ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG VHNT THÁI BÌNH 1 Lược sử hình thành và phát triển Trường Cao đẳng VHNT Thái Bình

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật tỉnh thái bình luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 32 - 34)

Năm 1975, trường Nghiệp vụ văn hoá thông tin tỉnh Thái Bình được thành lập, trường trực thuộc Sở Văn hoá thông tin. Nhiệm vụ của trường là đào tạo cán bộ nghiệp vụ văn hoá thông tin đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ của ngành và nhu cầu học tập của con em tỉnh Thái Bình. Đây chính là tiền thân của trường Cao đẳng VHNT Thái Bình hiện nay.

Trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật Thái Bình là trường cao đẳng công lập, đa ngành thành lập trên cơ sở trường trung cấp Văn hoá nghệ thuật tỉnh Thái Bình theo Quyết định số 7327/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Là trường cao đẳng địa phương, cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của Nhà trường khi mới thành lập được UBND tỉnh Thái Bình quy định tại Quyết định số 36/2006/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình, gồm 08 khoa; 06 phòng, ban; 02 trung tâm và 01 tổ bộ môn.

Tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ khối Cơ quan Đảng tỉnh Thái Bình, các tổ chức đoàn thể trực thuộc tổ chức đoàn thể tỉnh. Tổ chức bộ máy của nhà trường được tổ chức và sắp xếp cơ bản phù hợp với mô hình được quy định trong điều lệ trường Cao đẳng. Đội ngũ cán bộ giảng viên và nhân viên hiện có 137 người, trong đó giảng viên: 82 người, Giảng viên kiêm nhiệm: 25 người. Giảng viên trình độ SĐH 36 người = 33,6%; Tiến sĩ là 01 = 0,9 %. Trong điều kiện còn thiếu giảng viên nhưng hàng năm, nhà trường vẫn cử cán bộ, giảng viên dự thi và học cao học, nghiên cứu sinh các chuyên ngành phù hợp với các ngành mà trường đang đào tạo. Hiện nay, số giảng viên đang học cao học Thư viện, Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mỹ thuật, Kiểm định chất lượng, Việt năm học,… là 12 người.

Quy mô đào tạo của trường Cao đẳng VHNT Thái Bình không lớn, Nhà trường đào tạo HSSV ở hai trình độ: cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Tỷ lệ học sinh trung cấp chuyên nghiệp chiếm khoảng 30%. Có 11 mã ngành nhà trường đang đào tạo đó là Quản lý văn hoá, Khoa học thư viện, Hội hoạ, Việt Nam học, Thanh nhạc, Nhạc cụ, Nghệ thuật biểu diễn, Sư phạm âm nhạc, Sư phạm mỹ thuật Âm nhạc, Thiết kế thời trang và Lý luận âm nhạc.

Số lượng HSSV trưòng đào tạo theo đề án thành lập trường là dưới 2000 sinh viên hệ chính quy. Với quy mô như vậy, số sinh viên của trưòng đào tạo hàng năm khá ổn định từ 1750 đến 1950 sinh viên hệ chính quy. Năm học 2010 – 2011, nhà trường đào tạo 1836 sinh viên hệ chính quy (kể cả đào tạo trình độ trung cấp hệ chính quy đã quy đổi) trong đó có 1462 sinh viên trình độ cao đẳng chính quy.

Ngoài ra, Nhà trường còn liên kết một số trường đại học đào tạo trình độ đại học cho học sinh là người Thái Bình và các tỉnh trong khu vực như: Liên kết với trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội đào tạo đại học Mỹ thuật; Liên kết với trường đại học Văn hoá Hà Nội đào tạo đại học văn hoá và Khoa học thư viện; Liên kết với trường đại học Sư phạm Hà Nội và trường đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương đàotạo đại học sư phạm âm nhạc và sư phạm mỹ thuật. Số sinh viên học tại các trường liên kết là trên dưới 400 người.

Công tác nghiên cứu khoa học được nhà trường quan tâm đúng mức, thu hút đông đảo CBGV và sinh viên tham gia. Hàng năm CBGV và sinh viên đều có đề tài khoa học cấp tỉnh có giá trị. Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đẩy mạnh phong trào “ học tập vì ngày mai lập nghiệp” trong sinh viên, hàng năm nhà trường tổ chức các kỳ thi olimpic các môn: ngoại ngữ, Mác-Lê nin ....

Trường có hai cơ sở đào tạo đặt tại phường Quang Trung thành phố Thái Bình. Khi cơ sở 2 hoàn thành, cơ sở 1 được cải tạo thành khu ký túc xá và đào tạo ngành Việt Nam học.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật tỉnh thái bình luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 32 - 34)