Thực trạng về sử dụng giảng viên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật tỉnh thái bình luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 55 - 57)

h. Thực trạng về nghiên cứu khoa học (NCKH)

2.3.3.3.Thực trạng về sử dụng giảng viên.

Giảng viên được bố trí giảng dạy đúng với chuyên môn được đào tạo là 100%. Có một số giảng viên do lịch sử để lại, trước đây giảng dạy không đúng với chuyên ngành được đào tạo ở bậc giáo dục đại học nhưng đã được chuẩn hoá với nhiều loại hình, cấp độ khác nhau, nên hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi nhiệm vụ.

Ở một số bộ môn, có nguy cơ hụt hẫng về đội ngũ, nhưng nhà trường vẫn chưa có kế hoạch phân công những giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm bồi dưỡng, giúp đỡ giảng viên trẻ để đảm bảo sự kế thừa. Vì thế, khi đội ngũ giảng viên đầu đàn này về hưu, thì giảng viên trẻ chưa kịp trưởng thành, khó có thể làm tròn nhiệm vụ thay thế.

Cũng giống như các trường Cao đẳng VHNT địa phương khác trong cả nước, tuyển sinh và đào tạo của trường cao đẳng VHNT Thái Bình ngày càng có xu hướng giảm đi do nhu cầu cán bộ văn hoá, diễn viên cho các đoàn nghệ thuật và giáo viên hát nhạc - mỹ thuật của trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở của địa phương gần như đã được bão hoà. Xét về cơ cấu tổng thể, thì cơ cấu giảng viên Trường CĐVHNT Thái Bình hiện nay là hợp lý, nhưng đi sâu nghiên cứu từng đơn vị, từng ngành học thì lại nảy sinh một số bất cập. Hiện nay, ở một số bộ môn chung, giảng viên phải dạy vượt chuẩn rất nhiều giờ, trong khi ở nhiều bộ môn khác, như môn ngoại ngữ, mỹ thuật giảng viên không thể nào dạy đạt mức giờ chuẩn. Trước thực trạng này, nhà trường đã có nhiều biện pháp giải quyết như điều chuyển số giảng viên thừa sang làm công tác hành chính, kiêm nhiệm thêm công tác khác như coi thi, hướng dẫn kiến - thực tập sư phạm, tạo điều kiện cho đi học sau đại học … Nhưng đây chỉ là biện pháp tình thế vì dù thế nào đi nữa, về lâu dài cũng triệt tiêu động lực vươn lên trong chuyên môn của giảng viên, đó là sự lãng phí. Trong khi đó với một số môn thiếu giảng viên, giảng viên phải dạy quá nhiều giờ nên không có thời gian nghỉ ngơi, tái sản xuất sức lao động, học tập, nghiên cứu … để nâng cao trình độ. Tất cả đều có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng đội ngũ giảng viên.

Ngoài việc bố trí, sắp xếp giảng dạy cho giảng viên, nhà trường cũng đã có nhiều cố gắng trong việc tạo ra cơ chế thuận lợi để giảng viên nghiên cứu khoa học, tham gia vào thị trường khoa học của địa phương. Tuy nhiên, ở một số giảng viên công tác NCKH còn mang tính đối phó với xu hướng “hành chính hoá công tác này” của nhà trường. Việc qui định định mức lao động NCKH hằng năm đối với giảng viên (112 giờ chuẩn) của nhà trường không phát huy tác dụng. Theo qui định này, những giảng viên nào không hoàn thành nhiệm vụ NCKH sẽ chuyển đổi sang giờ lao động năm học theo thời gian đăng ký của đề tài. Thế nhưng, trong thực tiễn không phải bất cứ giảng viên nào cũng NCKH

được, nhất là đối với giảng viên trẻ, lại phải nghiên cứu độc lập, nên để đối phó với qui định này, nhiều “sản phẩm khoa học” vẫn cứ ra đời nhưng không có tính ứng dụng, khả thi. Trong thời gian tới, nhà trường cần điều chỉnh lại qui định này cho phù hợp với thực tế hơn, đồng thời có kế hoạch phân công nghiên cứu theo nhóm, trong đó, giảng viên trẻ được tham gia cùng những giảng viên có kinh nghiệm để tập dượt nghiên cứu, học tập và trưởng thành.

* Kết quả ý kiến đánh giá của giảng viên về quản lý tuyển dụng và sử dụng giảng viên

Qua phiếu thăm dò chúng tôi thực hiện khi làm đề tài này, kết quả ý kiến đánh giá của giảng viên về quản lý tuyển dụng và sử dụng giảng viên thu được, được trình bày ở bảng 2.10 (phần phụ lục).

Qua bảng khảo sát (xem phụ lục) ta thấy, có 18% số người được hỏi cho rằng việc quản lý tuyển dụng và sử dụng giảng viên rất hợp lý, 37,8% cho rằng hợp lý và 24% cho là hợp lý một phần. Tuy nhiên, có đến 20,2% cho rằng công tác quản lý tuyển dụng và sử dụng giảng viên hiện nay là không hợp lý. Tiêu chí số 2, có số lượng người được hỏi cho rằng không hợp lý chiếm tỷ lệ khá cao. Điều này cũng khá phù hợp với thực trạng đã nghiên cứu. Do vậy, trong thời gian đến nhà trường cần phải tiến hành đổi mới qui trình tuyển dụng giảng viên để tuyển được những giảng viên có chất lượng, bổ sung vào đội ngũ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật tỉnh thái bình luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 55 - 57)