Đánh giá đúng chất lượng của giảng viên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật tỉnh thái bình luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 86 - 89)

Muốn đánh giá đúng chất lượng của giảng viên, nhà trường cần phải xây dựng hoàn thiện qui trình và hệ thống các tiêu chí đánh giá giảng viên. Hiện nay, nhà trường xây dựng xong Dự thảo các tiêu chí đánh giá thi đua đối với giảng viên. Tuy nhiên, Dự thảo này thiên về đánh giá mặt hành chính như giờ giấc lên lớp, số lần sinh hoạt tổ chuyên môn, số công trình NCKH …, tất cả các mặt đánh giá đều được lượng hoá thành điểm thi đua. Do vậy, để có thể đánh giá giảng viên một cách toàn diện, nhà trường cần tiếp tục hoàn thiện công tác này.

Bên cạnh đó, muốn đánh giá đúng chất lượng của giảng viên, nhà trường phải đưa cho giảng viên chiếc gương soi (các chuẩn đánh giá) và yêu cầu giảng viên tự đánh giá mình một cách nghiêm túc, sau đó cần có sự phản biện của đồng nghiệp và thẩm định của cán bộ quản lý trực tiếp.

* Biện pháp cụ thể:

+ Quyền tự chủ và tính chịu trách nhiệm của các đơn vị cơ sở trước hết thể hiện ở các nội dung quản lý như: vận dụng mọi sáng kiến kinh nghiệm hợp lý, hợp pháp để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao; quản lý và sử dụng

có hiệu quả đội ngũ cán bộ, giảng viên của đơn vị để nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng NCKH; quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả hệ thống trang thiết bị và cơ sở vật chất được giao; được chủ động trong việc sử dụng định mức biên chế, các nguồn kinh phí được nhà trường giao.

+ Đối với những giảng viên mới tốt nghiệp đại học được tuyển chọn về trường giảng dạy thì cần được ưu tiên thời gian để học thêm về chuyên môn, về ngoại ngữ và tin học. Đặc biệt về ngoại ngữ và tin học, phải học đến trình độ có thể sử dụng được trong chuyên môn chứ không phải chỉ để lấy bằng cấp, chứng chỉ. Vấn đề này phải đặt ra như một tiêu chí bắt buộc để xem xét thời gian tập sự của các giảng viên này dài hay ngắn.

+ Tiếp tục hoàn thiện qui trình và hệ thống các tiêu chí đánh giá giảng viên

* Về qui trình đánh giá:

Xây dựng quy trình đánh giá một cách bài bản, có hệ thống trên cơ sở pháp lý được các bộ, ngành định ra. Qui trình đánh giá này phải có sự tham gia của nhiều bộ phận trong nhà trường nhằm tạo nên hệ thống thông tin về giảng viên.

- Đánh giá giảng viên phải bắt đầu từ tổ bộ môn - nơi quản lý, phân công nhiệm vụ cho giảng viên, kết hợp với sự theo dõi của cơ quan quản lý cấp trên. Phải có nhiều hình thức khảo sát, thu thập thông tin thích hợp để có được thông tin đúng đắn về người giảng viên, làm cơ sở ban đầu cho việc xử lý thông tin giảng viên. Trách nhiệm đánh giá giảng viên thuộc về cấp uỷ, chính quyền quản lý trực tiếp và bản thân giảng viên tự đánh giá. Việc đánh giá giảng viên phải theo nguyên tắc dân chủ, công khai, kết luận theo đa số.

- Đánh giá giảng viên cần phải dựa vào tự đánh giá của giảng viên. Vì giảng viên là người hiểu nhất mặt mạnh, mặt yếu của chính mình, đồng thời tự đánh giá chính là cơ hội để giảng viên nhìn lại bản thân mình so với yêu cầu tiêu chuẩn, yêu cầu của tổ chức, để từ đó có hướng phấn đấu vươn lên, khắc phục

những mặt còn hạn chế. Do vậy, cần phải có cơ chế thuận lợi để giảng viên tự đánh giá mình một cách chính xác, khách quan nhất. Trong thực tế, có rất nhiều giảng viên có tâm lý e ngại bị đánh giá và tự đánh giá.

* Về nội dung đánh giá:

Các chuẩn đánh giá về phẩm chất, năng lực của giảng viên phải vừa đáp ứng yêu cầu chung (các qui định của bộ, ngành) vừa phù hợp với đặc điểm tình hình của đơn vị. Trên cơ sở dự thảo hệ thống các tiêu chí đánh giá thi đua giảng viên sắp được ban hành, nhà trường cần xem xét và bổ sung một số nội dung đánh giá sau:

- Hoạt động giảng dạy:

Đánh giá hoạt động này cần có các thông số sau: số lượng giờ dạy; loại hình giờ dạy (dạy cho sinh viên, cho học viên; dạy tại trường hay ngoài trường; dạy giáo trình mới hay chuyên môn truyền thống …); chất lượng giờ dạy (chất lượng bài soạn, chất lượng giờ lên lớp, cách thức đánh giá sinh viên …)

Thông thường đánh giá tay nghề sư phạm của một giảng viên căn cứ vào những biểu hiện: năng lực sư phạm, thái độ tích cực với lao động sư phạm, hứng thú và lòng yêu nghề, trình độ thực hiện hoạt động sư phạm, ứng xử phù hợp trong các tình huống sư phạm, mức độ đạt được kết quả của sinh viên. Muốn có các thông số đó thường thông qua các kênh sau: thông qua các bộ phận chức năng bằng ghi chép, sổ sách; thông qua nhận xét của đồng nghiệp, bằng phản biện của đồng nghiệp, bằng phiếu dự giờ, bằng các lần sinh hoạt chuyên môn; thông qua việc lấy thông tin ngược từ sinh viên.

- Hoạt động bồi dưỡng và NCKH. Đánh giá mặt này cần các thông số sau: loại hình bồi dưỡng đã tham gia (ngắn hạn, dài hạn, nâng cao trình độ, chuẩn hoá, đào tạo lại); thời gian dành cho bồi dưỡng; kết quả bồi dưỡng; số công trình khoa học đã công bố; số bài viết; số lần được mời tham gia hội thảo, hội nghị khoa học.

- Các hoạt động dịch vụ cộng đồng và các công việc khác:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật tỉnh thái bình luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 86 - 89)