thức chấp hành chủ trương chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước, nội qui, qui định của nhà trường. Có ý thức trong việc tuyên truyền, vận động gia đình, mọi người chấp hành luật pháp, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước.
Kết quả khảo sát
2. Tinh thần và thái độ trong công tác, giảng dạy
- Nhiệt tình, yêu nghề, tận tụy với công việc tốt chiếm: 65,7 %, khá chiếm: 25,7 %, trung bình chiếm: 8,6 %, yếu : 0%
- Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của sinh viên, quan tâm giúp đỡ sinh viên trong học tập tốt chiếm: 44,3%, khá chiếm: 38,6%, trung bình chiếm: 17,1 %, yếu: 0%
- Định hướng cho sinh viên trong học tập, sáng tạo và NCKH tốt chiếm: 50 %, khá chiếm: 27,1 %, trung bình chiếm: 22,9%, yếu : 0%
- Tham gia các hoạt động sáng tác, thiết kế, triển lãm mỹ thuật tốt chiếm: 98%, khá chiếm: 7,1%, trung bình chiếm: 2,9 %, yếu : 0%
- Cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tốt chiếm: 30 %, khá chiếm: 18,6 %, trung bình chiếm: 35,7 %, yếu : 15,7 %
- Tinh thần tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp tốt chiếm: 14,3 %, khá chiếm: 32,9 %, trung bình chiếm: 47,1 %, yếu : 5,7 %
Qua bảng khảo sát chúng tôi có những nhận xét đánh giá sau:
Đa sô giảng viên nhiệt tình với công việc, nghề nghiệp, quan tâm giúp đỡ sinh viên, định hướng cho sinh viên trong học tập và sáng tạo, đặc biệt giảng viên của trường đã đầu tư nhiều thời gian cho hoạt động sáng tác triển lãm, tuy nhiên nội dung cải tiến phương pháp giảng dạy và tinh thần tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp, tỷ lệ yếu còn cao. Một thực tế cho thấy giảng viên mỹ thuật vẫn còn nhiều nét riêng, cá nhân trong quá trình giảng dạy và hoạt động nghệ thuật.
Kết quả khảo sát
3. Lối sông đạo đức, tinh thần đoàn kết, phối hợp đồng nghiệp trong quá trình công tác
- Đoàn kết nội bộ, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau tốt chiếm: 47,1 %, khá chiếm: 28,6 %, trung bình chiếm: 15,7 %, yếu : 8,6 %
- Mức độ tham gia xây dựng tập thể giảng viên vững mạnh, toàn diện tốt chiếm: 24,3 %, khá chiếm:18,6 %,trung bình chiếm:40%, yếu : 17,1 %
Qua bảng khảo sát chúng tôi có những nhận xét đánh giá sau:
Đa số giảng viên có đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, bên cạnh đó vẫn còn một số cá nhân giảng viên chưa thật sự có tinh thần xây dựng tập thể, tỷ lệ trung bình, yếu chiếm rất cao. Vấn đề này đòi hỏi các cán bộ lãnh đạo, quản lý cần xem xét để có kế hoạch bồi dưỡng và tuyên truyền giáo dục nhằm xây dựng tập thể giảng viên vững mạnh, toàn diện
Kết quả khảo sát
4. Ý thức tự học, tự bồi dưỡng
- Kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tốt chiếm: 21,4 %, khá chiếm: 18,6 %, trung bình chiếm: 51,4 %, yếu : 8,6 %
- Ý thức về việc tham gia các nội dung bồi dưỡng tốt chiếm: 48,6 %, khá chiếm: 28,6 %, trung bình chiếm: 18,6 %, yếu : 4,2 %
- Ý thức tự tìm tòi, học hỏi và vận dụng các phương pháp mới vào công tác giảng dạy đạt hiệu quả tốt chiếm: 44,3 %, khá chiếm: 38 %, trung bình chiếm: 11,4 %, yếu : 14,3 %
Qua bảng khảo sát chúng tôi có những nhận xét đánh giá sau:
Ý thức tự bồi dưỡng của giảng viên chưa cao, chưa có kế hoạch bồi dưỡng, việc học tập bồi dưỡng vẫn đang còn lệ thuộc vào Nhà trường, trong khi đó ý thức tự tìm tòi, học hỏi và vận dụng các phương pháp mới vào công tác giảng dạy đạt hiệu quả tốt chiếm tỷ lệ cao
Kết quả khảo sát
5. Ý thức gìn giữ, bảo vệ tài sản công
- Ý thức quản lý cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy tốt chiếm: 17,1 %, khá chiếm: 22,9 %, trung bình chiếm: 10 %, yếu : 50 %
- Bảo vệ và gìn giữ cảnh quan môi trường tốt chiếm: 21,4 %, khá chiếm: 18,6 %, trung bình chiếm: 21,4 %, yếu : 38,6 %
- Giáo dục sinh viên trong việc gìn giữ tài sản, cảnh quan môi trường tốt chiếm: 8,6 %, khá chiếm: 11,4 %, trung bình chiếm: 15,7 %, yếu : 64,3 %
Qua bảng khảo sát chúng tôi có những nhận xét đánh giá sau:
Ý thức quản lý cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy của giảng viên thấp, tỷ lệ yếu quá cao, đa số giảng viên chưa có ý thức gìn giữ tài sản công và giáo dục sinh viên trong việc gìn giữ tài sản, cảnh quan môi trường. Nhà trường cần phải xem xét để có biện pháp giáo dục.
Nhận xét chung
Từ tỷ lệ % của bảng khảo sát, qua điều tra thực trạng chất lượng giảng viên cùng với kết quả tổng kết đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ hàng năm của đội ngũ giảng viên trong nhà trường, đồng thời phỏng vấn đội ngũ cán bộ quản lý trường Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức của giảng viên, chúng tôi rút ra một số nhận xét về Thực trạng phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức của giảng viên của nhà trường sau:
Nhà trường luôn coi trọng công tác Giáo dục chính trị tư tưởng cho giảng viên, CBVC và HSSV. Ngay từ đầu năm học Cấp ủy, Ban giám hiệu, phối hợp với Công đoàn Nhà trường triển khai, thực hiện Chỉ thị số 296/CT-TTg ngày 27/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 của Ban Cán sự Đảng về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012
- Đa số các giảng viên của nhà trường chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thể hiện ở sự chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt các nội qui, qui định của nhà trường, thực hiện tốt việc tuyên truyền, vận động mọi người chấp hành pháp luật và các chủ trương mới.
- Đa số giảng viên có lòng yêu nghề, đam mê trong lao động sáng tạo nghệ thuật, tích cực tham gia các hoạt động nghề nghiệp, hướng dẫn sinh viên sáng tác và nghiên cứu khoa học, tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.
- Giảng viên có tinh thần, trách nhiệm trong công tác, có lối sống trung thực, giản dị, lành mạnh, gương mẫu. Tuy vậy vấn đề chấp nhận ý kiến đồng nghiệp và giúp đỡ đồng nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ vẫn chưa thể hiện rõ nét.
- Ý thức tự học, tự bồi dưỡng của giảng viên thể hiện được tính tích cực, tuy nhiên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế đó là ý thức tìm tòi, học hỏi để vận dụng các phương pháp mới vào công tác giảng dạy và giáo dục sinh viên của đội ngũ giảng viên chưa cao. Đây là một hạn chế lớn đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.
- Đa số giảng viên hoàn thành khối lượng công việc, có hiệu quả theo chức trách, nhiệm vụ đã được phân công, đảm bảo thời gian làm việc (giờ làm việc, số ngày làm việc).
- Trong những năm qua với sự quan tâm của Nhà trường về việc đầu tư kinh phí cho giảng viên học tập nâng cao trình độ đã tạo được động lực thúc đẩy tinh thần học tập, tự học tập nâng cao trình độ trong đội ngũ giảng viên của nhà trường.
- Giảng viên nhà trường đã nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đã tạo được động lực học tập cho sinh viên, chính vì vậy mà những năm qua sinh viên tốt nghiệp ra trường đều tìm được việc làm và đáp ứng được yêu cầu công việc.
- Nhiều giảng viên phấn đấu đi học ở nước ngoài với trình độ tiến sĩ, Thạc sĩ.