Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng và nâng cao chất lượng độ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên mỹ thuật ứng dụng của trường cao đẳng mỹ thuật trang trí đồng nai (Trang 38 - 41)

Trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đổi mới đất nước, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên có ý nghĩa hết sức quan trọng

- Đội ngũ giảng viên là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng. - Chất lượng đội ngũ giảng viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học, giáo dục - Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.

1.4.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ngũ giảng viên

Xuất phát từ quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” Đảng và nhà nước rất quan tâm đến việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.

Nghị Quyết Đại hội Đảng khóa VIII về đổi mới công tác đào tạo đội ngũ giáo viên ghi “ Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Sử dụng giáo viên đúng năng lực, đãi ngộ đúng công sức và tài năng với tinh thần ưu đãi và tôn vinh nghề dạy học”

Chỉ thị 40 – CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí Thư Trung ương đã xác định, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện là “ Nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa mang lại chiến lược lâu dài” đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải “Được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, nghề nghiệp”.

Kết luận của Hội nghị lần thứ sáu BCH Trung ương (khóa IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục- đào tạo, khoa học và công nghệ đến năm 2010 đã khẳng định: “Ban chấp hành Trung ương chủ trương từ nay đến năm 2010 toàn Đảng, toàn dân mà nòng cốt là đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cần tập trung vào những nhiệm vụ sau: Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, trước hết nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, thực hiện giáo dục toàn diện, đặc biệt chú trọng giáo dục tư tưởng, lối sống cho người học”[9].

Nghị quyết số 37/2004/QH 11 về giáo dục cũng nhấn mạnh việc cần thiết phải “tiếp tục xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đạt chuẩn về trình độ đào tạo…Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo , bồi dưỡng, sử dụng và tạo điều kiện cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thường xuyên tự học tập để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ, kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 37/2004/QH11 về giáo dục đã chỉ rõ sự cần thiết phải “tập trung chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục”, “bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách đào tạo, sử dụng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục”.

Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã ra Nghị quyết số 26- NQ/TW về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng đã Phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011-2020”

Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên văn hóa nghệ thuật phải được thực hiện trên cơ sở đảm bảo tính thực tiễn, hiệu quả; việc mở rộng quy mô đội ngũ giảng viên, giáo viên phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng đội ngũ, đồng thời, đảm bảo vai trò nòng cốt của đội ngũ giảng viên, giáo viên văn hóa nghệ thuật trong công cuộc đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới mục tiêu, quy trình, nội dung, phương pháp dạy và học trong đào tạo văn hóa nghệ thuật nói riêng. Đổi mới nội dung chương trình đào tạo, công tác quản lý, tổ chức đào tạo và đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên có trình độ cao trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, tạo cơ sở vững chắc thực hiện đổi mới cơ bản, toàn diện và nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Đổi mới công tác quy hoạch, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý nhằm xây dựng và phát triển đôi ngũ giảng viên, giáo viên có trình độ, kỹ năng và phẩm chất tốt, đáp ứng yêu cầu cấp bách trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước.

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước và phát triển giáo dục, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên có ý nghĩa hết sức quan trọng:

- Đội ngũ giảng viên là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng. - Chất lượng đội ngũ giảng viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học, giáo dục. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo không thể không nâng cao chất lượng giảng viên.

- Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là một chủ trương, một chương trình lớn của Đảng và Nhà nước.

Chương 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN MỸ THUẬT ỨNG DỤNG CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG MỸ THUẬT TRANG TRÍ

ĐỒNG NAI

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên mỹ thuật ứng dụng của trường cao đẳng mỹ thuật trang trí đồng nai (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w