Thực trạng về quản lý chế độ chính sách

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật tỉnh thái bình luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 60 - 62)

h. Thực trạng về nghiên cứu khoa học (NCKH)

2.3.5.Thực trạng về quản lý chế độ chính sách

Thu nhập trung bình hiện nay của giảng viên Trường CĐVHNT Thái Bình hơn 50 triệu đồng /năm/giảng viên (tính theo mức lương trung bình + phúc lợi + các khoản khác: chủ yếu là coi thi, chầm thi và nghiên cứu khoa học). Mức thu nhập này rõ ràng thấp hơn mặt bằng chung của đội ngũ giảng viên ở một số cơ sở đào tạo khác trên cùng địa bàn tỉnh Thái Bình như Trường Cao đẳng Y tế, cao đẳng Kinh tế kỹ thuật và cao đẳng Sư phạm ... Cũng có số ít giảng viên có thu nhập cao hơn nhờ tham gia giảng dạy nhiều hệ đào tạo khác nhau, nhờ dạy vượt định mức giờ chuẩn, trong khi phần lớn giảng viên thiếu giờ dạy. Đối với những giảng viên thiếu giờ dạy, nhà trường ưu tiên phân công coi thi nhiều hơn nhằm góp phần cải thiện thu nhập với 30.000đ/lượt coi thi. Rõ ràng mức thu nhập thấp như đã nêu có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đào

tạo, bồi dưỡng giảng viên; khó thu hút được người giỏi về công tác tại trường, lại luôn tiềm ẩn nguy cơ chảy máu chất xám khi các cơ sở đào tạo trên cùng địa bàn nói riêng và trong cả nước nói chung có chính sách thu hút giảng viên mạnh hơn. Điều này đã được cảnh báo nhiều lần trong các hội nghị CBCC hằng năm của nhà trường.

Đến nay, nhà trường vẫn chưa hoàn thiện định mức trả thù lao cho giảng viên theo loại hình công việc và hiệu quả công việc nên chưa thật sự tạo động lực cho giảng viên tham gia vào các công tác khác ngoài nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học là những nhiệm vụ bắt buộc. Một trong những nguyên nhân chính là do cơ chế quản lý và cấp ngân sách của tỉnh không đảm bảo theo quy định của nhà nước, mặt khác còn mang tính cào bằng (đào tạo nghệ thuật – ngành đặc thù cũng như đào tạo các ngành khác).

Chính sách thi đua, khen thưởng còn nhiều điểm bất cập về tiêu chí đánh giá, qui trình đánh giá, quan điểm đánh giá …Đến nay, nhà trường chưa xây dựng được hệ thống các tiêu chí đánh giá giảng viên một cách khoa học. Điều đó chứng tỏ, thời gian qua, việc đánh giá, xét thi đua khen thưởng cho giảng viên có lúc, có nơi, có trường hợp … còn chủ quan, thiếu công bằng, khách quan.

Nhiều giảng viên hiện nay cuộc sống còn nhiều khó khăn. Các chính sách đãi ngộ khác như nơi làm việc, điều kiện làm việc…, đặc biệt chế độ chính sách hỗ trợ, ưu đãi đi học sau đại học như đã nêu vừa ít 20.000.000đ/ thạc sĩ; 30.000.000đ/tiến sĩ), vừa không kịp thời (giảng viên học xong, nhận bằng mà chưa được nhận tiền hỗ trợ) do đó chưa thật sự tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của giảng viên và tạo động lực để giảng viên đi học nâng cao trình độ.

Tóm lại, có thể nói rằng công tác quản lý chế độ chính sách của Trường Cao đẳng VHNT Thái Bình nói riêng và của tỉnh Thái Bình nói chung chưa thật sự tạo động lực cho đội ngũ giảng viên vươn lên trong học tập, giảng dạy và NCKH.

* Kết quả ý kiến đánh giá của giảng viên về quản lý chế độ chính sách.

Qua phiếu thăm dò chúng tôi thực hiện khi làm đề tài này, kết quả ý kiến đánh giá của giảng viên về quản lý chế độ chính sách thu được, được trình bày ở

bảng 2.12 (phần phụ lục).

Qua kết quả điều tra, chúng ta thấy rằng, có 07,0 % số người được hỏi cho

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật tỉnh thái bình luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 60 - 62)