KHẢO NGHIỆM SỰ NHẬN THỨC VỀ TÍNH HỢP LÝ VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật tỉnh thái bình luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 101 - 107)

- Biện pháp cụ thể:

3.3.KHẢO NGHIỆM SỰ NHẬN THỨC VỀ TÍNH HỢP LÝ VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP

KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP

Hệ thống các giải pháp mà chúng tôi đưa ra là kết quả của quá trình nghiên cứu lý luận và khảo sát, phân tích thực trạng công tác quản lý đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng VHNT Thái Bình. Tuy nhiên, để khắc phục tính chủ quan, tư biện (có thể xảy ra) khi xây dựng các giải pháp, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của đội ngũ giảng viên nhà trường, gồm: Cán bộ QLGD và giảng viên của nhà trường để họ đánh giá tính hợp lý và tính khả thi của các giải pháp này. Chúng tôi phát ra 100 phiếu hỏi (phụ lục số 2) và thu về được 100 phiếu, trong đó 100% số người trả lời đều ghi đầy đủ ý kiến vào các tiêu chí trưng cầu được ghi trong phiếu (phụ lục số 3).

- Cách tính điểm:

Mỗi giải pháp ta cho 03 mức điểm (3 điểm, 2 điểm và 1 điểm), ta có điểm trung bình về tính cấp thiết cho mỗi giải pháp là: (3 + 2 + 1) : 3 = 2,0 điểm. Gọi số người cho tương đương 3 điểm, 2 điểm và 1 điểm là a,b,c

Điểm trung bình về tính cấp thiết cho mỗi giải pháp được tính theo công thức: (a x 3 + b x 2 + c x 1) : 100

Tính khả thi cho mỗi giải pháp ta cũng cho 03 mức điểm (3 điểm, 2 điểm và 1 điểm), ta có điểm trung bình tính khả thi cho mỗi giải pháp là: (3 + 2 + 1) : 3 = 2,0 điểm. Gọi số người cho tương đương 3 điểm, 2 điểm và 1 điểm là d,e,g

Điểm trung bình về tính khả thi cho mỗi giải pháp được tính theo công thức: (d x 3 + e x 2 + g x 1) : 100

Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả ý kiến đánh giá của giảng viên về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp.

T

T Các giải pháp

Tính cấp thiết Tính khả thi

3 2 1 TB 3 2 1 TB

a b c d e g

1 Tăng cường giáo dục ý thức

trách nhiệm cho giảng viên 54 30 16 2,38 25 49 26 2,11 2 Tăng cường quản lý về cơ

cấu và chất lượng giảng viên 57 32 11 2,46 38 36 26 2,12 3 Tăng cường quản lý tuyển

dụng, sử dụng giảng viên 53 35 12 2,41 25 59 16 2,09 4

Thường xuyên quan tâm quản lý đào tạo, bồi dưỡng giảng viên

56 35 9 2,47 35 55 10 2,25

5 Chú trọng xây dựng và hoàn

thiện chính sách 51 34 15 2,36 32 57 11 2,21

Trung bình chung 2,42 2,16

Nhìn vào bảng số liệu khảo sát, ta thấy tính cấp thiết và tính khả thi đều lớn hơn trung bình (Tính cấp thiết từ 2,36 đến 2,47 điểm và tính khả thi từ 2,09 đến 2,25 điểm).

Mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi như sau (xem biểu đồ 3.1):

Biểu đồ 3.1: Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp

Từ những kiến giải để đề xuất các biện pháp và những kết quả thu được qua khảo nghiệm, chúng tôi có cơ sở để tin rằng, những biện pháp mà chúng tôi đã đưa ra có thể áp dụng vào thực tế quả quản lý để nâng cao hiệu quả đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng VHNT Thái Bình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sau thời gian học tập, nghiên cứu, kết hợp với thực tiễn công tác tại trường Cao đẳng VHNT Thái Bình, tác giả đã đề xuất một số giải pháp quản lý với mong muồn góp phần đổi mới công tác quản lý đội ngũ giảng viên của nhà trường, đồng thời giảm thiểu những mặt yếu kém, tạo nền tảng vững chắc cho nhà trường khi nâng cấp thành trường đại học.

Những giải pháp đã đã đề xuất được căn cứ vào đường lối chỉ đạo phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng, Nhà nước; Chỉ thị 296/CT-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ. Chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012

và của các cấp lãnh đạo ở địa phương, đồng thời dựa vào thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng VHNT Thái Bình. Các giải pháp này một mặt đáp ứng yêu cầu của địa phương trong tình hình mới, mặt khác nếu được thực hiện đồng bộ các giải pháp đã nêu thì nó phát huy được những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, tận dụng cơ hội vuợt qua những thử thách trong quản lý đội ngũ giảng viên của nhà trường. Đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới của các cấp lãnh đạo điạ phương giao cho trường, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 05 khoá VIII và những quan điểm cơ bản của nghị quyết XI về xây dựng nền Văn hoá Việt Nam tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Những giải pháp đề xuất ở trên mang tính khả thi cao và muốn các giải pháp được áp dụng vào thực tiễn đạt kết quả tốt, thì còn phải dựa vào năng lực tổ chức thực hiện của người cán bộ quản lý của nhà trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Qua những nội dung được thể hiện trong các chương mục trên đây, luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra. Có thể rút ra một số kết luận sau:

a. Trên cơ sở khẳng định những kế thừa có chọn lọc các thành quả NCKH đã có, luận văn đã xây dựng được cơ sở lý luận cho công trình nghiên cứu; nhất là đã tiến hành tìm hiểu bản chất của quá trình quản lý đội ngũ giảng viên, những yếu tố cơ bản của quá trình quản lý đội ngũ giảng viên (mục tiêu, nội dung, phương tiện, phương pháp, qui trình quản lý) và các yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến quá trình quản lý giảng viên.

b. Luận văn đồng thời cũng đã làm rõ thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng VHNT Thái Bình bằng số liệu, bảng biểu ở chương 2. Việc khảo sát thực trạng cho thấy, đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng VHNT Thái Bình trong những năm qua đã có những chuyển biến nhất định, nhất là sự tăng trưởng nhanh về số lượng giảng viên trong đó có học vị thạc sĩ. Song, nhìn chung chất lượng của đội ngũ giảng viên vẫn còn thấp so với yêu cầu đặt ra, biểu hiện ở sự mất cân đối về cơ cấu trình độ, ngành ngề đào tạo, độ tuổi; sự thiếu vắng những giảng viên có học vị tiến sĩ, học hàm trong cơ cấu tổng thể; sự phân bổ giảng viên có học vị cao không đồng đều giữa các đơn vị trực thuộc… Nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lý đội ngũ giảng viên còn tồn tại nhiều bất cập khách quan và chủ quan.

Về bất cập khách quan, có thể thấy rõ là quyền tự chủ và tính chịu trách nhiệm của nhà trường mâu thuẫn với cơ chế quản lý nhà nước hiện nay.

Về bất cập chủ quan, biểu hiện rõ nhất ở các vấn đề như trình độ và năng lực của đội ngũ Cán bộ quản lý không theo kịp yêu cầu phát triển; nhận thức chưa thấu đáo tầm quan của công tác quản lý đội ngũ giảng viên; quy hoạch đội

ngũ giảng viên còn phiến diện; tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giảng viên còn tồn tại những điểm bất hợp lý; đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên thiếu trọng tâm, trọng điểm; việc huy động các nguồn lực cho công tác phát triển đội ngũ giảng viên chưa được quan tâm đúng mức… Những yếu kém trên nếu không được khắc phục kịp thời sẽ là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của đội ngũ giảng viên nhà trường, ảnh hưởng tiến trình đổi mới giáo dục tại địa phương. Vì vậy nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng VHNT Thái Bình có ý nghĩa thiết thực về lý luận và thực tiễn.

c. Trên cơ sở tìm hiểu lý luận, khảo sát thực trạng và nguyên nhân, luận văn đã đề ra các giải pháp cơ bản nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng VHNT Thái Bình trong giai đoạn mới. Các giải pháp mà luận văn đề xuất, gồm:

- Tăng cường giáo dục ý thực trách nhiệm cho đội ngũ giảng viên - Xây dựng cơ cấu giảng viên

- Quản lý tuyển dụng, sử dụng giảng viên - Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên

- Xây dựng và hoàn thiện chính sách

Các giải pháp mà luận văn nêu ra trên đây được xem là một hệ thống. Trong đó, mỗi giải pháp là một thành tố, bao hàm những giải pháp cụ thể (hệ con). Các thành tố trong hệ, một mặt chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, vận động trong sự ràng buộc lẫn nhau, đan xen vào nhau, kết nối với nhau tạo nên sự thống nhất trong quá trình quản lý đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng VHNT Thái Bình. Mặt khác, chúng cũng có tính độc lập tương đối về vai trò, tính chất và vị trí. Khả năng phát huy trong từng thời điểm, từng hoàn cảnh cụ thể cũng khác nhau. Tuy vậy không có giải pháp nào là “vạn năng”., chúng chỉ phát huy tối đa khi được vận dụng một cách đồng bộ, linh hoạt và sáng tạo. Tuy

nhiên, chúng cũng đòi hỏi một cơ chế phối hợp thống nhất, nhịp nhàng trong quá trình thực hiện mới có thể đem lại hiệu quả cao trên lộ trình hướng đích.

d. Luận văn là tài liệu tham khảo cho Trường Cao đẳng VHNT Thái Bình và các trường Cao đẳng VHNT khác trong việc quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.

e. Tuy nhiên, do những hạn chế về năng lực, kinh nghiệm và điều kiện nghiên cứu nên kết quả nghiên cứu của chúng tôi chắc chắn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Việc điều tra nghiên cứu chỉ có trong một phạm vi hẹp, chưa có tham khảo ở những trường Cao đẳng VHNT khác để so sánh, đối chứng; việc xử lý số liệu còn đơn giản (tính %). Bên cạnh đó, những giải pháp nêu ra cho dù đã được khảo nghiệm về tính cấp thiết và khả thi của nó, nhưng thực tiễn mới chính là thước đo của chân lý. Vì những lý do đó, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của qúy Thầy Cô giáo và đồng nghiệp để có thể nghiên cứu sâu hơn về đề tài này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật tỉnh thái bình luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 101 - 107)