Thăm dò tính khả thi của các giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên mỹ thuật ứng dụng của trường cao đẳng mỹ thuật trang trí đồng nai (Trang 97 - 118)

Với mục đích để thăm dò tính khả thi và mức độ cần thiết của các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai. Chúng tôi đã tiến hành lập phiếu khảo sát, xin ý kiến của đội ngũ giảng viên và phỏng vấn đội ngũ giảng viên nhà trường về sự cần thiết và tính khả thi với nội dung: Sự cần thiết và tính khả thi triển khai các giải pháp. Số phiếu trả lời thu về 55, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1: Mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai

TT Tên giải pháp Ý kiến đánh giá %

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1 Tăng cường giáo dục ý thức trách nhiệm cho đội

ngũ giảng viên 62 30 8

2 Đổi mới công tác qui hoạch phát triển đội ngũ và

tuyển dụng giảng viên 18 67 15

3 Xây dựng chuẩn giảng viên trường Cao đẳng Mỹ

thuật Trang trí Đồng Nai 9 87 4

giảng viên

5 Đổi mới công tác quản lý hoạt động nghiên cứu

khoa học và chuyển giao công nghệ 22 58 20

6 Xây dựng tốt chế độ chính sách và tạo điều kiện

thuận lợi cho hoạt động của giảng viên 35 63 2

7 Tiến hành kiểm định chất lượng giáo dục

2 28 70

Bảng 3.2: Thứ tự Mức độ ưu tiên của các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai

Tên giải pháp Thứ tự ưu tiên

1 2 3 4 5 6 7

Tăng cường giáo dục ý thức trách

nhiệm cho đội ngũ giảng viên 35 29 9 11 9 7 0

Đổi mới công tác qui hoạch phát triển đội ngũ và tuyển dụng giảng viên

27 18 9 12 15 11 8

Xây dựng chuẩn giảng viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai

20 16 31 9 9 6 9

Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng

đội ngũ giảng viên 13 27 16 6 20 9 9

Đổi mới công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

23 14 24 9 18 0 12

Xây dựng tốt chế độ chính sách và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của giảng viên

40 27 16 9 8 0 0

Tiến hành kiểm định chất lượng giáo

dục 9 36 20 0 15 7 13

- Đa số giảng viên và đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường được khảo sát đều cho rằng các giải pháp mà chúng tôi đề xuất là cần thiết và có tính khả thi đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai.

- Từ các giải pháp đó, tỷ lệ giảng viên, cán bộ quản lý đều quan tâm đến giải pháp tăng cường giáo dục ý thức, trách nhiệm cho đội ngũ giảng viên; Đổi mới công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, Đổi mới công tác qui hoạch phát triển đội ngũ và tuyển dụng giảng viên, xây dựng chuẩn giảng viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai là quan trọng nhất. Đặc biệt là xây dựng tốt chế độ chính sách và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của giảng viên.

KẾT LUẬN

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã bám sát các bước thực hiện theo đề cương đã được Hội đồng thông qua, đồng thời thu thập tài liệu và phân tích các nội dung liên quan phục vụ cho công tác nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Xây dựng bảng câu hỏi để khảo sát các vấn đề về đội ngũ giảng viên Mỹ thuật ứng dụng đồng thời khảo sát tính khả thi và mức độ ưu tiên cho các giải pháp. Trên cơ sở đó, cùng với những kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình quản lý để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai.

Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:

Trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đổi mới đất nước, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên có ý nghĩa hết sức quan trọng

- Đội ngũ giảng viên là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng. - Chất lượng đội ngũ giảng viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học, giáo dục

- Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng, hội nhập quốc tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

- Chất lượng giảng viên là tập hợp các yếu tố: bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ,… đảm bảo cho người giảng viên đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của sự nghiệp giáo dục đại học, cao đẳng.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng đã Phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011-2020” Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên văn hóa nghệ thuật phải được thực hiện trên cơ sở đảm bảo tính thực tiễn, hiệu quả; việc mở rộng quy mô đội ngũ giảng viên,

giáo viên phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng đội ngũ, đồng thời, đảm bảo vai trò nòng cốt của đội ngũ giảng viên, giáo viên văn hóa nghệ thuật trong công cuộc đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới mục tiêu, quy trình, nội dung, phương pháp dạy và học trong đào tạo văn hóa nghệ thuật nói riêng. Đổi mới nội dung chương trình đào tạo, công tác quản lý, tổ chức đào tạo và đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên có trình độ cao trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, tạo cơ sở vững chắc thực hiện đổi mới cơ bản, toàn diện và nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Qua điều tra thực trạng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai có thể thấy rằng:

Đa số giảng viên có kỹ năng giảng dạy tốt, có tay nghề cao nhưng vẫn tồn tại nhiều vấn đề chưa được thống nhất trong quá trình giảng dạy giữa các giảng viên, một phần do tính chất chuyên môn, một phần do quan điểm cá nhân giảng viên về giá trị thẩm mỹ chính vì vậy mà kéo theo cả một qúa trình không đồng bộ trong giảng dạy.

Hầu hết các giảng viên chưa đồng nhất trong việc xác định mục tiêu bài giảng, chưa thiết lập tiêu chí chấm điểm một cách khoa học và chuẩn mực dẫn đến việc đánh giá quá trình học tập, lao động sáng tạo của sinh viên còn trừu tượng và cảm tính.

Do đặc thù chuyên môn nên việc lựa chọn phương pháp giảng dạy chưa có tính đồng bộ, hình thức tổ chức lớp học, tổ chức hoạt động ngoại khoá vẫn mang tính chủ quan, ngẩu hứng của cá nhân.

Sự gắn kết giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học vẫn còn nhiều hạn chế và ít được giảng viên quan tâm, nội dung và phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở việc chỉnh sửa chương trình, nội dung bài giảng. Một thực trang luôn tồn tại ở giảng viên mỹ thuật là vấn đề nghiên cứu khoa học, hầu hết giảng viên chưa xác định một cách rõ ràng giữa nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và sáng tác nghệ thuật, chính vì vậy rất nhiều giảng viên lúng túng trong quá trình nghiên cứu khoa học và tham gia hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học.

Tính sư phạm trong việc tổ chức lớp học, xử lý tình huống sư phạm còn nhiều hạn chế, sự thể hiện phong cách, cá tính đôi lúc vượt ra khỏi quy chuẩn trong sư phạm ở không ít giảng viên mỹ thuật và thực tế vẫn còn xảy ra trong quá trình giảng dạy.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên mỹ thuật ứng dụng trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai - tác giả đề xuất các giải pháp:

1. Tăng cường giáo dục ý thức, trách nhiệm cho đội ngũ giảng viên.

2. Đổi mới công tác quy hoạch phát triển đội ngũ và tuyển dụng giảng viên 3. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên

4. Xây dựng chuẩn giảng viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai.

5. Đổi mới công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

6. Thực hiện tốt chế độ chính sách và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của giảng viên.

7. Tiến hành kiểm định chất lượng giáo dục.

Từ việc thăm dò tính khả thi và sự cần thiết của giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên mỹ thuật ứng dụng của trường.

- Đa số giảng viên và đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường được khảo sát đều cho rằng các giải pháp mà chúng tôi đề xuất là cần thiết và có tính khả thi đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai.

- Từ các giải pháp nêu trên giảng viên, cán bộ quản lý đều chú trọng quan tâm đến giải pháp tăng cường giáo dục ý thức, trách nhiệm cho đội ngũ giảng viên; Đổi mới công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, Đổi mới công tác qui hoạch phát triển đội ngũ và tuyển dụng giảng viên, xây dựng chuẩn giảng viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai. Đặc biệt là thực hiện tốt chế độ chính sách và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của giảng viên.

Đây là những giải pháp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai. Nếu các giải pháp trên đây được nhà trường quan tâm và thực hiên một cách đồng bộ, nghiêm túc, chắc chắn sẽ nâng cao được chất

lượng đội ngũ giảng viên Mỹ thuật Ứng dụng của trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai, từng bước kiện toàn và xây dựng nhà trường phát triển toàn diện.

KIẾN NGHỊ

Qua quá trình nghiên cứu, phân tích các tài liệu, thông tin phục vụ cho đề tài luận văn. Xuất phát từ thực trạng đội ngũ giảng viên Mỹ thuật ứng dụng Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai, chúng tôi xin kiến nghị một vài nội dung sau:

1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

- Bộ Văn hóa - Cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trong công tác chỉ đạo, định hướng chiến lược, xây dựng các quy định, chế độ chính sách hợp lý, nhằm tạo kích thích và điều kiện thuận lợi cho giảng viên các trường Văn hoá, Nghệ thuật nói chung và giảng viên Mỹ thuật Ứng dụng nói riêng phát huy sức sáng tạo phục vụ cho công tác đào tạo nguồn nhân lực, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

- Thể thao và Du lịch cũng đã Phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011-2020” tuy nhiên công tác triển khai chỉ đạo thực hiện vẫn chưa quán triệt một cách đồng bộ, các cơ sở đào tạo vẫn còn mơ trong công tác xây dựng đề án đào tạo giảng viên có trình độ cao trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật.

- Cần phải đổi mới công tác phân cấp quản lý về công tác tổ chức, tuyển dụng, chế độ tiền lương để nhà trường chủ động trong công tác quy hoạch, bồi dưỡng, tuyển dụng phù hợp có hiệu quả.

2. Đối với trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai

- Cần tiến hành xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, xây dựng đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên có trình độ cao trong lĩnh vực mỹ thuật dụng, đồng thời ban hành quy chế về việc cử giảng viên học tập nâng cao trình độ đảm bảo phù hợp và đạt được mục tiêu của nhà trường đề ra.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng, thực hiện các bước tự đánh giá và đánh giá bên ngoài để được công nhận trường cao đẳng đạt tiêu chuẩn

- Quan tâm xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ hợp lý, bổ sung các nội dung về chế độ đãi ngộ vật chất, tinh thần phù hợp, có tính thu hút trong công tác tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng giảng viên,

- Tăng cường công tác giáo dục dục ý thức, trách nhiệm cho đội ngũ giảng viên, đồng thời có cơ chế khen thưởng, khuyển khích giảng viên quan tâm đến việc chất lượng đào tạo của nhà trường, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, trau dồi phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức của bản thân.

- Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất một cách đồng bộ phục vụ tối ưu cho công tạo đào tạo của nhà trường, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho đội ngũ giảng viên trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu.

- Khẩn trương hoàn thành đề án nâng cấp trường lên Đại học, đây là cơ hội, là động lực thúc đẩy sự vận động của giảng viên trong công tác học tập nâng cao trình độ.

1. Ban bí thư Trung ương Đảng, (2004) Chỉ thị 40 CT/TW về vệc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và quản lý giáo dục, Hà Nội.

2. Ban Khoa giáo TW (2002)- Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ đổi mới, chủ trương, thực hiện, đánh giá, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Bộ Giáo dục và đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2020, NXB Giáo dục 2002

3. Bộ Giáo dục và đào tạo, Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng ( Ban hành kèm theo quyết định số: 66/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

4. Đặng Quốc Bảo (1999) Khoa học quản lý và tổ chức, NXB Thống kê, Hà Nội.

5. Bộ Lao động -Thương binh và xã hội, Quyết định số 02/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 4/1/2004. Ban hành điều lệ trường cao đẳng nghề.

6. Bộ Lao động-Thương binh và xã hội, Quyết định số 57/2007/QĐ-BLĐTBXH Ban hành quy định sử dụng, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.

7. Chính phủ (2005) Đề án nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010.

8. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị quyết số 14/2005/NQ- CP ngày 02-1-2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2002.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2006.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

12. Đại học quốc gia, khoa sư phạm, Kỷ yếu hội thảo khoa học chất lượng giáo dục và vấn đề đào tạo giáo viên, Hà Nội, 2006.

13. Phạm Đức Dương- Về vị thế người thầy trong xã hội. Tạp chí NCGD, số chuyên đề, Quý IV/1999.

14. Nguyễn Bạch Đằng- Đội ngũ giáo viên là quan trọng, quyết định trực tiếp chất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên mỹ thuật ứng dụng của trường cao đẳng mỹ thuật trang trí đồng nai (Trang 97 - 118)