Những điểm yếu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật tỉnh thái bình luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 63 - 65)

h. Thực trạng về nghiên cứu khoa học (NCKH)

2.3.6.2.Những điểm yếu

Tuy đã nhận thức đúng về tầm quan trọng, tính cấp thiết của quản lý đội ngũ giảng viên nhưng các cấp quản lý của nhà trường vẫn chưa quan tâm đầy đủ, chưa thật sự đi vào chiều sâu, chưa có định hướng lâu dài về phát triển đội ngũ giảng viên.

Chất lượng đội ngũ còn thấp so với yêu cầu, biểu hiện ở sự mất cân đối về cơ cấu trình độ, ngành nghề đào tạo, độ tuổi; sự thiếu vắng những giảng viên có học vị (tiến sĩ), học hàm (GS, PGS) trong cơ cấu tổng thể; sự phân bố giảng viên có học vị cao không đồng đều giữa các đơn vị ...

Những cơ chế chính sách của nhà trường chưa thật sự tạo động lực thúc đẩy đội ngũ giảng viên phát triển.

Một số giảng viên chưa nhận thức đúng vai trò của đào tạo, bồi dưỡng và tự đào tạo, tự bồi dưỡng; còn biểu hiện tư tưởng ngại khó trong học tập để nâng cao trình độ

2.3.6.3. Thuận lợi

Những chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên ngày càng được thể chế hoá một cách sinh động trong quá trình phát triển KT-H nói chung và phát triển GD-ĐT nói riêng, tạo cơ sở vững chắc cho công tác quản lý đội ngũ giảng viên đảm bảo thắng lợi.

Phần lớn giảng viên đều có ý thức trách nhiệm với nghề nghiệp, có chí tiến thủ, có hoài bão vươn lên.

2.3.6.4. Khó khăn

Thời đại thông tin và xu hướng toàn cầu hoá đã làm thay đổi sâu sắc quan niệm về GD-ĐT. Bên cạnh những thời cơ, GD-ĐT cũng phải đối mặt với nhiều thách thức mà trong đó người thầy đứng ở vị trí tiền tiêu. Do đó vấn đề đội ngũ giảng viên và quản lý đội ngũ giảng viên đặt ra cho các nhà quản lý không ít những khó khăn.

Thái Bình là một tỉnh nghèo, ít có điều kiện thúc đẩy giao lưu, hợp tác với các trường CĐ, ĐH lớn của đất nước để phát triển. Chính sách ưu đãi chưa thật sự đủ mạnh để thu hút nhân tài về với Thái Bình.

Cơ chế quản lý nhà nước hiện nay còn nhiều bất cập và thủ tục rườm rà hạn chế quyền tự chủ và tính chịu trách nhiệm của nhà trường.

Quản lý đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng VHNT Thái Bình trong điều kiện hạn hẹp về nguồn lực nên các mục tiêu quản lý khó trở thành hiện thực nếu nhà quản lý không tìm kiếm được các giải pháp tối ưu.

Đánh giá chung thực trạng công tác quản lý đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng VHNT Thái Bình chúng tôi nhận xét những mặt đạt được và những khó khăn hạn chế tồn tại như sau:

* Mặt mạnh:

- Nhận thức đúng đắn về vai trò của đội ngũ giảng viên và tầm quan trọng của quản lý đội ngũ giảng viên.

- Đội ngũ giảng viên ngày càng lớn mạnh, về số lượng giảng viên có học vị thạc sĩ tăng nhanh.

- Chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên

- Phần lớn giảng viên đều có ý thức trách nhiệm với nghề nghiệp, có chí tiến thủ, có hoài bão vươn lên

* Mặt hạn chế tồn tại:

- Các cấp quản lý chưa quan tâm đầy đủ, chưa đi vào chiều sâu, chưa hướng lâu dài.

- Chất lượng đội ngũ còn thấp, mất cân đối

- Những cơ chế chính sách chưa thật sự tạo động lực.

- Một số GV chưa nhận thức đúng vai trò của đào tạo, bồi dưỡng - Thách thức của thời đại

- Tỉnh nghèo còn nhiều khó khăn về kinh tế.

- Cơ chế quản lý nhà nước hiện nay còn nhiều bất cập và thủ tục rườm rà. - Hạn hẹp về nguồn lực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật tỉnh thái bình luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 63 - 65)