Thực trạng về trình độ ngoại ngữ, tin học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật tỉnh thái bình luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 48 - 49)

Trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng VHNT Thái Bình, nhìn chung là yếu. Mặc dù hiện nay, 100% giảng viên đạt trình độ tối thiểu về tin học và ngoại ngữ (chứng chỉ A trở lên) nhưng khả năng ứng dụng vào công tác, học tập nghiên cứu và giảng dạy là rất thấp. Nguyên nhân là do công việc hàng ngày của giảng viên ngành nghệ thuật ở địa phương ít giáo tiếp bằng tiếng nước ngoài, mặt khác công tác quản lý của nhà trường chưa thật hiệu

quả. Nhà trường chưa thật sự chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị lẫn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên học tập, tự học tập để nâng cao trình độ tin học và ngoại ngữ.

Hiện nay, đầu tư máy vi tính cho các đơn vị làm việc chỉ đạt 1,5 chiếc/đơn vị và luôn bị động trong kinh phí sửa chữa, nâng cấp; máy chỉ dùng cho việc quản lý kết quả đào tạo và soạn thảo các văn bản hành chính.. Tuy mọi giảng viên nhận thức được tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, học tập và nghiên cứu nhưng chưa có động lực thực sự để học tập nâng cao trình độ tin học.

Tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức qui định giảng viên phải “sử dụng được một ngoại ngữ trong chuyên môn ở trình độ B”. Thế nhưng, có khoảng trên 50% giảng hiện đang bất cập trước yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, kể cả những người đã có chứng chỉ B. Nguyên nhân là do thiếu động lực học tập và điều kiện để duy trì học tập, bồi dưỡng thường xuyên. Hiện nay, trình độ ngoại ngữ chính là rào cản lớn nhất để giảng viên thi nâng ngạch công chức và đi học sau đại học, đặc biệt là đi học ở nước ngoài.

Để khắc phục hiện trạng này, nhà trường cần phải nhanh chóng xây dựng tiêu chuẩn chức danh cụ thể cho từng giảng viên, trong đó có đặt ra yêu cầu về trình độ ngoại ngữ và tin học. Tận dụng thế mạnh sẵn có của đội ngũ giảng viên ngoại ngữ và tin học của nhà trường để đào tạo và bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ cho giảng viên; có chính sách khuyến khích, tạo động lực cho giảng viên học tập và tự học tập, tự bồi dưỡng về tin học và ngoại ngữ; tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của đối tác trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật tỉnh thái bình luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 48 - 49)