Năng lực nghề nghiệp và hiệu quả công tác

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật tỉnh thái bình luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 42 - 45)

Đánh giá năng lực của đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng VHNT Thái Bình hình thành trên cơ sở các kiến thức chuyên môn, tri thức khoa học giáo

dục, tâm lý học giáo dục và các hoạt động thực tiễn ở trường. Nó được thể hiện qua các kỹ năng.

- Kỹ năng dạy học.

+ Kỹ năng chuẩn bị bài giảng: Giảng viên nhận thức bài giảng liên quan đến kiến thức trước và sau bài học, môn học mà mình đảm nhận giảng dạy, từ đó chuẩn bị bài giảng cho phù hợp. Trên cơ sở nội dung chương trình quy định, giảng viên lựa chọn những tài liệu cần thiết và tài liệu liên quan xác định mục tiêu, yêu cầu và kiến thức cơ bản của bài giảng, lựa chọn phương tiện, phương pháp phù hợp với kiến thực và trình độ của sinh viên.

+ Kỹ năng lên lớp. Qúa trình này được thực hiện từ khi bắt đầu ổn định lớp, kiểm tra sĩ số, kiểm tra bài cũ, giới thiệu đích, yêu cầu, định hướng có tính gợi mở nội dung chuẩn bị bài học và tiến hành bài giảng mới cũng như hướng dẫn ban đầu và hướng dẫn thường xuyên trong thực hành. Với đội ngũ giảng viên hiện có đã thực hiện tốt các bước lên lớp theo quy định, đa số giảng viên đã áp dụng các phương pháp giảng dạy học mới hoặc sử dụng các thiết bị dạy học tiên tiến để tăng hiệu quả giảng dạy. Phần lớn giảng viện đã thực hiện tốt các bước chuẩn bị lên lớp nên kết quả dạy học đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên còn một số giảng viện còn coi nhẹ khâu chuẩn bị bài nên giờ lên lớp bị động, cập nhật kiến thức hoặc liên hệ thực tế kém dẫn đến kết quả bài giảng không cao. Trong khi lên lớp còn có giảng viên lúng túng trong việc vận dụng các phương pháp giảng dạy.

- Kỹ năng sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học. Nhà trường yêu cầu và có chính sách hỗ trợ giảng viên sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, tăng cường hình thức học tập theo nhóm trên cơ sở sử dụng phương tiện dạy học hiện đại. Nhiều giảng viện sử dụng phương tiện dạy học hiện đại có hiệu quả, tăng sự hứng thú cho người học.

- Kỹ năng kiểm tra đánh giá: Qua các lần thi, kiểm tra đánh giá kết quả học phần, giảng viên đánh giá được mức độ tiếp thu bài giảng, đồng thời từ các mối liên hệ ngược từ phía sinh viên, giảng viên kịp thời bổ sung và điều chỉnh những chỗ chưa hợp lý trong bài giảng cũng như trong khâu kiểm tra, đánh giá. Trong khâu này, nhiều khi giảng viên còn có những sai sót như chuẩn bị nội dung đề, đáp án...,

- Kỹ năng tổ chức: Giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động học tập, vui chơi, giải trí, sinh hoạt tập thể hoặc hoạt động xã hội ... cho sinh viên. Nhận thức được vai trò, vị trí kỹ năng tổ chức nên giảng viên đã làm tốt vai trò tổ cức cho sinh viên thực tập tại các cơ sở như các đoàn nghệ thuật, các thiết chế văn hoá hoặc các trường phổ thông. Bên cạnh những côs gắng của các giảng viên, vẫn còn một số yếu trong công tác quản lý sinh viên.

- Kỹ năng giao tiếp. Song song với kỹ năng giảng dạy, kỹ năng tổ chức, kỹ năng giao tiếp không thể thiếu trong các kỹ năng của người giảng viên. Giảng viên của trường Cao đẳng VHNT Thái Bình đã thể hiện tốt kỹ năng này, thể hiện thông qua mối quan hệ giữa giảng viảng viên với sinh viên trong và ngoài giờ lên lớp ...,

- Kỹ năng giáo dục. đội ngũ giảng viên của nhà trường gắn công tác giáo dục rèn luyện về ý thức, tình cảm, tác phong với quá tình truyền thụ tri thức và với các hoạt động khác của sinh viên. Đội ngũ giảng viên làm công tác chủ nhiệm hoạt động tương đối tốt, có tinh thần trách nhiệm chức cao, am hiểu chức trách, nhiệm vụ, đã kết hợp tốt với với đoàn thanh niên tổ chức nhiều hoạt động văn hoá thể thao đạt chất lượng. Đội ngũ giảng viên là người trực tiếp thực hiện quy chế rèn luyện học sinh, sinh viên và các quy định khác của nhà trường.

Bên cạnh nhiều mặt đã đạt được, công tác giáo dục học sinh, sinh viên còn những hạn chế như sau: Chưa lan thay đổi được những thói quen xấu của HSSV, vẫn còn một số HSSV vi phạm quy chế của nhà trường và vi phạm pháp luật.

- Kỹ năng nghiên cứu khoa học.

Kỹ năng cứu khoa học là một trong những chức năng quan trọng của ngưòi giảng viên. Bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy, giảng viên còn có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu khoa học góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, là căn cứ khoa học quyết định mở rộng quy mô và điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, chương trình đào tạo, hình thức và nội dung kiểm tra, đán giá. Xây dựng cơ sở thực hành, thực tập, rèn nghề. biết gắn đề tài NCKH với luận văn tiến sĩ, thạc sĩ để nâng cao trình độ đội ngữ giảng viên, từ đó tạo được sự chuyển biến lớn về chất lượng đội ngũ giảng viên, đổi mới công tác quản lý, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình.

Công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên mặc dù đã đạt được một số thành tích song còn nhiều hạn chế, khó khăn như: Công tác NCKH chưa được giảng viên đầu tư đúng mức. Chỉ chú trọng đến nhiệm vụ giảng dạy. Các công trình NCKH chưa tập trung trí tuệ vào giải quyết những vấn đề lớn cuat thực tiễn đề ra. Trình độ ngoại ngữ của giảng viên còn yếu ảnh hưởng nhiều đến công tác nghiên cứu khoa học.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật tỉnh thái bình luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w