Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường của đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại tại tại DNTN hoàng hải (Trang 83 - 84)

- Sự thành thực với khách hàng

3.8.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường của đối thủ cạnh tranh

Trong thời gian qua công tác nghiên cứu thị trường của đối thủ cạnh tranh chưa được quan tâm đúng mức. Điều này làm ảnh hưởng cho hiệu quả hoạt động của các công cụ XTTM và việc mở rộng thị trường và tăng khả năng tiêu thụ của sản phẩm. Phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh để từ kết quả nghiên cứu đó đưa ra các chính sách xúc tiến hợp lý đối với từng đối tượng khách hàng, từng loại mặt hàng và từng giai đoạn phát triển sản phẩm, phù hợp với các chiến lược đã được hoạch định của doanh nghiệp.

Mặt khác tuỳ đặc điểm từng khu vực thị trường khác nhau mà DN Hoàng Hải cần có những mức độ nghiên cứu thị trường thường xuyên khác nhau. DN nên thực hiện ít nhất 3 tháng một lần một cuộc nghiên cứu thị trường chính thức để thu thập thông tin về khách hàng. Để từ đó có những quyết định chính xác về các mục tiêu, ngân sách để dành cho hoạt động XTTM, đồng thời lựa chọn được công cụ XTTM phù hợp với từng khu vực, từng đối tượng khác nhau. Mặt khác DN nên theo dõi thị trường trước, trong và sau khi đã đưa ra các hoạt động XTTM nắm bắt được sự thay đổi của thị trường để từ đó có những điều chỉnh hợp lý. Đồng thời phải thường xuyên đánh giá các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình và các đối thủ tiềm ẩn có thể dự đoán chiến lược của đối thủ và chuẩn bị phương án ứng phó.

Tiến hành đánh giá kết quả hoạt động các công cụ XTTM trước, trong và sau khi thực hiện các hoạt động đó nhận thấy được những mặt tốt, hiệu quả và những yếu kém, tồn tại để đưa ra các biện pháp khắc phục kíp thời. tránh những hậu quả không tốt.

Thu thập thông tin trên thị trường về chủng loại hàng hoá mà DN kinh doanh cũng như sự thích ứng của sản phẩm DN cung ứng ra trên thị trường như thế nào? Các cán bộ làm công tác này không chỉ ngồi tại bàn phân tích các sô liệu sẵn có mà phải phản ánh nhiều vấn đề của thị trường về hàng hoá, giá cả, cung cách phục vụ, biến động của thị trường, xu thế của người tiêu dùng... Cụ thể là các cán bộ này phải nắm được từng khu vực thị trường, phải trả lời được các cầu hỏi như:

⇒ Khách hàng khen, chê sản phẩm ở điểm nào?

⇒ Sản lượng từng thời kỳ nhất định thay đổi như thế nào?

⇒ Giá cả đã hợp lý chưa?

⇒ Khách hàng có yêu cầu gì về dịch vụ hoặc cách thức bán hàng?... Các thông tin này sẽ được nhanh chóng đưa về các bộ phận có chức năng để kịp thời hoàn thiện sản phẩm.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại tại tại DNTN hoàng hải (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w