Cấp ủy, Ban giám hiệu tăng cường công tác chỉ đạo, tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm cho đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của đội ngũ giảng viên đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của trường trong sự phát triển chung của xã hội.
Xây dựng chương trình hành động tạo được sự thống nhất trong toàn thể cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, giảng viên, xác định đây là giải pháp cần thiết nhằm góp phần xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.
Chất lượng đội ngũ giảng viên quyết định trực tiếp đến chất lượng đào tạo của trường chính vì vậy đây không chỉ là nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo mà phải của tất cả CBVC trong toàn trường.
Tạo ra môi trường, không gian phù hợp để toàn thể CBVC, giảng viên sinh hoạt chuyên đề, thảo luận, góp ý kiến trong việc nâng cao ý thức
Giải pháp nâng cao nhận thức:
- Hàng năm Cấp ủy, Ban giám hiệu nhà trường phải đề ra các chủ trương, Nghị quyết nhằm cụ thể hóa các nội dung theo từng năm xoay quanh vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.
- Tổ chức các hội thảo chuyên đề bàn về công tác xây dựng đội ngũ giảng viên nhà trường để mọi người được tham gia bàn bạc, thể hiện chính kiến của mình, góp phần tìm ra biện pháp tốt nhất đồng thời qua đó nâng cao nhận thức cho họ.
- Định kỳ, thông qua các buổi sinh hoạt chi bộ, hội nghị cán bộ, giáo viên toàn trường; Cấp ủy, Ban Giám hiệu nhà trường cần giáo dục, nhắc nhở ý thức trách nhiệm của mọi thành viên trong nhà trường, đặc biệt là vai trò của giảng viên về nhiệm vụ giảng dạy.
3.2.2. Giải pháp 2: Đổi mới công tác quy hoạch phát triển đội ngũ và tuyển dụng giảng viên.
3.2.2.1. Đổi mới công tác qui hoạch phát triển đội ngũ giảng viên
Bộ Giáo dục và Đào tao đã phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giáo dục giai đoạn 2011- 2020. [3]
Mục tiêu “Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giáo dục đến năm 2020 nhằm xác định được nhu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ nhân lực của ngành, góp phần đảm bảo lực lượng để tiến hành công cuộc đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020.”[3]
Nghị quyết số: 14/2005/NQ – CP của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 đã nêu rõ nhiệm vu đổi mới công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng giảng viên và cán bộ quản lý.
- Xây dựng và thực hiện quy hoạch đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học, bảo đảm đủ về số lượng, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học.
- Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học. Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giảng viên, tầm nhìn chiến lược, năng lực sáng tạo và tính chuyên nghiệp của cán bộ lãnh đạo, quản lý.
- Đổi mới phương thức tuyển dụng theo hướng khách quan, công bằng và có yếu tố cạnh tranh. Hoàn thiện và thực hiện cơ chế hợp đồng dài hạn; bảo đảm sự bình đẳng giữa giảng viên biên chế và hợp đồng, giữa giảng viên ở cơ sở giáo dục công lập và ở cơ sở giáo dục ngoài công lập.
- Xây dựng và ban hành chính sách mới đối với giảng viên bao gồm tiêu chuẩn giảng viên, định mức lao động, điều kiện làm việc, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chế độ nghỉ dạy dài hạn để trao đổi học thuật và cơ chế đánh giá khách quan kết quả công việc. Ban hành chính sách, chế độ kiêm nhiệm giảng dạy.
- Đổi mới quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư theo hướng giao cho các cơ sở giáo dục đại học thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn và điều kiện chung do Nhà nước quy định. Định kỳ đánh giá để bổ nhiệm lại hoặc miễn nhiệm các chức danh giáo sư, phó giáo sư. Cải cách thủ tục hành chính xét công nhận giảng viên, giảng viên chính.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCH TW (khóa VIII) khẳng định: “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài”[9].
Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên giữ vai trò hết sức quan trọng, là bản luận chứng khoa học đảm bảo cho việc xây dựng một đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, có chất lượng cao, đồng bộ về cơ cấu, kết nối một cách liên tục, hài hòa giữa các thế hệ nhằm xây dựng được một đội ngũ giảng viên vững mạnh.
Tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai, để công tác này đi vào nề nếp, ổn định và thực hiện có hiệu quả, Cấp ủy, Ban giám hiệu nhà trường nên ban hành một Nghị quyết về công tác tổ chức cán bộ theo quan điểm:
- Khẩn trương xây dựng đội ngũ giảng viên có đủ số lượng với chất lượng cao về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và cơ cấu hợp lý theo đúng quy hoạch ngắn và dài hạn, phù hợp yêu cầu phát triển toàn diện của một trường cao đẳng theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2020.
- Đổi mới việc lãnh đạo công tác cán bộ theo nguyên tắc “Đảng lãnh đạo toàn diện công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ”, đồng thời phát huy tối đa vai trò, quyền hạn và tính tự chịu trách nhiệm của lãnh đạo các cấp (Ban Giám hiệu, Phòng, Khoa, Bộ môn,…); thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, đẩy mạnh dân chủ hóa, công khai hóa công tác cán bộ.
Nội dung cụ thể của giải pháp này là:
- Công tác quy hoạch cán bộ:
Hàng năm Cấp ủy, Ban giám hiệu phải quan tâm chỉ đạo công tác bổ sung hồ sơ quy hoạch cán bộ, tiến hành đúng các thủ tục từ tổ bộ môn, phòng, ban khoa
- Công tác tuyển chọn cán bộ:
Thực tế cho thấy sự mất cân đối về đội ngũ giảng viên Mỹ thuật Ứng dụng cụ thể là: Số giảng viên tốt nghiệp đúng chuyên ngành thiếu hụt trầm trọng, trong khi đó số giảng viên tốt nghiệp mỹ thuật tạo hình, sư phạm mỹ thuật lại quá đông. Do đó việc chuyển giao kiến thức trong đội ngũ giảng viên là một vấn đề cần được nhà trường quan tâm. Cần phải đầu tư nhiều hơn nữa công tác sinh hoạt chuyên đề, mời chuyên gia về trường để nói chuyện và trao đổi kinh nghiệm. Tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trẻ, có năng lực để kịp thời bổ sung cho các ngành mới, đồng thời chuẩn bị đội ngũ phục vụ tốt cho sự phát triển của trường.
Lãnh đạo nhà trường cần phải kịp thời ban hành Quy định công tác tuyển chọn giảng viên với những tiêu chí phù hợp, hiệu quả trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc về tuyển chọn nhân lực.
+ Tốt nghiệp đúng ngành cần tuyển là nội dung cần quan tâm + Chất lượng toàn diện là vấn đề được ưu tiên hàng đầu
+ Quy trình tuyển chọn phải chặt chẽ, nhanh gọn, dân chủ, công khai theo tinh thần cải cách hành chính; tránh gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực.
+ Phải căn cứ vào tính đặc thù theo từng bộ môn, chuyên ngành, lĩnh vực, đối tượng cụ thể để xác định hệ số ưu tiên nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch.
+ Cần quan tâm trình độ ngoại ngữ và tin học của Giảng viên khi tuyển đầu vào. + Để chủ động trong quá trình quản lý. Nhà trường cần phải cơ cấu mỗi môn học ít nhất phải có 2 giảng viên đảm nhiệm.
+ Chương trình đào tạo của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai có nhiều ngành mang tính đặc thù nên lực lượng kế thừa năng động sáng tạo và có hướng tích cực đó chính là những sinh viên giỏi của trường. Nếu nhà trường xây dựng được đề án đầu tư phát triển đội ngũ và được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phê duyệt thì trong vòng 3 đến 5 năm sẽ có đội ngũ giảng viên trẻ, năng động phục vụ tốt cho sự phát triển của nhà trường.
- Công tác bồi dưỡng, đào tạo bổ sung, nâng cao trình độ
+ Trước hết cần phải quán triệt đến toàn thể CBVC trong nhà trường hiểu rõ tầm quan trọng của việc học tập nâng cao trình độ, từ đó mỗi CBVC nêu cao tinh thần trách nhiệm, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ trong tất cả các lĩnh vực công tác của nhà trường.
+ Mỗi CBVC nỗ lực phấn đấu học tập, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao cho sự phát triển của nhà trường, đạt chuẩn ngạch tuyển dụng và các nội dung yêu cầu cần có và đủ theo vị trí công tác của cán bộ.
+ Song song với việc kiện toàn tổ chức bộ máy, Trường cần tiến hành việc đưa cán bộ đi đào tạo trong và ngoài nước nhằm nâng cao khả năng giảng dạy cho cho đội ngũ giảng viên. Đây là yêu cầu nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Phương thức thực hiện bồi dưỡng chủ yếu thông qua việc tự học nâng cao trình độ của giảng viên, kết hợp với việc tiến hành bồi dưỡng định kỳ, cập nhật hóa kiến thức chuyên môn phục vụ cho công tác giảng dạy.
+ Các khoa, bộ môn căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, thực trạng giảng dạy của giảng viên ở các chuyên ngành để sắp xếp kế hoạch giảng dạy, công tác hợp lý và chủ động đề nghị nhà trường cử giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng.
+ Bên cạnh những chế độ ưu đãi, khuyến khích giảng viên học ngoại ngữ cần phải có quy định bắt buộc việc nâng cao trình độ ngoại ngữ đối với giảng viên, nhất là giảng viên chuyên ngành.
+ Giảng viên phải hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo quy định. Nội dung nghiên cứu khoa học cần nâng cao hơn, yêu cầu rộng hơn, thực tế hơn, phục vụ trực tiếp cho công tác đào tạo của nhà trường.
+ Xây dựng quy trình bồi dưỡng cán bộ tập sự, tiêu chí đánh giá, phân loại và sàng lọc, luân chuyển công tác phù hợp với năng lực để phát huy hiệu quả công tác.
+ Đổi mới việc đánh giá cán bộ trên cơ sở khoa học, dân chủ, khách quan, lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, giảng viên làm thước đo chủ yếu trong đánh giá năng lực của từng người.
+ Đối với giảng viên Mỹ thuật Ứng dụng cần phải tăng cường công tác dự giảng, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá giờ giảng chuyên ngành phù hợp và hiệu quả, thông quá đó tổ chức trao đổi kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp nhằm khắc phục những hạn chế đang tồn tại trong đội ngũ giảng viên mỹ thuật ở trường.
- Chế độ chính sách đối với cán bộ:
+ Thực hiện nghiêm chỉnh, kịp thời và đầy đủ mọi chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ.
+ Quy định hợp lý việc sử dụng quỹ phát triển sự nghiệp của đơn vị nhằm thực hiện có hiệu quả các khoản chi
+ Tạo quỹ thời gian cần thiết và dành một phần kinh phí thích đáng từ nguồn kinh phí thu sự nghiệp để thực hiện các hoạt động bồi dưỡng, đào tạo bổ sung, đào tạo lại, thu hút cán bộ.
+ Có giải pháp mạnh về đầu tư kinh phí để tạo nguồn cán bộ, giảng viên có chuyên môn sâu, đáp ứng yêu cầu đào tạo mũi nhọn của nhà trường trong những năm tới.
Trên cơ sở đó nhà trường cần xây dựng chiến lược phát triển trường đến năm 2020.
Theo chúng tôi, bản kế hoạch chiến lược của trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai cần theo cấu trúc và nội dung trọng tâm như sau:
* Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, bối cảnh, quan điểm phát triển
i. Sứ mệnh
Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai đào tạo nguồn nhân lực Mỹ thuật Ứng dụng, Nhiếp ảnh có chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, đáp ứng yêu cầu của xã hội, góp phần vào việc xây dựng và phát triển đất nước.
ii. Tầm nhìn
Xây dựng và phát triển trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai thành một cơ sở tạo Mỹ thuật Ứng dụng tiên tiến ở phía Nam
iii. Giá trị cốt lõi
Năng động, sáng tạo, hiệu quả và trách nhiệm
- Bối cảnh phát triển trong nước và quốc tế
Nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển những bước nhảy vọt chưa từng thấy, đưa thế giới từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế trí thức, nó tác động mạnh mẽ và làm biến đổi nhanh chóng về đời sống vật chất và tinh thần của xã hội.
Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi sự cạnh tranh khốc liệt về kinh tế giữa các nước. Các phương tiện truyền thông - internet đã tạo thuận tiện cho việc giao lưu văn hóa nói chung và công tác mỹ thuật ứng dụng nói riêng.
Công tác đổi mới giáo dục là một nhu cầu cấp thiết của toàn Đảng toàn dân vì sự nghiệp "Dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ văn minh".
Nhà trường là "tuyến đầu" của quá trình đổi mới, trường học cần "nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, trí thức mới, những cơ sở lý luận, phương thức tổ chức, nội dung giảng dạy hiện đại và tận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới phát triển”.
Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai với chức năng hiện nay là đào tạo cán bộ Mỹ thuật Ứng dụng có trình độ cao đẳng và trình độ thấp hơn, từ năm 2012 đến 2015 trường sẽ đào tạo với một trình độ cao hơn và có như vậy mới phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
- Điểm mạnh
Thứ nhất: Trường có bề dày lịch sử 109 năm về lĩnh vực đào tạo nghế và thiết kế mỹ thuật ứng dụng, Nhiều năm qua đã đào tạo ra nhiều thế hệ học trò có tay nghề giỏi phục vụ xã hội trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, Nhiều học trò đã thành đạt và làm chủ các công ty, xí nghiệp, đồng thời đội ngũ HSSV ra trường đều được các công ty nhận vào làm việc với mức lương cao.
Thứ hai: Ngành Mỹ thuật ứng dụng đang thu hút sự quan tâm của người học về thiết kế mỹ thuật truyền thông đa phương tiện, nhiếp ảnh quảng cáo, Thiết kế Thời trang và trường đã đầu tư công sức, trí tuệ để xây dựng được chương trình đưa vào giảng dạy cách đây 5 năm.
Thứ ba: Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu thẩm mỹ và Du lịch của người dân ngày được nâng cao, lĩnh vực thiết kế mỹ thuật được đề cao thông qua mọi hoạt
động của các công ty xí nghiệp, mẫu mã hàng hoá và hệ thống quảng cáo trên thị trường.
Nhà trường đã chủ động giao lưu, trao đổi chương trình với các trường bạn trong khu vực nhằm học tập và trao đổi kinh nghiệm trong công tác đào tạo mỹ thuật ứng dụng và Du lịch.
Thứ tư: Các thế hệ học trò, thầy giáo đang học tập ở nước ngoài, với mục tiêu về phục vụ trường trong thời gian tới. Hiện tại đội ngũ giảng viên trẻ, năng động có nhiều khả năng trong nghiên cứu và lao động sáng tạo phục vụ sự nghiệp giáo dục. Đội ngũ giảng viên của trường hiện có 45 người, trong đó 02 tiến sĩ, 2 nghiên cứu sinh, 14