Xác định đầy đủ nội dung hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên mỹ thuật ứng dụng của trường cao đẳng mỹ thuật trang trí đồng nai (Trang 83 - 87)

giao công nghệ của giảng viên.

Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ là một trong hai nhiệm vụ trọng tâm của người giảng viên. Nghiên cứu khoa học là một dạng hoạt động lao động đặc biệt của xã hội loài người. Vì vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên có nội dung rất phong phú và đa dạng. Bao gồm hoạt động nghiên cứu các đề tài, dự án về khoa học cơ bản và khoa học giáo dục. Trường đại học, cao đẳng là trung tâm văn hóa, khoa học và nơi phát huy vai trò nòng cốt của đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, hội nhập quốc tế; nội dung hoạt động khoa học, công nghệ của giảng viên còn phải chú trọng đến lĩnh vực khoa học công nghệ, ứng dụng triển khai.

Ở từng nội dung hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của giảng viên lại có những yêu cầu cụ thể, dưới dạng những thao tác, hành động nghiên cứu nhất định

Khi xây dựng đề tài nghiên cứu, giảng viên cần phải xác định : - Ý nghĩa cấp thiết của đề tài.

- Đội ngũ cộng tác viên tham gia nghiên cứu đề tài.

- Tài liệu, phương tiện phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài. - Kinh phí và điều kiện đảm bảo thực hiện đề tài.

- Năng lực nghiên cứu của bản thân chủ nhiệm đề tài...

3.2.5.2. Xây dựng qui chế quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của giảng viên

Vấn đề nghiên cứu khoa học tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai là vấn đề còn nhiều tranh luận và nghiên cứu, xây dựng, phát triển.

Nhà trường cần ban hành quy chế quản lý hoạt động khoa học và chuyển giao công nghệ hướng tới các mục tiêu cụ thể sau đây:

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học của các giảng viên; - Nâng cao chất lượng đào tạo;

- Rèn luyện đội ngũ cán bộ, giảng viên đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ, giảng viên trẻ trong công tác nghiên cứu khoa học. Chuẩn bị năng lực để cán bộ giảng viên của trường có thể tham gia nhận và thực hiện các đề tài có cấp quản lý cao hơn;

- Đáp ứng các yêu cầu cụ thể của nhà trường trong công tác đào tạo góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Định hướng nghiên cứu

Nhà trường cần định hướng công tác nghiên cứu khoa học theo các nội sau đây: - Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng thuộc các ngành nghề đào tạo của Trường;

- Trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo;

- Nhà trường khuyến khích các đề tài có khả năng ứng dụng cao, các đề tài ứng dụng trực tiếp trong sản xuất và thực hiện các công trình nghệ thuật phục vụ cho xã hội.

Nội dung quy chế quản lý hoạt động khoa học và chuyển giao CN

- Đăng ký xét duyệt đề tài

+ Nhiệm vụ của chủ đề tài. + Quyền hạn của chủ đề tài. + Yêu cầu đối với đề tài + Thủ tục đăng ký đề tài + Thủ tục xét duyệt đề tài

Tổ chức thực hiện và quản lý tiến độ thực hiện đề tài + Hợp đồng triển khai thực hiện đề tài

+ Quản lý tiến độ thực hiện đề tài + Chế độ báo cáo của chủ đề tài - Nghiệm thu đề tài:

Xây dựng các tiêu chí đánh giá đề tài cấp Khoa, Trường, Bộ, Nhà nước với các loại: hoàn thành khá, tốt. Các tiêu chí phải rõ ràng và lượng hóa thành các điểm số. Theo chúng tôi có thể dựa vào các tiêu chí sau:

+ Mức độ đáp ứng muc tiêu, nội dung, sản phẩm trung gian, sản phẩm cuối cùng, thời gian và các yêu cầu khác so với bản đăng ký và thuyết minh thực hiện đề tài.

+ Ý nghĩa khoa học, tính sáng tạo trong nghiên cứu đề tài, tính mới của sản phẩm. + Khả năng ứng dụng và phát triển đề tài, khả năng phục vụ đào tạo. sản xuất; số lượng và chất lượng các công trình được công bố.

+ Mức độ thực hiện các quy định về quản lý tài chính.

- Xây dựng định mức nghiên cứu khoa học đối với giảng viên, quy ra giờ chuẩn. Xây dưng nguyên tắc tính điểm để quy ra giờ chuẩn cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của giảng viên.

3.2.5.3. Tổ chức đánh giá, xếp loại hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của giảng viên.

Việc đánh giá, xếp loại hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên chưa được nhà trường quan tâm và thực hiện đúng mức, nhất là bước xử lý sau đánh giá, xếp loại. Chúng tôi đề xuất một quy trình tổng quát để đánh giá, xếp loại hoạt đông nghiên cứu khoa học của giảng viên.

Giai đoạn 1: Chuẩn bị đánh giá, xếp loại hoạt động NCKH của giảng viên Giai đoạn này có những bước sau:

Bước 1: Xác định mục đích đánh giá, xếp loại

Mục đích đánh giá xếp loại hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên là nhằm xác định trình độ, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng chuyển tải kết quả nghiên cứu thành các sản phẩm, bài báo khoa học…của từng giảng viên. Trên cơ sở đó để giao nhiệm vụ nghiên cứu cho phù hợp, đồng thời giảng viên có kế hoạch tự bồi dưỡng và bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ hoạt động nghiên cứu khoa học.

Bước 2: Xây dựng căn cứ đánh giá, xếp loại

Nhà trường phải qui định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của giảng viên và xây dựng thang đánh giá định lượng theo điểm cho các tiêu chí, phải phản ánh đầy đủ những lĩnh vực hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên.

Tổ chức thảo luận dân chủ, công khai, thống nhất thang đánh giá qua các bước: Tự đánh giá, khoa hoặc bộ môn đánh giá và hội đồng khoa học trường đánh giá.

Bước 3: Lựa chọn cách thức đánh giá

Cần phối hợp giữa tự đánh giá của giảng viên với đánh giá của các hội đồng khoa học.

Giai đoạn 2: Tổ chức đánh giá, xếp loại hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên

Giai đoạn này có các bước sau:

Bước 1: Giảng viên tự đánh giá

Để việc tự đánh giá có hiệu quả, giảng viên cần nắm vững mục đích, yêu cầu, các căn cứ, tiêu chí đánh giá. Trên cơ sở đó, đối chiếu với năng lực cá nhân, giảng viên tự xếp loại hoạt động nghiên cứu khoa học cho mình. Ở bước này, nếu được thực hiện nghiêm túc thì sẽ là một dịp tốt để mỗi giảng viên tự kiểm tra, xem xét lại năng lực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của bản thân.

Bước 2 : Bộ môn, khoa đánh giá

Căn cứ vào tự đánh giá của giảng viên và kết quả thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học; bộ môn, khoa tiến hành đánh giá, xếp loại hoạt động nghiên cứu khoa

học cho từng giảng viên trong bộ môn, khoa mình vì khoa, tổ bộ môn là nơi quản lý trực tiếp mọi hoạt động của giảng viên. Nên kết quả đánh giá, xếp loại của bộ môn, khoa có ý nghĩa rất quan trọng.

Bước 3: Hội đồng khoa học nhà trường đánh giá

Sau khi xem xét một cách toàn diện kết quả thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của từng giảng viên và của từng khoa, bộ môn, hội đồng khoa học trường dưới sự chủ trì của Hiệu trưởng sẽ quyết định việc đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của giảng viên.

Giai đoạn 3: Xử lý sau đánh giá, xếp loại Giai đoạn này có các bước sau đây:

Bước 1: Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại hoạt động NCKH của giảng viên. Sau khi có kết quả đánh giá, xếp loại chính thức, nhà trường cần thông báo kịp thời cho giảng viên

Bước 2: Đề ra yêu cầu hợp lý đối với giảng viên trong hoạt động NCKH

Đối với số giảng viên được xếp vào loại tốt, cần tiếp tục bồi dưỡng để đưa vào mạng lưới nghiên cứu, được giao chủ trì các dự án, đề tài trọng điểm;

Đối với số giảng viên xếp loại khá, cần có kế hoạch bồi dưỡng định kỳ, tạo điều kiện cho họ được chủ trì các đề tài nghiên cứu;

Đối với số giảng viên xếp loại trung bình, cần tạo điều kiện cho họ tham gia nghiên cứu các đề tài với giảng viên khác, phân công nghiên cứu phù hợp, tăng cường nâng cao năng lực nghiên cứu cho họ.

Bước 3: Tổ chức bồi dưỡng để nâng cao trình độ hoạt động nghiên cứu khoa học cho giảng viên, khắc phục những hạn chế nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của nhà trường.

Mời các chuyên gia của trường Đại học về nói chuyện chuyên đề Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn của Bộ, ngành

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên mỹ thuật ứng dụng của trường cao đẳng mỹ thuật trang trí đồng nai (Trang 83 - 87)