Xây dựng tốt chế độ chính sách đối với giảng viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên mỹ thuật ứng dụng của trường cao đẳng mỹ thuật trang trí đồng nai (Trang 87)

Thực hiện chính sách đối với đội ngũ giảng viên là góp phần thực hiện mục tiêu, nguyên lý, quan điểm giáo dục của Đảng và Nhà nước. Là mục tiêu, động lực, nội dung, giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Cần có lộ trình, điều kiện, giải pháp để thực hiện chính sách có hiệu quả và bền vững.

Thực hiện tốt chính sách đối với giảng viên là tạo động lực trực tiếp động viên đội ngũ giảng viên yên tâm, phấn khởi công tác, năng động sáng tạo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực nhất trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.

Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X đã khẳng định: “Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về một lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội”.

Hội nghị cũng đã chỉ ra những nhiệm vụ và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. Đó là:

- Hoàn thiện môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của trí thức; - Thực hiện chính sách trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức;

- Tạo chuyển biến căn bản trong đào tạo, bồi dưỡng trí thức;

- Đề cao trách nhiêm của trí thức, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các hội trí thức;

- Nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ tri thức.

3.2.6.2. Nổ lực nhằm hoàn thiện chế độ chính sách đối với giảng viên.

- Quan tâm thực hiện tốt quyền lợi vật chất tinh thần cho giảng viên như việc cử giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng; khen thưởng những người có thành tích xuất sắc; xét và phong tặng các danh hiệu cao quí dành cho nhà giáo đảm bảo kịp thời, dân chủ, công khai và khách quan.

- Hoàn thiện chế độ đối với giảng viên phải xuất phát từ thực tiễn, phù hợp với thực tiễn tránh lý thuyết chung chung, không có khả năng thực hiện.

- Chế độ chính sách phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Tuy nhiên, chế độ chính sách phải có tính chiến lược, tương hợp với xu thế của thời đại, của quốc

tế, để những chính sách đó không lạc hậu trước sự biến đổi nhanh chóng của cuộc sống.

- Thực hiện đồng bộ các chính sách liên quan đến giảng viên: Thực hiện tốt các chính sách nhằm trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh giảng viên. Các chính sách đó bao gồm: Nghiên cứu hoàn thiện các văn bản quy định, chế độ chính sách có tính nền tảng như: Xây dựng định mức lao động và dạy thêm giờ, lương và xếp ngạch bậc, công tác khen thưởng, đề bạt, bổ nhiệm, thỉnh giảng…

- Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi và môi trường tốt cho hoạt động của giảng viên. Đảm bảo trang thiết bị, điều kiện làm việc cho giảng viên.

- Xã hội hóa, phát huy vai trò của nhà trường huy động mọi nguồn lực xã hội và sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc xây dựng, thực hiện chế độ chính sách đối với giảng viên.

- Nhà trường cần đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tăng nguồn thu sự nghiệp để có kinh phí chủ động thực hiện chiến lược: thu hút giảng viên, bổ sung quỹ lương, thực hiện chế độ nghỉ ngơi, tham quan, giải trí trong và ngoài nước, cải thiện điều kiện làm việc cho giảng viên.

- Cần thực hiện chế độ sàng lọc trong quá trình bồi dưỡng, đào tạo và thực hiện chế độ chính sách đối với giảng viên. Thực hiện chế độ, chính sách đối với giảng viên là một quá trình 2 mặt: Khẳng định những cống hiến, thành tích và sàng lọc những yếu kém, không đảm bảo yêu cầu. Những giảng viên không đủ tiêu chuẩn, không đáp ứng yêu cầu cần sàng lọc, không cho thụ hưởng sự ưu đãi như đối với các giảng viên có đủ năng lực khác. Đây cũng là biện pháp để tăng cường, kích thích sự phấn đấu của giảng viên.

3.2.6.3. Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của giảng viên

Từ năm 2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Bộ tài chính đã ra Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 hướng dẫn thực hiện nghị định 43/2006/NĐ-CP. Vì vậy:

Nhà trường xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ trên cơ sở các nguồn thu và quy định chế độ, định mức tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước, kết hợp với tính chất hoạt động đặc thù của nhà trường. Quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo thống nhất, tương quan giữa khối lượng, tính chất phức tạp của từng hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, quản lý, đảm bảo tiết kiệm, đồng thời khuyến khích động viên tập thể, cá nhân hoàn thành nhiệm vụ và thực hiện quy chế công khai, dân chủ.

Triển khai cơ chế và các chế độ, chính sách mới nhằm tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên theo nguyên tắc người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được trả phúc lợi nhiều hơn, tránh hiện tượng bình quân.

Xây dựng qũy khuyến khích học tập nâng cao trình độ đối với cán bộ giảng viên, đặc biệt quan tâm đến việc học ngoại ngữ

Xây dựng cơ chế khen thưởng cho những cán bộ có nhiều thành tích và đóng góp cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Tạo điều kiện tối đa cho các giảng viên đầu ngành, các giảng viên trẻ tham quan, giao lưu học hỏi, giảng dạy ở các cơ sở đào tạo uy tín trong và ngoài nước.

3.2.7. Giải pháp 7: Tiến hành kiểm định chất lượng

Kiểm định chất lượng là một giải pháp tổng thể mang tính công nghệ cao có thể góp phần tích cực vào việc phát triển giáo dục đại học tại Việt Nam. Là một giải pháp mang tính hiện đại ra đời để giải quyết một vấn đề của thực tiễn xã hội hiện đại. Kiểm định chất lượng là một trong những hoạt động của hệ thống bảo đảm chất lượng, là biện pháp hữu hiệu đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng để nâng cao chất lượng giáo dục. Kiểm định chất lượng là quá trình đánh giá bên ngoài dựa trên cơ sở tự đánh giá của nhà trường. Kiểm định chất lượng là một giải pháp lớn góp phần giúp các cơ sở đào tạo đại học nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Những năm qua Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành quy định tạm thời về kiểm định chất lượng trường cao đẳng, có 10 tiêu chuẩn với 55 tiêu chí:

Tiêu chuẩn 1: Sứ mạng và mục tiêu của trường cao đẳng (2 tiêu chí) Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý (9 tiêu chí)

Tiêu chuẩn 4: Hoạt động đào tạo (9 tiêu chí)

Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên (7 tiêu chí) Tiêu chuẩn 6: Người học (4 tiêu chí)

Tiêu chuẩn 7: Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ (5 tiêu chí)

Tiêu chuẩn 8: Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất (8 tiêu chí) Tiêu chuẩn 9: Tài chính và quản lý tài chính 9 (3 tiêu chí)

Tiêu chuẩn 10: Quan hệ giữa nhà trường và xã hội (2 tiêu chí )

Thực hiện tốt công tác kiểm định chất lượng nhằm đánh giá thực trạng, giải quyết những hạn chế tồn tại để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đồng thời khẳng định với xã hội về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của đơn vị để người học có cơ sở lựa chọn.

* Mục đích của tự đánh giá:

- Làm rõ thực trạng, quy mô, chất lượng và hiệu quả của hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ theo chức năng nhiệm vụ của trường cao đẳng, xem xét mức độ phù hợp với mục tiêu đào tạo của trường.

- Làm rõ thực trạng số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên, năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học…. Từ đó, phát hiện các điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ giảng viên nhằm đề ra giải pháp cụ thể để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ.

- Phân tích, so sánh kết quả hoạt động của trường theo các tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định chất lượng trường cao đẳng và xác định mức độ đạt được đối với từng tiêu chí kiểm định.

- Phát hiện các điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức đối với trường nhằm đề ra kế hoạch, biện pháp cụ thể từng bước cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Với những mục đích trên đây nhà trường cần tiến hành xây dựng kế hoạch tự đánh giá, công bố báo cáo tự đánh giá trong nội bộ nhà trường và thu thập các ý kiến đóng góp. Thực hiện việc đánh giá ngoài để được công nhận trường cao đẳng đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng theo cấp độ quy định. Trên cơ những điểm mạnh, điểm yếu của

nhà trường, để nghiên cứu và xây dựng chiến lược, chương trình hành động nhằm khắc phục những yếu kém, hạn chế để nâng cao chất lượng đào tạo.

Kế hoạch tự đánh giá của Trường phải được xây dựng dựa trên yêu cầu của các tiêu chí cần đánh giá và đảm bảo được các nội dung sau:

1. Mục đích tự đánh giá

Đánh giá đúng thực trạng chất lượng các mặt hoạt động của trường và thực hiện kế hoạch kiểm định chất lượng của trường cao đẳng đã đăng ký với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Phạm vi tự đánh giá

Đánh giá tổng thể các hoạt động của trường theo Bộ tiêu chuẩn KĐCL của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành ngày 14/12/2007.

3. Hội đồng Tự đánh giá:

Gồm các thành viên (danh sách kèm theo), nhóm này sẽ chịu trách nhiệm tổng quát các khâu và khâu cuối cùng là phản biện – hoàn chỉnh bản báo cáo tự đánh giá.

- Thành phần Hội đồng Tự đánh giá :

Hội đồng Tự đánh giá được thành lập theo Quyết định của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Mỹ Thuật Trang Trí Đồng Nai

- Danh sách hội đồng tự đánh giá: được cụ thể theo + Chức vụ

+ Vị trí công tác

+ Nhiệm vụ được phân công

Thành phần Ban Thư ký:

Ban thư ký được thành lập theo Quyết định của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Mỹ Thuật Trang Trí Đồng Nai

+ Chức vụ + Vị trí công tác

+ Nhiệm vụ được phân công + Điện thoại liên hệ

Thành lập 5 nhóm công tác (số người tương ứng) chịu trách nhiệm hoàn thành tập hồ sơ, số liệu thống kê, bản đánh giá sơ bộ của tiêu chuẩn được phân công.

+ Nhóm : nhóm trưởng, nhóm phó, thành viên + Tiêu chuẩn được phân công thực hiện

4. Kế hoạch huy động các nguồn lực và tài chính

Nguồn nhân lực cần huy động cho từng hoạt động tự đánh giá cần được cung cấp.

TT Tiêu chuẩn Các hoạt động Các loại nguồn nhân lực cần được huy động/ cung cấp

1 Sứ mạng và mục tiêu của trường cao đẳng

Tổ chức thu thập và phân tích minh chứng Phòng Tổ chức Cán bộ 2 Tổ chức và quản lý Tổ chức thu thập và phân tích minh chứng Tổ chức Cán bộ, đoàn thanh niên

3 Chương trình đào tạo Tổ chức thu thập và phân tích minh chứng

Phòng Đào tạo, Khoa Gốm, Đồ Họa, Kiến Thức Cơ bản

4 Các hoạt động đào tạo

Tổ chức thu thập và phân tích minh chứng

Phòng Đào tạo, Khoa Gốm, Đồ Họa, Kiến Thức Cơ bản

5 Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên Tổ chức thu thập và phân tích minh chứng P.Tổ chức Cán bộ, Các đơn vị trực thuộc 6 Người học Tổ chức thu thập và phân tích minh chứng

Phòng CT HS sinh viên, Đoàn thanh niên, Ban Thanh tra, Tổ chức Đảng các cấp.

7 Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

Tổ chức thu thập và phân tích minh chứng

Phòng Khoa học và Đối ngoại, Khoa Đa truyền Thông

8 Hoạt động hợp tác quốc tế

Tổ chức thu thập và phân tích minh chứng

Phòng Khoa học và Đối ngoại, và các đơn vị

9 Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác Tổ chức thu thập và phân tích minh chứng Trung tâm TT – TV; phòng Hành chính Quản trị 10 Tài chính và quản lý tài chính Tổ chức thu thập và phân tích minh chứng Phòng Tài vụ

- Nguồn lực tài chính cần huy động để cung cấp cho từng hoạt động tự đánh giá.

+ Kính phí do trường cấp từ nguồn kinh phí thu sự nghiệp (theo kế hoạch được cấp trên phê duyệt)

+ Kinh phí hỗ trợ từ dự án của Bộ GD & ĐT (nếu có).

- Dự trù kinh phí và cơ sở vật chất cho các công việc của hoạt động tự đánh giá:

+ Kinh phí tổ chức họp

+ Thu thập minh chứng: chi cho thu thập minh chứng và viết báo cáo từng tiêu chí, tiêu chuẩn.

+ Tập huấn + Viết báo cáo

+ Thuê cộng tác viên

+ Kinh phí cho ban thư ký và các nhóm công tác + Các phát sinh khác (công tác phí, tiếp Bộ, tư vấn...) + Dự phòng

- Điều kiện cơ sở vất chất:

+ Phòng họp + Tủ lưu trữ hồ sơ + Túi đựng hồ sơ + Máy tính + Bảng viết... 5. Công cụ đánh giá:

Sử dụng 10 tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường cao đẳng của Bộ GD-ĐT và Tài liệu hướng dẫn đánh giá từng tiêu chí theo các mức độ.

6. Kế hoạch làm việc của các chuyên gia tư vấn tại Trường.

Xác định những lĩnh vực cần thuê chuyên gia, mục đích thuê chuyên gia, vai trò của chuyên gia, số lượng chuyên gia, thời gian cần thuê.

- Thời gian

+ Tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ triển khai tự đánh giá cho các thành viên của HĐ tự đánh giá, các cán bộ chủ chốt của nhà trường

+ Tư vấn các phương pháp thu thập minh chứng. + Tư vấn phân tích những minh chứng đã tìm được + Tư vấn viết báo cáo tự đánh giá.

7. Kế hoạch thu thập thông tin ở ngoài trường (nếu cần)

Xác định các thông tin cần thu thập từ bên ngoài, nguồn cung cấp, thời gian cần thu thập, kinh phí cần có.

8. Thời gian biểu

Thời gian thực hiện tự đánh giá khoảng 6 tháng, có thể tham khảo lịch trình sau:

Thời gian Các hoạt động

Tuần 1 - 2 • Họp Lãnh đạo nhà trường để thảo luận mục đích, phạm vi, thời gian biểu và xác định các thành viên Hội đồng tự đánh giá;

• Ra quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá; • Họp Hội đồng tự đánh giá để:

- Công bố quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá;

- Thảo luận và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Hội đồng;

- Phân công dự thảo kế hoạch tự đánh giá;

- Dự kiến nhóm công tác chuyên trách để giúp các thành viên Hội đồng thực hiện trách nhiệm được giao.

• Tiến hành dự thảo kế hoạch tự đánh giá.

Tuần 3 - 4 • Phổ biến chủ trương triển khai tự đánh giá đến toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên và người học (thông qua các khoa, phòng, ban…);

• Tổ chức Hội thảo về chuyên môn, nghiệp vụ triển khai tự đánh giá cho các thành viên của Hội đồng tự đánh giá, các cán bộ chủ chốt của nhà trường, khoa, phòng, ban… (do cán bộ của trường tham gia khoá tập huấn về tự đánh giá hoặc phối hợp với chuyên gia từ bên

ngoài để tổ chức Hội thảo);

• Hoàn thành bản dự thảo kế hoạch tự đánh giá.

Tuần 5 Công bố kế hoạch tự đánh giá đã được phê duyệt, thông báo phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Hội đồng và các nhóm công tác chuyên trách giúp việc cho Hội đồng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên mỹ thuật ứng dụng của trường cao đẳng mỹ thuật trang trí đồng nai (Trang 87)