Kiểm định chất lượng là một giải pháp tổng thể mang tính công nghệ cao có thể góp phần tích cực vào việc phát triển giáo dục đại học tại Việt Nam. Là một giải pháp mang tính hiện đại ra đời để giải quyết một vấn đề của thực tiễn xã hội hiện đại. Kiểm định chất lượng là một trong những hoạt động của hệ thống bảo đảm chất lượng, là biện pháp hữu hiệu đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng để nâng cao chất lượng giáo dục. Kiểm định chất lượng là quá trình đánh giá bên ngoài dựa trên cơ sở tự đánh giá của nhà trường. Kiểm định chất lượng là một giải pháp lớn góp phần giúp các cơ sở đào tạo đại học nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Những năm qua Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành quy định tạm thời về kiểm định chất lượng trường cao đẳng, có 10 tiêu chuẩn với 55 tiêu chí:
Tiêu chuẩn 1: Sứ mạng và mục tiêu của trường cao đẳng (2 tiêu chí) Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý (9 tiêu chí)
Tiêu chuẩn 4: Hoạt động đào tạo (9 tiêu chí)
Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên (7 tiêu chí) Tiêu chuẩn 6: Người học (4 tiêu chí)
Tiêu chuẩn 7: Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ (5 tiêu chí)
Tiêu chuẩn 8: Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất (8 tiêu chí) Tiêu chuẩn 9: Tài chính và quản lý tài chính 9 (3 tiêu chí)
Tiêu chuẩn 10: Quan hệ giữa nhà trường và xã hội (2 tiêu chí )
Thực hiện tốt công tác kiểm định chất lượng nhằm đánh giá thực trạng, giải quyết những hạn chế tồn tại để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đồng thời khẳng định với xã hội về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của đơn vị để người học có cơ sở lựa chọn.
* Mục đích của tự đánh giá:
- Làm rõ thực trạng, quy mô, chất lượng và hiệu quả của hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ theo chức năng nhiệm vụ của trường cao đẳng, xem xét mức độ phù hợp với mục tiêu đào tạo của trường.
- Làm rõ thực trạng số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên, năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học…. Từ đó, phát hiện các điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ giảng viên nhằm đề ra giải pháp cụ thể để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ.
- Phân tích, so sánh kết quả hoạt động của trường theo các tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định chất lượng trường cao đẳng và xác định mức độ đạt được đối với từng tiêu chí kiểm định.
- Phát hiện các điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức đối với trường nhằm đề ra kế hoạch, biện pháp cụ thể từng bước cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Với những mục đích trên đây nhà trường cần tiến hành xây dựng kế hoạch tự đánh giá, công bố báo cáo tự đánh giá trong nội bộ nhà trường và thu thập các ý kiến đóng góp. Thực hiện việc đánh giá ngoài để được công nhận trường cao đẳng đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng theo cấp độ quy định. Trên cơ những điểm mạnh, điểm yếu của
nhà trường, để nghiên cứu và xây dựng chiến lược, chương trình hành động nhằm khắc phục những yếu kém, hạn chế để nâng cao chất lượng đào tạo.
Kế hoạch tự đánh giá của Trường phải được xây dựng dựa trên yêu cầu của các tiêu chí cần đánh giá và đảm bảo được các nội dung sau:
1. Mục đích tự đánh giá
Đánh giá đúng thực trạng chất lượng các mặt hoạt động của trường và thực hiện kế hoạch kiểm định chất lượng của trường cao đẳng đã đăng ký với Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Phạm vi tự đánh giá
Đánh giá tổng thể các hoạt động của trường theo Bộ tiêu chuẩn KĐCL của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành ngày 14/12/2007.
3. Hội đồng Tự đánh giá:
Gồm các thành viên (danh sách kèm theo), nhóm này sẽ chịu trách nhiệm tổng quát các khâu và khâu cuối cùng là phản biện – hoàn chỉnh bản báo cáo tự đánh giá.
- Thành phần Hội đồng Tự đánh giá :
Hội đồng Tự đánh giá được thành lập theo Quyết định của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Mỹ Thuật Trang Trí Đồng Nai
- Danh sách hội đồng tự đánh giá: được cụ thể theo + Chức vụ
+ Vị trí công tác
+ Nhiệm vụ được phân công
Thành phần Ban Thư ký:
Ban thư ký được thành lập theo Quyết định của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Mỹ Thuật Trang Trí Đồng Nai
+ Chức vụ + Vị trí công tác
+ Nhiệm vụ được phân công + Điện thoại liên hệ
Thành lập 5 nhóm công tác (số người tương ứng) chịu trách nhiệm hoàn thành tập hồ sơ, số liệu thống kê, bản đánh giá sơ bộ của tiêu chuẩn được phân công.
+ Nhóm : nhóm trưởng, nhóm phó, thành viên + Tiêu chuẩn được phân công thực hiện
4. Kế hoạch huy động các nguồn lực và tài chính
Nguồn nhân lực cần huy động cho từng hoạt động tự đánh giá cần được cung cấp.
TT Tiêu chuẩn Các hoạt động Các loại nguồn nhân lực cần được huy động/ cung cấp
1 Sứ mạng và mục tiêu của trường cao đẳng
Tổ chức thu thập và phân tích minh chứng Phòng Tổ chức Cán bộ 2 Tổ chức và quản lý Tổ chức thu thập và phân tích minh chứng Tổ chức Cán bộ, đoàn thanh niên
3 Chương trình đào tạo Tổ chức thu thập và phân tích minh chứng
Phòng Đào tạo, Khoa Gốm, Đồ Họa, Kiến Thức Cơ bản
4 Các hoạt động đào tạo
Tổ chức thu thập và phân tích minh chứng
Phòng Đào tạo, Khoa Gốm, Đồ Họa, Kiến Thức Cơ bản
5 Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên Tổ chức thu thập và phân tích minh chứng P.Tổ chức Cán bộ, Các đơn vị trực thuộc 6 Người học Tổ chức thu thập và phân tích minh chứng
Phòng CT HS sinh viên, Đoàn thanh niên, Ban Thanh tra, Tổ chức Đảng các cấp.
7 Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Tổ chức thu thập và phân tích minh chứng
Phòng Khoa học và Đối ngoại, Khoa Đa truyền Thông
8 Hoạt động hợp tác quốc tế
Tổ chức thu thập và phân tích minh chứng
Phòng Khoa học và Đối ngoại, và các đơn vị
9 Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác Tổ chức thu thập và phân tích minh chứng Trung tâm TT – TV; phòng Hành chính Quản trị 10 Tài chính và quản lý tài chính Tổ chức thu thập và phân tích minh chứng Phòng Tài vụ
- Nguồn lực tài chính cần huy động để cung cấp cho từng hoạt động tự đánh giá.
+ Kính phí do trường cấp từ nguồn kinh phí thu sự nghiệp (theo kế hoạch được cấp trên phê duyệt)
+ Kinh phí hỗ trợ từ dự án của Bộ GD & ĐT (nếu có).
- Dự trù kinh phí và cơ sở vật chất cho các công việc của hoạt động tự đánh giá:
+ Kinh phí tổ chức họp
+ Thu thập minh chứng: chi cho thu thập minh chứng và viết báo cáo từng tiêu chí, tiêu chuẩn.
+ Tập huấn + Viết báo cáo
+ Thuê cộng tác viên
+ Kinh phí cho ban thư ký và các nhóm công tác + Các phát sinh khác (công tác phí, tiếp Bộ, tư vấn...) + Dự phòng
- Điều kiện cơ sở vất chất:
+ Phòng họp + Tủ lưu trữ hồ sơ + Túi đựng hồ sơ + Máy tính + Bảng viết... 5. Công cụ đánh giá:
Sử dụng 10 tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường cao đẳng của Bộ GD-ĐT và Tài liệu hướng dẫn đánh giá từng tiêu chí theo các mức độ.
6. Kế hoạch làm việc của các chuyên gia tư vấn tại Trường.
Xác định những lĩnh vực cần thuê chuyên gia, mục đích thuê chuyên gia, vai trò của chuyên gia, số lượng chuyên gia, thời gian cần thuê.
- Thời gian
+ Tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ triển khai tự đánh giá cho các thành viên của HĐ tự đánh giá, các cán bộ chủ chốt của nhà trường
+ Tư vấn các phương pháp thu thập minh chứng. + Tư vấn phân tích những minh chứng đã tìm được + Tư vấn viết báo cáo tự đánh giá.
7. Kế hoạch thu thập thông tin ở ngoài trường (nếu cần)
Xác định các thông tin cần thu thập từ bên ngoài, nguồn cung cấp, thời gian cần thu thập, kinh phí cần có.
8. Thời gian biểu
Thời gian thực hiện tự đánh giá khoảng 6 tháng, có thể tham khảo lịch trình sau:
Thời gian Các hoạt động
Tuần 1 - 2 • Họp Lãnh đạo nhà trường để thảo luận mục đích, phạm vi, thời gian biểu và xác định các thành viên Hội đồng tự đánh giá;
• Ra quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá; • Họp Hội đồng tự đánh giá để:
- Công bố quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá;
- Thảo luận và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Hội đồng;
- Phân công dự thảo kế hoạch tự đánh giá;
- Dự kiến nhóm công tác chuyên trách để giúp các thành viên Hội đồng thực hiện trách nhiệm được giao.
• Tiến hành dự thảo kế hoạch tự đánh giá.
Tuần 3 - 4 • Phổ biến chủ trương triển khai tự đánh giá đến toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên và người học (thông qua các khoa, phòng, ban…);
• Tổ chức Hội thảo về chuyên môn, nghiệp vụ triển khai tự đánh giá cho các thành viên của Hội đồng tự đánh giá, các cán bộ chủ chốt của nhà trường, khoa, phòng, ban… (do cán bộ của trường tham gia khoá tập huấn về tự đánh giá hoặc phối hợp với chuyên gia từ bên
ngoài để tổ chức Hội thảo);
• Hoàn thành bản dự thảo kế hoạch tự đánh giá.
Tuần 5 Công bố kế hoạch tự đánh giá đã được phê duyệt, thông báo phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Hội đồng và các nhóm công tác chuyên trách giúp việc cho Hội đồng.
Tuần 6 - 12 • Chuẩn bị đề cương báo cáo tự đánh giá; • Thu thập thông tin và minh chứng;
• Mã hoá các thông tin và minh chứng thu được; • Mô tả thông tin và minh chứng thu được; • Phân tích, lý giải các kết quả đạt được;
Tuần 13 • Họp Hội đồng tự đánh giá để:
- Xác định các vấn đề phát sinh từ các thông tin và minh chứng thu được;
- Xác định nhu cầu thu thập thông tin bổ sung;
- Điều chỉnh đề cương báo cáo tự đánh giá và xây dựng đề cương chi tiết.
Tuần 14 • Thu thập, xử lý thông tin bổ sung (nếu cần thiết)
• Họp Hội đồng tự đánh giá để thông qua đề cương chi tiết báo cáo tự đánh giá
Tuần 15 - 17 • Thu thập thông tin bổ sung (nếu cần thiết); • Các cuộc họp bổ sung (nếu cần thiết); • Dự thảo báo cáo tự đánh giá;
• Kiểm tra lại các thông tin và minh chứng được sử dụng trong báo cáo tự đánh giá.
Tuần 18 - 19 • Hội đồng tự đánh giá họp với các khoa, bộ môn, phòng, ban… để thảo luận về báo cáo tự đánh giá, xin ý kiến góp ý.
Tuần 20 - 21 • Họp Hội đồng tự đánh giá để thông qua bản báo cáo tự đánh giá đã sửa chữa;
• Công bố báo cáo tự đánh giá trong nội bộ nhà trường và thu thập các ý kiến đóng góp.
Tuần 23 Công bố bản báo cáo tự đánh giá đã hoàn thiện (trong nội bộ nhà trường)
Tuần 24 • Tập hợp các ý kiến đóng góp cho quy trình tự đánh giá, các biểu mẫu và các phần khác của tài liệu hướng dẫn;
• Nộp bản báo cáo tự đánh giá.
Nhà trường triển khai, thực hiện tốt kế hoạch kiểm định chất lượng sẽ đánh giá được những mặt mạnh, mặt hạn chế của nhà trường từ đó đề ra các biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, hội nhập quốc tế, thực hiện các chương trình giáo dục tiên tiến, xây dựng nhà trường từng bước phát triển toàn diện.