Thực trạng về quản lý đàotạo và bồi dưỡng giảng viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật tỉnh thái bình luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 57 - 60)

h. Thực trạng về nghiên cứu khoa học (NCKH)

2.3.4.Thực trạng về quản lý đàotạo và bồi dưỡng giảng viên

Dưới ánh sáng Nghị quyết TW 2 – khoá VIII, sự nghiệp GD-ĐT đã thu hút sự quan tâm của XH. Những thành quả đạt được trong công cuộc đổi mới đã khẳng định vai trò quyết định của GD - ĐT đối với sự phát triển KT-XH, vị thế nhà giáo được tôn vinh, tạo môi trường thuận lợi cho GD-ĐT phát triển. NQ Đại hội tỉnh Đảng bộ Thái Bình lần thứ XVIII với chủ trương: “Chuẩn bị điều kiện, nhất là đội ngũ giáo viên có trình độ sau đại học để trên cơ sở Trường CĐVHNT Thái Bình thành lập trường đại học đa ngành. Có chính sách đào tạo cán bộ tại

chỗ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trên một số lĩnh vực, trước hết trong ngành y tế, giáo dục”. Như vậy có thể nói rằng, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về “tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên” vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển GD-ĐT, vừa là cơ sở vững chắc để lập quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, phát triển nguồn nhân lực cho ngành giáo dục.

Ngày 8/5/2010, Trường Cao đẳng VHNT Thái Bình đã ban hành quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên giai đoạn 2010 – 2015. Theo quy hoạch này, đến năm 2005, trường sẽ có ít nhất 03 tiến sĩ và 51 thạc sĩ. Mục tiêu ấn định cho giai đoạn này chưa thành hiện thực.

Trong những năm qua, đội ngũ giảng viên nhà trường đã tích cực học tập để nâng cao trình độ thạc sĩ và tiến sĩ và đạt được khoảng 80% mục tiêu đã đề ra. Nhưng còn 53 giảng viên có trình độ đại học khó thể nâng cao trình độ đào tạo do chuyên ngành đào tạo, cũng như điều kiện tuổi tác, nhất là đối với giảng viên các Khoa Sân khấu - âm nhạc.

So với yêu cầu của GD đại học, đội ngũ giảng viên của nhà trường có trình độ sau đại học còn thấp hơn mức trung bình chung của cả nước. Như vậy, vừa thay thế giảng viên nghỉ hưu, vừa phải đạt đến mục tiêu 25% TS, TSKH và 50% thạc sĩ vào năm 2010 (Theo Quyết định số 47/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Thủ tưỡng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trường đại học cao đẳng giai đoạn 2001 – 2010), Trường cao đẳng VHNT Thái Bình cần phải có chính sách khuyến khích mạnh hơn nữa trong đào tạo đội ngũ.

Hiện nay, theo chính sách của địa phương, những giảng viên đi học sau đại học được hưởng nguyên lương và phụ cấp. Ngoài ra, mỗi giảng viên trong diện quy hoạch của tỉnh thì được hưởng thêm 20.000.000đ đối với thạc sĩ và 30.000.000đ đối với tiến sĩ sau khi bảo vệ xong. Chính sách này chưa thật sự đủ mạnh để tạo động lực cho đội ngũ giảng viên tham gia học tập nâng cao trình độ, trong khi còn những yếu tố khác nữa cản trở động lực học tập của giảng viên

mà nhà quản lý khó có thể kiểm soát được như đi học sẽ mất thu nhập qua giảng dạy, khó khăn về kinh tế, đi học về liệu có được sử dụng không …

Muốn nâng cao chất lượng đào tạo, thì vấn đề đào tạo giảng viên ở những cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài nước cần phải được quan tâm. Các khoa, tổ chuyên môn có trách nhiệm định hướng cho giảng viên thuộc khoa, tổ chuyên môn của mình lựa chọn cơ sở đào tạo sao phù hợp với hướng phát triển của đơn vị mình và của bản thân giảng viên. Do vậy, sắp đến nhà trường cần tiến hành phân cấp đến các đơn vị khoa, tổ chuyên môn về quy hoạch đào tạo đội ngũ, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế để tranh thủ sự giúp đỡ của các đối tác trong việc cử giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài. Trong những năm qua, không có giảng viên của nhà trường đã được đào tạo ở nước ngoài thông qua các Dự án giáo dục trung học cơ sở và Dự án phát triển giáo viên tiểu học, trong khi còn nhiều dự án lớn khác của Bộ GD-ĐT, của Chính phủ, Trường Cao đẳng VHNT Thái Bình chưa được thụ hưởng. Vì vậy, nhà trường cần phải chủ động hơn trong việc khai thác sự quan tâm giúp đỡ của Bộ GDĐT, của Chính phủ.

Như chúng ta đã biết, nhà giáo muốn dạy tốt, thì phải thường xuyên cập nhật kiến thức, đổi mới phương pháp giảng dạy … Thế nhưng, trong điều kiện kinh phí ngân sách quá hạn hẹp (những năm qua, mặc dù tỉnh đã cố gắng cấp kinh phí ngân sách cho trường theo đầu sinh viên nhưng thấp hơn theo qui định của Bộ GD – ĐT và do chỉ tiêu tuyển sinh ít nên kinh phí ngân sách vẫn thấp hơn so với yêu cầu, lại thêm học phí thu 100.000đ/tháng/SV (theo quy định của tỉnh) nên nhà trường khó có thể thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giảng viên trong khi phải ưu tiên tập trung kinh phí cho đào tạo giảng viên.

Vấn đề bồi dưỡng giảng viên theo chuyên đề được thực hiện theo kế hoạch hằng năm của Bộ GD-ĐT và chỉ tập trung một số ít giảng viên. Do vậy ngoài những chứng chỉ bắt buộc đối với yêu cầu của từng ngạch, thì việc tham

gia các lớp cập nhật kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, hội thảo, hội nghị, thư viện … tại trường chưa được đại đa số giảng viên hưởng ứng tích cực. Nguyên nhân là do công tác bồi dưỡng chưa thật sự thiết thực và chính sách về bồi dưỡng chưa thật sự tạo động lực.

* Kết quả ý kiến đánh giá của giảng viên về quản lý đào tạo và bồi dưỡng giảng viên.

Qua phiếu thăm dò thực hiện khi làm đề tài này, kết quả ý kiến đánh giá của giảng viên về quản lý đào tạo và bồi dưỡng giảng viên thu được, được trình bày ở bảng 2.11 (phần phụ lục).

Qua kết quả khảo sát, chúng ta thấy rằng có 5,3% số người được hỏi cho rằng công tác quản lý đào tạo và bồi dưỡng giảng viên của Trường CĐVHNT Thái Bình là rất hợp lý và 42,3% cho rằng hợp lý. Thế nhưng có đến hơn 50% số người được hỏi cho rằng hợp lý một phần hoặc không hợp lý. Do vậy, trong thời gian đến, nhà trường cần có những giải pháp thiết thực hơn nữa để nâng cao hiệu quả đào tạo và bồi dưỡng giảng viên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật tỉnh thái bình luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 57 - 60)