Về trình độ học vấn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật tỉnh thái bình luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 40 - 42)

Qua bảng số liệu khảo sát (xem phụ lục), chúng tôi có nhận xét như sau: + Về cơ cấu học hàm, học vị:

Theo Quyết định số 47/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Thủ tưỡng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trường đại học cao đẳng giai đoạn 2001 – 2010, như vậy, tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ của Trường Cao đẳng VHNT Thái Bình chưa bằng Quy định trong Quyết định của Thủ tướng ( 45,80 % so với 50%). Tuy nhiên đây cũng là cố gắng lớn của nhà trưòng. Thành quả này, trước hết thuộc về đội ngũ giảng viên, đồng thời kết quả này cũng đã phản ánh được một phần tính hiệu quả của công tác quản lý đội ngũ giảng viên của nhà trường trong thời gian qua về phương diện đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên.

Tuy nhiên, xét về cơ cấu học hàm, học vị, trình độ đội ngũ giảng viên nhà trường còn thấp hơn mức trung bình chung của cả nước. Hiện nay, trường chưa có GS, PGS, chỉ có 01 tiến sĩ. Đến năm 2015, dự báo Trường Cao đẳng VHNT Thái Bình sẽ có thêm 02 Tiến sĩ, chiếm 2,8% tổng số giảng viên hiện nay và 07 Thạc sĩ, nâng tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ lên 51,4%. Theo Quyết định số 47/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Thủ tưỡng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trường đại học cao đẳng giai đoạn 2001 – 2010, chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đến năm 2010, mục tiêu cần đạt được là 25% giảng viên có trình độ TS, TSKH và 50% có trình độ thạc sĩ. Đây quả là điều khó khăn đối với trường Cao đẳng VHNT Thái Bình.

Một nhược điểm nữa là sự phân bố giảng viên có học vị thạc sĩ không đồng đều giữa các đơn vị trong toàn trường. Ví dụ: Khoa Quản lý văn hoá (7/11), khoa Giáo dục đại cương (10/17) và khoa Mỹ thuật (5/7) giảng viên trình độ thạc sĩ, nhưng cũng có khoa không có hoặc có ít giảng viên trình độ thạc sĩ như: Khoa Sân khấu và Âm nhạc 0/16; Khoa Thư viện (2/9), Khoa Việt nam học (3/9).

Theo Báo cáo tự đánh giá khoá đào tạo liên thông Khoa học thư viện khoá học 2009 - 2011 của Trường CĐVHNT Thái Bình, một trong những tồn tại của khoá đào tạo liên thông này là : “ Đội ngũ giảng viên Khoa Thư viện tham gia giảng dạy khoá học này có trình độ chuyên môn chưa thật sự cao” và cũng tại báo cáo này đã xây dựng kế hoạch hành động được xác định là: “ bổ sung giảng viên có trình độ cao cho Khoa Thư viện từ năm học 2011-2012 để đảm bảo những yêu cầu về trình độ của đội ngũ”.

Qua đây, chúng tôi nhận thấy, quy hoạch đào tạo đội ngũ giảng viên của của nhà trường thiếu tính toàn diện, đồng bộ. Vì vậy, trong thời gian tới, nhà trường cần phải điều chỉnh lại quy hoạch này theo hướng trọng tâm, trọng điểm, nhất là đối với các khoa nói trên, cần thiết phải sử dụng các phương pháp quản lý như tâm lý xã hội hoặc tổ chức - hành chính để thuyết phục hoặc bắt buộc giảng viên của các khoa này phải đi học SĐH để nâng cao trình độ.

+ Về cơ cấu ngạch giảng viên

Theo qui định, mỗi ngạch giảng viên đều có chức trách, nhiệm vụ, hiểu biết và yêu cầu về trình độ khác nhau, theo mức độ từ thấp đến cao. Hiện nay, cơ cấu ngạch giảng viên của nhà trường còn chưa đồng đều, mất cân đối: không có giảng viên cao cấp, số lượng giảng viên chính còn quá ít (05/107 = 4,67%) so với cơ cấu tổng thể, lại còn 01/107 = 0,93% giảng viên ở ngạch giáo viên trung học. Do vậy, nhà trường cần có những biện pháp mạnh để nâng ngạch cho giảng viên, từ giảng viên chính lên giảng viên cao cấp, từ giảng viên lên giảng viên chính và từ giáo viên trung học chuyển sang ngạch giảng viên. Đây là việc làm rất cấp thiết và cơ bản nhằm góp phần nâng cao trình độ đội ngũ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật tỉnh thái bình luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 40 - 42)