5. Về thuật ngữ ca dao và bộ sách Kho tàng ca dao ngời Việt
5.1. Về thuật ngữ ca dao
Theo Văn học dân gian Việt Nam của Đinh Gia Khánh 1998, thì ca dao đợc xếp vào các thể loại trữ tình dân gian để đối lập với tục ngữ và câu đố thuộc các thể loại Lời ăn tiếng nói của nhân dân nhằm phân biệt với các thể loại tự sự dân gian nh truyện thần thoại, cổ tích…
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử thì ca dao… còn gọi là “Phong dao”. Thuật ngữ ca dao đợc dùng với nhiều nghĩa rộng, hẹp khác nhau. Theo nghĩa gốc thì “Ca” là bài hát có khúc điệu, “Dao” là bài hát không có khúc điệu. Ca dao là danh từ ghép chỉ chung toàn bộ những bài hát lu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu. Trong trờng hợp này ca dao đồng nghĩa với dân ca.
Do tác động của hoạt động su tầm, nghiên cứu văn học dân gian, ca dao đã dần dần chuyển nghĩa. Từ một thế kỷ nay các nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam đã dùng danh từ ca dao để chỉ riêng thành phần nghệ thuật ngôn từ (phần lời thơ) của dân ca (không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đa hơi) [34;27].
Ca dao hiểu theo nghĩa rộng là một khái niệm bao hàm 3 yếu tố gắn bó chặt chẽ với nhau: Lối hát, điệu hát, lời hát.
Là thể loại tiêu biểu trong các thể loại trữ tình dân gian nên ca dao có bản chất chung là trữ tình; là thơ trữ tình dân gian 100%. Có thể nói ca dao là tấm g- ơng phản chiếu tâm hồn, tâm trạng của nhân dân, của dân tộc. Giá trị độc đáo này gắn liền với bản chất trữ tình của nó “Thơ ca dân gian hợp thành một trong những dòng chính của thơ ca trữ tình” (F.Hêghen, Mỹ học tập 3, phần 2).
Xét về cơ cấu thể loại của ca dao, chúng ta thấy ca dao là loại trữ tĩnh của văn học dân gian tơng ứng với các loại tự sự và kịch.
Trong quan hệ với nghi lễ, các nhà nghiên cứu chia ca dao ra hai nhóm thể loại: Nhóm ca dao nghi lễ (a)
Nhóm ca dao phi nghi lễ (b)
Nhóm (a) gồm: Ca dao nghi lễ lao động (1); Ca dao nghi lễ sinh hoạt (2); Ca dao nghi lễ tế thần (3).
Nhóm (b) gồm: Ca dao lao động (1); Ca dao sinh hoạt (2); Ca dao giao duyên (3).
Trong phạm vi thơ ca dân gian, xét về bản chất chung các nhà nghiên cứu phân biệt:
Ca dao là thơ trữ tình, đối ứng với vè là thơ ca tự sự (tất nhiên trong ca dao vẫn có yếu tố tự sự và trong vè vẫn có yếu tố trữ tình).
Nh vậy, khi đề cập đến những đặc điểm thi pháp ca dao là đề cập đến những đặc điểm thi pháp của toàn bộ thơ ca trữ tình dân gian bao gồm nhiều thể loại.