5. Về thuật ngữ ca dao và bộ sách Kho tàng ca dao ngời Việt
5.2.1. Những nhân vật trữ tình và những hoàn cảnh điển hình trong ca dao
a. Những nhân vật trữ tình trong ca dao
Với ca dao truyền thống, chủ thể trữ tình (tác giả) và nhân vật trữ tình luôn đồng nhất với nhau. Loại nhân vật ấy (nhân vật mà cảm nghĩ của nó đợc diễn tả trong các lời ca, bài ca), do vậy chỉ có một số kiểu nhân vật rất hạn chế.
+ Cô gái và chàng trai trong quan hệ bè bạn đôi lứa. + Ngời vợ và ngời chồng, ngời mẹ và ngời con (gia đình) + Ngời con gái, con dâu và ngời vợ (trong gia đình gia trởng) + Ngời lính và ngời vợ lính.
+ Ngời làm ruộng, làm thợ, dân chài, trai đò…
Qua tên chung và tên tập hợp của những nhân vật trữ tình trong ca dao mà chúng ta vừa kể ở trên, khuynh hớng của nhân dân (tác giả của hàng vạn lời ca) là muốn diễn tả những nét bản chất của con ngời thời đại ấy, đó là:
Những câu hát than thân trách phận Những câu hát yêu thơng tình nghĩa.
Có thể coi đây là hai cảm hứng lớn chi phối việc diễn tả tâm trạng, tình cảm, cảm xúc trong từng lời ca. Hàng vạn lời ca, bài ca, điệu hát, lời hát đều đợc qui về hai nguồn cảm xúc ấy.
“Hoàn cảnh điển hình” là cách nói, cách mợn thuật ngữ trong văn xuôi để vận vào thơ ca trữ tình dân gian, ca dao. Đó là những hoàn cảnh mà nhân vật trữ tình xuất hiện bày tỏ cảm xúc, tình cảm của mình theo một trong hai nguồn cảm hứng ở trên. Những hoàn cảnh ấy thờng giàu màu sắc ớc lệ.
Ví dụ:
+ Khung cảnh nơi diễn ra cuộc gặp gỡ, trò chuyện, tâm tình. + Địa điểm của hành động, thực hiện chức năng cảm xúc - tâm lý.
+ Thời gian của hành động: lúc diễn ra cuộc gặp gỡ, trò chuyện, trao gửi tâm tình (cũng thực hiện chức năng cảm xúc - tâm lý).…
+ Những cảnh ngộ đời sống, những tình cảm khác nhau làm nảy sinh tâm trạng (cảnh ngộ của từng kiểu nhân vật).