3. Vài nét về nhóm động từ cảm nghĩnói năng trong tiếng Việt
3.2. Khái niệm động từ cảm nghĩnói năng trong tiếng Việt
Nh trên đã nói, nhiều nhà ngôn ngữ khi nghiên cứu đặc điểm của các từ loại tiếng Việt thờng nhập động từ nói năng và động từ cảm nghĩ làm một và gọi tên là
động từ cảm nghĩ - nói năng.Vậy thế nào là động từ cảm nghĩ nói năng?
Trớc hết, về cơ bản từ tên gọi - thuật ngữ cho đến nội hàm có sự thống nhất của các tác giả sau đây về động từ cảm nghĩ nói năng [75;158], [67;156], [44;27], [50;52], [3;22]. Động từ cảm nghĩ - nói năng biểu thị sự hoạt động của trí não, của các cơ quan cảm giác và ngôn ngữ (Nguyễn Kim Thản), nhóm động từ cảm nghĩ - nói năng, biểu thị cảm giác, suy nghĩ và hoạt động trí não của con ngời đối với sự vật (Nguyễn Hữu Quỳnh), động từ chỉ các hoạt động cảm giác, tri giác, suy nghĩ, nói năng, nhận thức (Đinh Trọng Lạc - Bùi Minh Toán), nhóm động từ cảm nghĩ, nói năng biểu thị sự hoạt động thuộc nhận thức (Đỗ Kim Liên). Động từ cảm nghĩ- nói năng trỏ những hoạt động về nghĩ ngợi, nhận biết, thụ cảm, nói năng (thuộc về hoạt động trí não) của con ngời đối với thực tại khách quan (Hữu Đạt). Hữu Đạt còn bổ sung thêm bổ tố cho động từ thờng là một cú (cụm từ chủ-vị) có cấu tạo giống câu.
Các ví dụ minh họa cho nội dung khái niệm:
- Tôi biết ông nói đùa tôi đấy. (Nguyễn Văn Ngọc, Truyện cổ nớc Nam). - Y vẫn thấy rằng không có Liên, chắc đời Y khổ lắm. (Nam Cao).
- Tôi tin rằng anh Ba sẽ đến. - Nó tởng nó ghê gớm lắm.
- Tao cấm mày không bao giờ đợc hỏi tao về cái kịch bản ấy nữa (Chu Lai, Phố, T184).
b. Khái niệm động từ cảm nghĩ, nói năng
Cần phải thấy rằng: các động từ trong nhóm cảm nghĩ, nói năng cũng có thể không dùng để biểu thị ý nghĩa nói năng, cảm nghĩ mà đợc dùng nh động từ chỉ hoạt động. Ví dụ: “nói” là động từ chỉ “nói năng” khi sau nó có “rằng” (hay “là”) với bổ ngữ là mệnh đề (kết cấu c-v):
- Nó nói rằng nó/ rất thích đi du lịch. C V
- Anh nói là anh/ không đồng ý việc đó C V
Nhng “nói” cũng có thể là động từ hành động bình thờng khi nó không ở trong khung kết hợp nh vậy, ví dụ:
- Nó hay nói chuyện trong giờ học. - Nó nói, cời la hét suốt cả ngày.
Tơng tự, động từ cảm nghĩ cũng ở trong tình trạng gần gũi nh thế. Hệ thống các động từ nh: “nghĩ”, “tởng”, “tin”, “thề” sẽ đ… ợc xếp vào tiểu nhóm cảm nghĩ, nói năng khi ngoài nghĩa biểu thị cảm nghĩ, còn phải nằm trong khung kết hợp: động từ (“rằng”, “là”) + C-V. Ví dụ:
- Em tin rằng anh sẽ đến. - Nghĩ: ngời ta cũng buồn cời.
Những động từ này, khi không nằm trong ngữ cảnh ấy lại là những động từ chỉ hoạt động bình thờng. Ví dụ:
- Em tin anh.
- Nghĩ gì mà lâu thế ?
Từ quan niệm của các tác giả đi trớc và hệ thống các ví dụ minh họa, chúng tôi hiểu rằng: động từ cảm nghĩ, nói năng là nhóm động từ biểu thị sự hoạt động nhận thức-phát ngôn, vị từ nhận thức- phát ngôn. Đặt vào thực tế của hoạt động giao tiếp các vấn đề ngữ dụng, đặc biệt là hành vi nói năng có liên quan chặt chẽ với các động từ cảm nghĩ, nói năng.