Về từ loại động từ trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu Khảo sát các từ ngữ chỉ hành động cảm nghĩ, nói năng trong ca dao việt nam (Trang 36 - 38)

Động từ là lớp từ phức tạp nhất, đợc sử dụng rộng rãi và chiếm vị trí hàng đầu trong kho từ vựng tiếng Việt [50;49]. Động từ đóng vai trò hạt nhân trong cấu tạo nên câu. Nguyễn Kim Thản cho biết số câu mà vị ngữ là động từ chiếm 86%, trong khi vị ngữ là tính từ: 4%, vị ngữ là danh từ: 8% [75]. Bên cạnh danh từ, động từ là một từ loại lớn [44;24] và cả hai từ loại này đợc nghiên cứu rất sớm ngay từ thời cổ đại.

2.1. Định nghĩa: Động từ là từ loại thực từ biểu thị hành động hoặc trạng thái nh một quá trình và chủ yếu làm chức năng vị ngữ trong câu [39;95]. nh một quá trình và chủ yếu làm chức năng vị ngữ trong câu [39;95].

2.2. Các đặc trng cơ bản của động từ tiếng Việt (Các đặc điểm)

Trong từ pháp học Việt ngữ, các nhà nghiên cứu khi phân định các từ loại đều thống nhất bộ tiêu chí tam tiêu:

(1). Đặc trng ý nghĩa khái quát của các lớp từ (ý nghĩa ngữ pháp khái quát, ý nghĩa phạm trù).

(2). Khả năng kết hợp của từ trong ngữ lu (trong ngữ, cú). (3). Chức vụ (chức năng) cú pháp của từ trong câu [23;101]

đặc trng cơ bản của động từ tiếng Việt cần thấy, về đại thể động từ đợc xếp vào số các thực từ, nhng không phải tất cả các động từ đều là thực từ. “Mức độ thực/h của lớp động từ khá phức tạp, có khi lệ thuộc vào trờng hợp sử dụng cụ thể. Theo các tiêu chuẩn định loại, động từ có ý nghĩa quá trình hiểu rộng (bao gồm quá trình động, quá trình tĩnh, quá trình quan hệ) đợc dùng làm tên gọi các quá trình đó” [4;491]. Nhấn mạnh điều này là cần thiết bởi đề tài có nhiệm vụ xác định các động từ cảm nghĩ, nói năng - một kiểu loại khá phức tạp, nếu không nói là phức tạp nhất trong hệ thống lớn là các động từ tiếng Việt. Các động từ cảm nghĩ, nói năng lại đ- ợc sử dụng trong văn bản nghệ thuật - các phát ngôn - lời ca dao…

Tổng hợp ý kiến và quan điểm của nhiều tài liệu, giáo trình những năm gần đây có thể thấy, động từ đợc nhận diện với ba đặc điểm dới đây:

2.2.1. Về ý nghĩa

Động từ có ý nghĩa khái quát là chỉ hoạt động hay trạng thái nhất định của sự vật (trạng thái vật lý, sinh lý hoặc tâm lý).

VD: - Chạy, nhảy, đi, về; ăn uống, cày cấy, buôn bán, ca hát… -> chỉ hoạt động. - Yêu, ghét, sợ, căm thù, vắng mặt, lo lắng, sực nhớ… -> chỉ trạng thái.

2.2.2. Về khả năng kết hợp

Động từ có khả năng kết hợp với các phụ từ, đặc biệt dễ dàng kết hợp với các phụ từ chỉ mệnh lệnh (Hãy, đừng, chớ ), (với tính từ rất hạn chế).…

VD: - Các em đừng chơi với kẻ xấu. - Các bạn hãy ăn uống điều độ.

Các phụ từ chỉ thời gian (đã, sẽ, đang ), chỉ sự tiếp diễn (đều, vẫn, cứ, lại )… … đều đợc kết hợp và bổ sung ý nghĩa cho động từ tạo ra cụm động từ, trong đó động từ là thành tố chính, thành tố trung tâm (đang đến lớp; hãy ăn uống điều độ; đã về; đi rồi )

VD: - Các em học sinh đang đến lớp

2.2.3. Khả năng tạo câu

Động từ có khả năng trực tiếp làm vị ngữ (Không cần đến từ “là”)

C V C V C V C V

2.2.4. Phân loại động từ (Các tiểu loại)

Cách phân loại gọn hơn cả, chia động từ thành hai loại: Động từ độc lập

động từ không độc lập. Loại đầu đợc chia ra 7 loại nhỏ hơn (Động từ tác động (ngoại động), động từ trao nhận, động từ gây khiến, động từ cảm nghĩ, nói năng, động từ chuyển động, động từ tồn tại, động từ biến hóa), [3;21].

Đáng chú ý, động từ cảm nghĩ, nói năng đợc tác giả Diệp Quang Ban xếp vào loại động từ độc lập. Chúng tôi sẽ nói rõ hơn ở phần sau.

Tác giả Đỗ Kim Liên [50;52] dựa vào khả năng kết hợp với các thành tố phụ ở phía sau động từ để chia ra 11 tiểu loại động từ sau:

+ Động từ nội động (không tác động) + Động từ biến hóa + Động từ ngoại động (tác động) + Động từ tình thái

+ Động từ ban phát + Động từ chuyển động có hớng + Động từ gây khiến + Động từ chỉ trạng thái tâm lý + Động từ xuất hiện, tồn tại, tiêu hủy + Động từ nối kết

+ Động từ cảm nghĩ, nói năng

Những tri thức thu nhận đợc về đặc trng, đặc điểm có tính bản chất chung của từ loại động từ là cơ sở, căn cứ để tìm về một “lớp con”, lớp động từ cảm nghĩ nói năng.

Một phần của tài liệu Khảo sát các từ ngữ chỉ hành động cảm nghĩ, nói năng trong ca dao việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w