Giải pháp 4: Xây dựng chuẩn giảng viên mỹ thuật ứng dụng của trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên mỹ thuật ứng dụng của trường cao đẳng mỹ thuật trang trí đồng nai (Trang 81 - 83)

Cao đẳng mỹ thuật trang trí Đồng Nai.

Trên cơ sở các tiêu chuẩn quy định tại Quyết định số 202/TCCP-VC ngày 8 tháng 6 năm 1994 của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức – Cán bộ chính phủ về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành Giáo dục và Đào tạo và tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch giảng viên (15.111)

Theo chúng tôi, chuẩn giảng viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai thể hiện trên 3 lĩnh vực sau:

- Phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức - Kiến thức

- Kỹ năng sư phạm

Lĩnh vực 1: Phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức

Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước: Tuyên truyền vận động mọi người chấp hành pháp luật, chủ trương chính sách của đảng, Nhà nước, tham gia tổ chức các hoạt động xã hội và các phong trào của trường, của ngành, của địa phương, giúp đỡ đồng nghiệp thực hiện tốt các nhiệm vụ của người giảng viên.

Yêu nghề, tận tụy với nghề dạy học: Đối xử công bằng với sinh viên, không thành kiến với sinh viên, hướng dẫn sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học, tham gia hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao kết quả học tập của sinh viên.

Có tinh thần trách nhiệm trong công tác, đoàn kết với đồng nghiệp, hoàn thành các công việc được giao; có lối sống trung thực, giản dị, lành mạnh, gương mẫu trước sinh viên, tinh thần học hỏi giúp đỡ đồng nghiệp; tham gia xây dựng tập thể nhà trường vững mạnh toàn diện.

Có ý thức và nhu cầu tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ; tham gia đầy đủ nội dung bồi dưỡng của trường và của ngành; có ý thức tìm hiểu để vận dụng các phương pháp mới vào công tác giảng dạy- giáo dục sinh viên.

Lĩnh vực 2: Kiến thức

- Kiến thức cơ bản:

Giảng viên hiểu rõ nội dung học phần bản thân được phân công giảng dạy. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, xác đính đúng mục tiêu bài dạy, khả năng biên soạn bài giảng, giáo trình đào tạo.

- Kiến thức chuyên ngành:

Giảng viên có trình độ vẽ tay và phác thảo ý tưởng tốt, biết xây dựng kế hoạch và phát triển đồ án chuyên ngành, có khả năng nghiên cứu và quản lý dự án, co năng lực sáng tác và và thiết kế sản phẩm, có kiến thức về lý luật chuyên ngành.

- Kiến thức về nghiên cứu khoa học :

Giảng viên có kỹ năng xây dựng và phát triển đề tài nghiên cứu, có kỹ năng viết và bảo vệ công trình NC, hướng dẫn sinh viên làm NCKH, kỹ năng chuyển tải kết quả nghiên cứu thành các bài báo khoa học

- Kiến thức về ngoại ngữ, tin học:

Sử dụng ngoại ngữ, tin học trong hoạt động nghề nghiệp

Lĩnh vực 3: Kỹ năng sư phạm

Giảng viên nắm vững các kiến thức về khoa học giáo dục Đại học; vai trò sứ mệnh của giáo dục đại học, những xu hướng phát triển của giáo dục đại học hiện đại.

Nắm vững các kiến thức về tâm lý học dạy học, đặc điểm tâm lý người học, lý luận và phương pháp, kỹ năng dạy học đại học

Từ các phương pháp cơ bản về kiểm tra, đánh giá, giảng viên nắm vững và vận dụng các phương pháp, phương tiện kỹ thuật mới trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên, khả năng tổ chức hoạt động ngoại khoá cho sinh viên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên mỹ thuật ứng dụng của trường cao đẳng mỹ thuật trang trí đồng nai (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w