Bảng 1 - Đội ngũ giảng viên phân theo khoa, bộ môn
(Tính đế tháng 9 năm 2011)
Đơn vi Tổng
số
Trình độ chuyên môn
Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học và đang học cao học
Khoa Sân khấu và Âm nhạc 16 0 0 16
Khoa Mỹ thuật 7 0 5 2
Khoa Quản lý Văn hoá 11 0 7 4
Khoa giáo dục đại cương 17 1 10 6
Khoa Sư phạm 19 0 6 13
Khoa Thư viện 9 0 2 7
Khoa Việt Nam học 9 0 3 6
Bộ môn GDTC và GDQP 5 0 1 4
Cộng 93 1 36 56
Bảng 2- Đội ngũ giảng viên phân theo chuyên ngành được đào tạo
(Tính đế tháng 9 năm 2011) TT Bộ môn Tổng số Trình độ chuyên môn Tiến sĩ Thạc sĩ ĐH và đang học cao học
1 Diễn viên sân khấu 9 0 0 9
2 Âm nhạc 26 0 8 18 3 Mỹ thuật 7 0 5 2 4 Thư viện 9 0 2 7 5 Du lịch 9 0 3 6 6 Văn hoá học 11 0 7 4 7 Khoa học giáo dục 3 0 2 1 8 Tâm lý giáo dục 3 0 3 0 9 Giáo dục thể chất 5 0 1 4
10 Khoa học Mác Lê Nin 3 0 2 1
11 Ngoại ngữ 3 0 2 1
12 Tin học 3 0 0 3
13 Ngữ văn 2 1 1 0
14 Tổng cộng 93 1 36 56
Bảng 3. Quy mô cơ cấu đội ngũ giảng viên tính theo độ tuổi
(tính đến 9/2011) Tổng
số
Phân loại độ tuổi
Dưới 30 30-35 36-40 41-45 46-50 Trên 50
Số lượng 107 8 26 21 18 23 11
Tỷ lệ (%) 100 7,48 24,30 19,63 16,82 21,50 10,28 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính, trường Cao đẳng VHNT Thái Bình)
Qua bảng số liệu trên, chúng tôi có một số nhận xét:
Độ tuổi trung bình của đội ngũ giảng viên là 40. Có thể nói đội ngũ giảng viên Trường Co đẳng VHNT Thái Bình là một đội ngũ trẻ, khoảng 55% giảng viên có độ tuổi dưới 40. Ưu thế của đội ngũ trẻ là năng động, sáng tạo, dễ tiếp thu khoa học công nghệ, phương pháp giảng dạy mới. Đội ngũ trẻ có chí tiến thủ, có khả năng sớm đạt được học vị, học hàm cao trong tương lai. Do đó, nhà trường cần có cơ chế phù hợp để phát huy tiềm năng của đội ngũ này trong việc học tập nâng cao trình độ. Tuy nhiên, nhược điểm của đội ngũ trẻ là thiếu kinh nghiệm và bản lĩnh nghề nghiệp. Để khắc phục nhược điểm này, nhà trường cần có kế hoạch phân công những giảng viên có thâm niên, giàu kinh nghiệm bồi dưỡng, giúp đỡ.
Cơ cấu đội ngũ giảng viên tính theo độ tuổi là tương đối hợp lý, đảm bảo sự cân đối giữa các thế hệ. Tuy nhiên, với tầm nhìn xa hơn, nhà trường cần phải tuyển thêm số giảng viên trẻ tuổi để bổ sung thay thế số giảng viên sắp đến tuổi nghỉ hưu. Hiện tại, số giảng viên có độ tuổi từ 50 trở lên tương đối nhiều so với giảng viên dưới 30 tuổi. Vì vậy, muốn chủ động và tránh sự hụt hẫng về đội ngũ, ngay từ bây giờ, nhà trường phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tuyển bổ sung thêm số giảng viên trẻ. Theo dự báo, đến năm 2015, số lượng giảng viên đến tuổi nghỉ hưu là 17 người, chiếm 15,9% tổng số giảng viên hiện nay. Như vậy, trung bình mỗi năm, nhà trường phải tuyển thêm từ 2 đến 3 giảng viên
để bổ sung thay thế, chưa tính số giảng viên tuyển dụng đáp ứng sự phát triển của đội ngũ giảng viên đề phù hợp với sự phát triển qui mô đào tạo.
* Thực trạng về thâm niên giảng dạy
Bảng 4: Cơ cấu thâm niên giảng dạy của đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng VHNT Thái Bình
Số năm công tác Số lượng Tỷ lệ (%)
Dưới 5 năm 10 9.34
Từ 5 năm đến 10 năm 19 17.76
Từ 11 năm đến 20 năm 34 31.78
Trên 20 năm 44 41.12
Tổng cộng: 107 100
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính, trường Cao đẳng VHNT Thái Bình) Qua số liệu thể hiện ở bảng trên , chúng ta thấy, cơ cấu về thâm niên giảng dạy hiện nay của đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Thái Bình là tương đối hợp lý. Số lượng giảng viên có thâm niên giảng dạy trên 20 năm chiếm nhiều nhất trong cơ cấu tổng thể (40,00%). Hầu hết số giảng viên này thực sự có bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, có kiến thức chuyên sâu, tạo dựng được uy tín rộng rãi trong đồng nghiệp và học sinh, sinh viên. Đây chính là thuận lợi cơ bản nhất để xây dựng đội ngũ giảng viên đầu đàn, thực hiện bồI dưỡng giảng viên trẻ. Nhà trường cần có cơ chế, chính sách thoả đáng để khai thác tiềm năng của đội ngũ này.