Thực trạng về cơ cấu giảng viên 1 Thực trạng về số lượng giảng viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật tỉnh thái bình luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 38 - 40)

2.3.2.1. Thực trạng về số lượng giảng viên

- Cơ cấu về giảng viên so với cán bộ phục vụ.

Tổng số cán bộ, viên chức trong toàn trường (tính đến tháng 01/9/2011) là 137 người, trong đó:

+ Số giảng viên và giảng viên kiêm nhiệm : 107 người, chiếm 78,1 % tổng số cán bộ công chức toàn trường.

+ Số cán bộ phục vụ: 30 người, chiếm 21,8 % tổng số cán bộ công chức toàn trường.

+ Trong 107 giảng viên có:

82 người trực tiếp giảng dạy tại các khoa, tổ trực thuộc, chiếm 76,6%. 25 người làm công tác quản lý giáo dục và cán bộ nghiệp vụ tại các phòng, ban, trung tâm (giáo viên kiêm nhiệm), chiếm 23,4%.

Qua khảo sát (xem phụ lục), chúng tôi có một số nhận xét như sau:

+ Về quy mô: Số lượng giảng viên của Trường Cao đẳng VHNT Thái Bình ở mức trung bình khá so với các trường Cao đẳng VHNT ở Miền bắc:

Cao đẳng VHNT và Du lịch Hạ Long 129 (năm 2010) Cao đẳng VHNT và Du lịch Thanh Hoá 134

Cao đẳng VHNT và Du lịch Nghệ An 64 Cao đẳng VHNT và Du lịch Yên Bái 91 Cao đẳng VHNT Thái Bình 107

(Số liệu năm 2011 - Nguồn: Bộ GD-ĐT)

+ Về cơ cấu: Theo qui định hiện hành của Nhà nước, tỷ lệ cơ cấu cán bộ hợp lý nhất là tỷ lệ cán bộ phục vụ so với giảng viên là 1/4. Như vậy, cơ cấu về giảng viên so với cán bộ phục vụ ở Trường Cao đẳng VHNT Thái Bình hiện nay là tương đối phù hợp với qui định.

- Cơ cấu giảng viên so với sinh viên.

Qua bảng số liệu khảo sát (xem phụ lục), chúng tôi thấy rằng, tính đến 01/9/2011, số lượng học sinh, sinh viên ở các bậc học là 2.715 người. Số lượng sinh viên ở bậc cao đẳng chính quy và số sinh viên cao đẳng quy đổi từ học sinh trung cấp là 1724 sinh viên. Tỷ lệ SV/GV là 16,11. Tỷ lệ này không phù hợp với qui định và cao hơn mức quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với đào tạo nghệ thuật là (SV/GV là 15 - Nguồn: Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ GD-ĐT). Do đó, nhà trường cần phải chủ động xây dựng kế hoạch mời giảng viên thỉnh giảng

để đảm bảo chất lượng đào tạo, đồng thời hạn chế tình trạng dạy vượt quá nhiều giờ so với định mức giờ chuẩn, nhất là đối với các bộ môn chung vì hiện có số lượng học sinh, sinh viên theo học đông, trong khi số lượng giảng viên còn chưa đủ về số lượng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật tỉnh thái bình luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w