c. Về khả năngkết hợp của “nghĩ” ở giữa lời, khá phong phú Trớc hết cần thấy sự hiển diện của các từ ngữ xung quanh “nghĩ” nh sau:
4.5.2 vai trò xây dựng phát ngôn, nhân vật và việc tả cảnh, tả tình trong ca dao
dao
Cần thấy ngay, ca dao - dân ca là thơ trữ tình dân gian đích thực. Trong việc xây dựng lời ca dao - phát ngôn nghệ thuật, các tác giả dân gian dã sử dụng vốn từ vựng quen thuộc của dân tộc với sự có mặt của hầu hết các từ loại (8, 9 từ loại). Số liệu thống kê ở mục 1 cho thấy vai trò, vị thế của danh từ và động từ xuất hiện trong hàng vạn lời ca dao. Trong từ loại động từ thì tìm hiểu nhóm động từ cảm nghĩ, nói năng có tần xuất cao nhất. Với 12792 lời ca dao đã xuất hiện 1145 động từ cảm nghĩ, nói năng với tần xuất 23640 (LXH). Nh vậy, xét về lợng từ và mật độ phân bố từ cũng nh nồng độ đậm đặc của tiểu nhóm từ ngữ chỉ hành động cảm nghĩ, nói năng trong tất cả các đơn vị lời ca dao, đơn vị tác phẩm nghệ thuật là ở mức độ cao và lớn so với những tiểu nhóm từ ngữ khác. Đây chính là yếu tố hình thức - nội dung ở vai trò của từ ngữ trong việc tổ chức kết cấu hình thức - nội dung về nghĩa của phát ngôn - lời ca dao. Khảo sát và xem xét kỹ 178 lời ca dao (100 lời và 78 lời), chúng tôi cũng đã có số liệu thống kê nhất quán với việc nhìn tổng thể 12487 lời ca dao có sự xuất hiện và hành chức của các từ ngữ chỉ hành động cảm nghĩ, nói năng.
Đề cập đến thơ trữ tình dân gian - ca dao dân ca là nói đến tâm trạng và cảm nghĩ của hệ thống các nhân vật trữ tình trong đó các nhân vật này đã trò chuyện trực tiếp bằng thơ ca [87;204,205]. Trong cuộc trò chuyện trực tiếp bằng thơ ca này, muốn bộc lộ, bày tỏ đợc tình cảm, tâm trạng và đặc biệt là cảm nghĩ của mình, chắc chắn chủ thế trữ tình đồng thời cũng là nhân vật trữ tình khi thể hiện
hành động bằng ngôn ngữ thể tất phải dùng các động từ cảm nghĩ, nói năng nh số liệu thống kê cho thấy: thơng: 1451 (LXH); biết: 1049, nhớ: 1005, trông: 682,
muốn: 507; chờ: 436, yêu: 369, buồn - sầu: 666... nghĩ - tởng: 385...; nói: 615 (LXH), xin: 364, hỏi: 312, chào - mời: 322, bảo - biểu: 263, khen - chê: 303;
khóc - than - kêu: 516... Số liệu này cho thấy các động từ cảm nghĩ, nói năng đã đóng vai trò là vị từ phát ngôn trong các phát ngôn- lời ca dao. Mà nói đến vị từ phát ngôn là nói đến thành tố chở nội dung của thông báo- nội dung ngữ nghĩa của lời. Các từ ngữ chỉ hành động cảm nghĩ, nói năng theo số liệu thống kê cũng trực tiếp làm nên tính cách, đặc điểm, diện mạo của các nhân vật trữ tình và những hoàn cảnh điển hình trong ca dao. Trong ca dao ngời Việt, dù làm theo thể nào,
phú, tỉ, hứng thì quy luật chung nhất vẫn là cảnh gắn với tình. Ngời buồn - cảnh buồn; ngời vui - cảnh vui. Trời đất, trăng, sao, cây cỏ, vạn vật trong ca dao đều gắn với tâm trạng và cảm nghĩ của nhân vật trữ tình mà ở đó có sự xuất hiện của các từ ngữ chỉ hành động cảm nghĩ, nói năng của các vai giao tiếp, chủ thể giao tiếp.
Trở lại với lối kết cấu trong ca dao, ta thấy nhiều lời đã có mô hình của
những hoạt động ngôn ngữ thành lời giữa hai hoặc nhiều nhân vật trực tiếp trong một ngữ cảnh nhất định [51;18] đợc coi là một hình thức của Hội thoại. Nhiều lời ca dao có kết cấu đối đáp dạng song thoại - dạng cơ bản của hội thoại. Tuy nhiên, kết cấu đối đáp hay lối đối đáp trong ca dao nh đã nói ở mục 4.2 chơng 1, có kiểu hai vế rõ ràng nhng không nhiều. Số còn lại là dạng một vế, trong đó đã bao hàm kiểu đối đáp trò chuyện trực tiếp bằng thơ ca. Chúng tôi muốn xem xét kiểu hội thoại này để thấy đợc vai trò của các động từ cảm nghĩ, nói năng trong việc xây dựng nhân vật hội thoại, bối cảnh trữ tình, cảnh ngộ cũng nh việc tả cảnh, tả tình trong ca dao.
Đó là trờng hợp của những lời ca dao: Em đố anh từ Nam chí Bắc...; Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng...; hoặc là Trèo lên cây bởi hái hoa... Bây giờ mận mới hỏi đào...; Bây giờ em mới hỏi anh... Trong những lời ca dao kiểu vừa dẫn có
các động từ cảm nghĩ, nói năng đều thể hiện vai trò vị từ phát ngôn nổi bật: Em đố - Anh giảng; Anh hỏi - Em xin vâng; Anh tiếc lắm thay - Sao anh chẳng hỏi... Trong những phát ngôn - lời ca dao vừa nói, nếu thiếu đi, vắng đi các động từ, động từ cảm nghĩ, nói năng thì yếu tố sự kiện sẽ không xuất hiện và lời ca dao sẽ không thể nào phát triển đợc, không đem đến cho ngời nghe, ngời đọc các giá trị nội dung của lời tức là ngữ nghĩa của lời sẽ là con số zê rô. Vai trò của các động từ cảm nghĩ, nói năng còn đợc thể hiện trong việc xây dựng nhân vật trữ tình - các chủ thể nói năng nhân vật tham gia hội thoại trong cuộc trò chuyện trực tiếp bằng thơ ca. Mỗi động từ cảm nghĩ, nói năng đợc dùng trong lời ca dao, ngoài ý nghĩa cơ bản: ý nghĩa biểu vật, biểu niệm còn mang sắc thái biểu cảm. Và bên cạnh động từ, các phụ từ và các động từ không độc lập khác đi kèm đã góp phần tạo ra chất lợng và vẻ đẹp của lời nói, của chủ thể - nhân vật phát ngôn: Anh mới hỏi nàng, Sao anh chẳng hỏi, Anh tiếc lắm thay, Xin vâng... Đây chính là sự phối hợp liên kết giữa động từ chỉ sự kiện và các tham tố, tham thể trong câu - phát ngôn d- ới góc độ sử dụng ngôn ngữ. Sự tác động của động từ cảm nghĩ Tiếc trong lời ca dao Trèo lên cây bởi hái hoa sẽ trở nên có giá trị cao làm cho việc tả cảnh: Cây b- ởi, vờn cà, nụ tầm xuân, trở nên có dụng ý nghệ thuật rõ ràng, sâu sắc khi góp phần diễn tả tâm trạng phức tạp nhng xốn xang tinh tế của chủ thể trữ tình - chàng trai bộc lộ một nỗi đau khổ, tiếc thơng về ngời mình yêu đã vuột khỏi tay anh.
5. Tiểu kết
Trở lên, chúng tôi đã trình bày tuy sơ lợc nhng khá rõ động từ và động từ cảm nghĩ, nói năng trong tiếng Việt. ở khái niệm động từ cảm nghĩ, nói năng, luận văn đã cố gắng làm rõ ngữ nghĩa, hình thức cấu tạo và khả năng kết hợp của tiểu nhóm động từ này, chắt lọc đợc một số thành tựu mới của giới nghiên cứu về loại động từ đó cả trên lý thuyết lẫn thực tiến sử dụng trong hành chức ngôn ngữ.
Đặc biệt, luận văn đã đi vào việc khảo sát sự xuất hiện của động từ cảm nghĩ, nói năng trong KTCDNV với các thông tin cụ thể về số lợng, mật độ, danh sách từ
ra ngữ nghĩa, khả năng hoạt động, vị trí, cấu tạo, điều kiện sử dụng của một số tiểu nhóm động từ CN, NN xung quanh hai từ nói và nghĩ là những từ đợc coi là từ trung tâm, từ xuất phát của cả nhóm động từ cảm nghĩ, nói năng thực tế xuất hiện trong các phát ngôn ca dao. ở chơng này, ngoài các phần việc trên, chúng tôi cũng đã các bớc chỉ ra đợc vai trò của động từ cảm nghĩ, nói năng trong việc xây dựng các yếu tố hình thức và nội dung của các phát ngôn ca dao. Tất cả các kết quả nghiên cứu ở trên ngoài mục đích tự thần còn chuẩn bị cho việc tìm hiểu các đặc điểm ngôn ngữ - văn hoá của ngời Việt qua việc sử dụng các động từ CN, NN trong ca dao ở chơng tiếp theo.
Chơng 3. về khả năng hoạt động và biểu hiện văn hoá
của các từ ngữ chỉ hoạt động cảm nghĩ, nói năng 1. Tiểu dẫn
Các đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của hệ thống các động từ cảm nghĩ, nói năng trong ca dao vừa đợc thống kê, khảo sát và nghiên cứu ở trên cho thấy: Các đặc điểm về ngôn ngữ có sự gắn bó khăng khít với một số đặc trng văn hoá trong bản sắc văn hoá của dân tộc Việt. Trong chơng 3 dới đây, chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu mối quan hệ này nhằm chỉ ra một số nét bản sắc văn hoá qua việc sử dụng động từ cảm nghĩ, nói năng trong ca dao.