Hiện thực chiến tranh Nhìn từ phía đối phương

Một phần của tài liệu Chiến tranh trong ba tiểu thuyết dấu chân người lính, đất trắng, nỗi buồn chiến tranh luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 95 - 106)

7. Cấu trúc luận văn

2.3. Hiện thực chiến tranh Nhìn từ phía đối phương

Chiến tranh là sự đối kháng, xung đột giữa hai bên tham chiến. Vì vậy, nói về hiện thực chiến tranh chúng ta không chỉ nói đến "phe ta" mà còn phải

xem xét cả phía đối phương. Hay nói cách khác, đối phương cũng là một góc nhìn cần thiết để từ đó nhận thức một cách đầy đủ, sâu sắc và toàn diện hơn về hiện thực chiến tranh.

2.3.1. Trong Dấu chân người lính, hình ảnh đối phương hiện lên trước hết với lực lượng mạnh: quân đông, căn cứ kiên cố, vũ khí trang bị hiện đại. Tập đoàn cứ điểm Khe Sanh được xem như "chiếc tàu chiến chở một canh bạc và một lời thách thức của tướng Oét-mô-len" [17, 108]. Trong đó, nơi tập trung hoả lực mạnh nhất là căn cứ Tà Cơn: "Tà Cơn hiện ra trước mắt mọi người như một con thú khổng lồ đang gầm thét" [17, 115]. Tuy vậy, trong cuộc đối đầu với đối phương chúng luôn tỏ ra sợ hãi và hèn nhát. Trong tác phẩm, tuy số trang nói về kẻ địch không nhiều nhưng có rất nhiều lần nhà văn nói đến sự hèn nhát của chúng. Khi bị bắt, bọn chúng tìm cách nịnh đối phương và luôn tỏ ra ngoan ngoãn, bảo gì cũng phục tùng để mong thoát chết. Trong trận đánh giáp là cà trên đồi 31, khi tên lính Mĩ bị Khuê bắt làm tù binh, hắn đã khóc rống lên: "Thằng Mĩ cứ một mực quỳ sụp xuống mười ngón tay trắng nhợt cào lên những vết máu của những thằng chết dính trên đầu gối mình" [17, 146]. Thằng "sinh viên nhân chủng học" – một thằng lính Mĩ con nhà giàu vốn hung hăng vậy mà khi chứng kiến cảnh tượng ở bãi xác mới thì hắn "mất hết tinh thần nằm rũ xuống như con gà cắt tiết. Sau đó hắn phát ốm..." [17, 187]... Có thể nói, tinh thần chiến đấu là điểm mạnh của bộ đội ta thì lại chính là điểm yếu căn bản của kẻ thù.

Kẻ thù tuy lực lượng đông đảo, trang bị hiện đại, căn cứ kiên cố, điều kiện sinh hoạt và chiến đấu đầy đủ nhưng do chủ quan, hèn nhát, thiếu tinh thần chiến đấu cũng như sự khôn ngoan cần thiết, lại luôn ở thế bị động nên trong tất cả các trận đánh chúng đều bị thất bại thảm hại. Điều đáng nói hơn nữa là rất nhiều trường hợp bọn chúng có lực lượng mạnh hơn gấp nhiều nhưng vẫn chịu thất bại trước đối phương. Tiêu biểu như trường hợp cả một tiểu đoàn địch bị tiểu đội trinh sát của Khuê đột nhập vào gây tổn thất nặng

nề. Có những trận cả một tiểu đội địch với hoả lực mạnh hơn gấp nhiều lần nhưng vẫn bị thất bại trước đối thủ chỉ có hai người là Lữ và Đàm. Có khi cả một tiểu đoàn địch ngủ đến nỗi tiếng súng nổ ầm ĩ vậy mà vẫn không thằng nào thức giấc và đã bị Cận tiêu diệt gần hết... Những thất bại liên tiếp này cùng với chiến dịch bao vây của ta đã đẩy đối phương - kẻ địch lâm vào thế bị động, bế tắc, không lối thoát: "Trung tâm Tà Cơn biến thành một bãi tha ma rộng mênh mông chứa hàng ngàn cái huyệt những tên lính Mĩ còn sống" [17, 162]. Và thất bại cuối cùng, đương nhiên thuộc về chúng.

Viết về đối phương – kẻ thù, gây ấn tượng sâu sắc nhất đối với người đọc vẫn là những chi tiết miêu tả những cái chết bi thảm của chúng: khi thì tên lính Mĩ "vật người vào hàng rào, cái thân hình dài ngoẵng dướn thẳng như đứa trẻ lên cơn uốn ván rồi tự nhiên nhẽo ra, hai cái cẳng chân dài thõng thượt chấm sát đất không động đậy nữa" [17, 169 - 170]; khi thì "một hình người nằm ngửa, cái đầu gối dài và nhọn co lại duỗi ra hai ba lần" [17, 237]; khi thì "nó đã chết nhưng con mắt trái vẫn nheo lại như khi làm yếu lĩnh xạ kích (...). Cái bàn tay nhợt nhạt đã hơi ngả sang màu xám và cứng quèo..." [17, 246]; khi thì "xác tên đại đội trưởng giật lên mấy cái như bị chuột rút, tấm lưng oằn oại, vật vã trong lòng chiến hào một hồi..." [17, 400]; khi thì "xác lính Mĩ chết thui vẫn còn nằm la liệt co quắp bên mép các chiến hào" [17, 292]; khi thì "xác tên đại đội trưởng giật lên mấy cái như bị chuột rút, tấm lưng oằn oại, vật vã trong lòng chiến hào một hồi..." [17, 400]... Nhưng có lẽ ấn tượng nhất vẫn là hình ảnh: trong một bãi xác mới, "lửa phốt-pho như một thứ nước a-xít màu xanh nhạt, cháy âm ỉ trên mình những cái xác (...). Có khi nghe nổ bục một tiếng, lửa bốc lên thành ngọn và những cái xác đang ngồi bỗng ngã vật ra. Một tên Mĩ chết ngồi chồm hổm, trên mắt vẫn còn đeo cặp kính trắng" [17, 186]. Bi thảm hơn nữa là tường hợp gần một tiểu đội địch chết đứng giữa một cái nhà kho chứa nhựa đường, dòng nhựa hắc ín nóng chảy, không còn nhận rõ mặt mũi thằng nào ra thằng nào nữa, những khẩu súng chúng cầm

trên tay khẩu nào cũng chúc mũi xuống, dòng nhựa chảy bê bết y như những cái chổi... Rõ ràng sự hi sinh của người lính cách mạng càng đẹp đẽ, lãng mạn bao nhiêu thì cái chết của kẻ thù càng bi thảm, rùng rợn bấy nhiêu. Miêu tả những hình ảnh này, phải chăng nhà văn muốn nhấn mạnh một điều rằng, tất cả những kẻ xâm lược, những kẻ phản bội lại dân tộc Việt Nam đều sẽ có kết cục bi đát như vậy?

Ngoài ra, qua một số chi tiết rải rác trong tác phẩm, nhà văn còn hé lộ cho người đọc thấy bản chất tàn ác, dã man của kẻ thù. Khi thực hiện kế hoạch xây dựng vành đai Mác Na-ma-ra, bọn Mĩ đã đốt phá bản A-lâu, còn một trung đội nguỵ gồm toàn bọn ác ôn bố trí một lưới lửa đón đồng bào chạy qua sông A-si để lên cứ: "Con sông A-si ngập xác người. Từ trên sườn núi đá bên kia sông nhìn xuống, xác người cứ chồng chất trên bãi cỏ, trên những phiến đá" [17, 298]. Người vợ mới cưới của Nghim không chết nhưng bị chúng hiếp đến chết ngất rồi đem vất lên xe tăng. Khoảng một tuần lễ sau, hàng mấy trăm đồng bào các bản dọc sông A-si đã bị đẩy lên ô tô bịt vải bạt kín mít dồn vào các trại tập trung, làng bản bị cào đi. Không những thế, bọn lính Mĩ và lính Pắc-chung-hy còn có lối giết thương binh rất dã man, tàn ác: anh em của ta bị bắt đều bị chúng giết hết, bằng những nhát dao đi rừng đâm xuyên từ phía dưới ức lên đỉnh đầu. Thậm chí, ngay cả với bọn lính của chúng chết trên chiến trường thì chúng trút bom cháy xuống huỷ hết xác chết – một cách "giải quyết chiến trường" rất đơn giản và nhanh chóng. Những chi tiết này đã góp phần khắc hoạ đầy đủ hơn bức chân dung của kẻ địch.

Trong hàng ngũ đối phương – kẻ thù, nhân vật được nhà văn nói đến nhiều nhất chính là thằng Kiếm. Hắn là con trai duy nhất của ông cụ Phang – một cụ già người Thượng ở Bản Chây rất có tinh thần cách mạng, làm Chủ tịch uỷ ban Giải phóng xã. Tuy nhiên, lớn lên vào thời kỳ quân Mĩ kéo vào đường 9, từ một thanh niên can đảm, hắn trở nên hung hãn đến mức man rợ. Hắn thích đánh bạc và chơi gái, thích chơi bời và mặc những thứ quần áo lạ

lùng. Những thứ văn minh vật chất của bọn lính Mĩ đã khiến hắn loá mắt. Và hắn đã theo giặc, bị kẻ thù nhồi nhét vào đầu đầy những tư tưởng nô dịch, tàn ác và đã gây biết bao tội ác đối với buôn làng. Không những thế, hắn còn tìm đủ mọi cách lôi kéo Xiêm – vợ hắn đi theo. Thậm chí có lần hắn còn mò về cưỡng hiếp Xiêm ngay ngoài rừng và hành hạ chị một cách dã man. Nhưng từ khi con đĩ lai - con vợ hai của hắn chết, bản thân thì đang nằm trong vòng vây của bộ đội, suốt ngày phải chui rúc dưới hầm cùng bọn lính Mĩ, Kiếm càng trở nên chán nản. Lòng hắn đang đổ vỡ và hắn trút tất cả lòng hận thù lên đầu tên đại đội trưởng – kẻ đã nhiều lần công khai ăn nằm với vợ hai của hắn. Rồi sau khi bắn chết tên đại đội trưởng, hắn sống trong tâm trạng chán nản hơn và nơm nớp lo sợ, nghi ngờ mọi thứ. Hắn bắt đầu nghĩ đến Xiêm, đến ngôi nhà bằng gỗ, đến Bản Chây với tiếng nai tác ngoài bìa rừng. Khi trở về, lên Uỷ ban Giải phóng xã trình diện, "đứng trước mặt cán bộ của ta, hắn đã kể hết, cả những điều tội lỗi và xấu xa nhất hắn đã từng làm trong suốt mấy năm đi lính cho Mĩ" [17, 504]. Lương tâm hắn đã thức tỉnh, hắn hối hận và "đã bắt đầu nhận ra, hắn đã đi lạc một quãng đường đời" [17, 506]. Ở đây, Kiếm vừa là thủ phạm gây nên bao tội ác với dân làng nhưng cũng vừa là nạn nhân đáng thương của cuộc chiến tranh.

Như vậy, mặc dù cũng như hầu hết các tiểu thuyết chiến tranh trong văn học cách mạng (1945 – 1975), thiên hướng khai thác của Nguyễn Minh Châu trong tiểu thuyết này là thuận chiều và một chiều, bộ mặt của kẻ thù cũng chưa được khắc hoạ rõ nét và thường miêu tả từ xa, song với những gì nhà văn làm được cũng đã giúp người đọc hình dung được phần nào bức chân dung của chúng.

2.3.2. Vẫn là những kẻ có lực lượng mạnh, vũ khí trang bị hiện đại và đã gây nhiều tội ác với nhân dân, nhưng khác với Dấu chân người lính, trong

Đất trắng kẻ thù không chủ quan, không bị động mà ngược lại chúng luôn tỏ ra rất khôn ngoan, nham hiểm, xảo quyệt và nhất là luôn ở thế chủ động tấn

công, áp đảo, truy sát đối phương một cách ráo riết, liên tục ở mọi lúc mọi nơi. Tuy báo chí và các đài phát thanh của địch không ngớt rêu rao là thằng Mĩ đang xuống thang để tỏ thiện chí của mình trong cuộc đàm phán ở Pa-ri. Nhưng trong thực tế thì lại diễn ra cảnh trái ngược: ở nơi những cái chân thang mà bọn Mĩ đang tụt xuống đó, mức độ của sự ác liệt được nhân lên gấp bội. Để thực hiện kế hoạch bình định miền Nam, chúng dùng đủ mọi thủ đoạn dã man nhất, bằng vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại nhất: đốt nhà, ủi đất, rải chất độc hoá học, dùng trực thăng đi soát giấy, ném cối và bắn đại liên xuống đầu từng người một, rồi phát tờ rơi, gọi loa chiêu hồi... Thâm độc hơn, chúng còn gài trái trước cửa nhà dân để diệt bộ đội vào lấy gạo; gài mìn quanh hố bom để tiêu diệt chiến sĩ ta đi lấy nước; gài trái lên xác chết của đối phương rồi nằm phục bắn tiếp; chúng thả cả máy ghi âm xuống các ngả đường, bến sông để dò tìm đối phương, hễ có tiếng động là pháo ầm ầm dập tới; bọn chúng thay nhau làm nhục chị Ba Hồng rồi phao tin chị phản bội... Có thể nói, kẻ thù không từ thủ đoạn nào để đạt được mục đích.

Không những thế, với ưu thế hơn hẳn về quân sự, kẻ thù luôn nắm thế chủ động, áp đảo, đẩy đối phương vào tình thế bị động, nguy khốn. Khi thì chúng cho các loại máy bay bật đèn xanh đèn đỏ đầy trời, rồi dùng trực thăng từ trên cao bắn xuống để tiêu diệt đoàn thương binh của ta. Khi thì bọn địch chốt ngay giữa ngã ba cuối ấp và rải quân trên con đường chạy dọc ấp nhằm chặn đường rút lui của đối phương. Khi ta vượt sông thì chúng cho trực thăng bay dọc sông truy sát. Khi biết ta có hoả lực chống tăng thì chúng bố trí xe tăng ngoài hai bờ suối bắn vào các hầm. Hầu như lúc nào trên trời cũng có máy bay địch, ban đêm dưới sông thì ca-nô bật đèn pha sáng rực. Còn trên bờ thì chúng cho biệt kích bủa vây khắp nơi: "Trên bờ sông Nha Thức, nơi nó biết ta phải đi qua để chuyển thương binh, cõng gạo, cứ 10 phút lại có một đại đội biệt kích cắt qua" [117, 211]. Rồi bộ binh và xe tăng địch thay nhau tuần tiễu trên lộ: hễ gặp lực lượng chúng ta, chúng lập tức lùi vào trong bốt, gọi

pháo bắn hoặc dùng xe tăng và hoả lực tiêu hao, ngăn chặn không cho ta vượt đường, sáng đến, chúng gọi "trực thăng", phản lực tìm theo dấu vết và oanh kích. Quả thực, đúng như Thiếu Mai đã nhận xét: tác phẩm đã "cho thấy bản chất đích thực của thằng địch: nó dữ dằn, táo bạo và thâm độc trong từng hành động chứ không ngu ngơ, khờ khạo như ở một số tác phẩm trước đây” [142, 94].

Điều đáng nói nữa là trong Đất trắng nhà văn hầu như rất ít nói đến những tổn thất của kẻ địch mà ngược lại, nhiều lần đề cập đến những hậu quả mà chúng gây ra cho đối phương. Sau những đợt tấn công của quân địch, vườn tược đã biến thành hố bom, trở thành mặt hồ, những vườn cau bị pháo bắn gảy gục, từ màu xanh đã biến sang màu đỏ... Không những thế, sau đợt san ủi lập vành đai trắng của kẻ thù, "từ Trung Hoà ra đến lộ Sáu thành bình địa. Chó chạy cũng lòi lưng chớ đừng nói chi người!" [117, 89]. Nhất là từ khi bọn Mĩ "xuống thang" mà cái "chân thang" là vùng đất ven đô, bọn chúng lại càng đánh mạnh hơn và hậu quả để lại cho đối phương cũng càng nặng nề hơn: "Hầu hết những công sự trên bờ sông đó bị đánh tróc (...). Nó đánh đến lúc những gờ đất bên sông trọc lốc, chỉ còn trơ ra những hố bom hố pháo. Các phân đội trụ lại ít ai còn sống sót" [117, 263]. Đặc biệt, rất nhiều cán bộ, chiến sĩ của ta đã hi sinh bởi bom đạn của kẻ thù. Đây chính là một mảng hiện thực quan trọng mà các nhà tiểu thuyết chiến tranh 1945 – 1975 chưa quan tâm thích đáng.

Một điểm khác biệt nữa so với Dấu chân người lính là khi viết về kẻ thù, Nguyễn Trọng Oánh không chỉ miêu tả từ xa mà còn chỉa ống kính vào miêu tả cận cảnh qua một số đối tượng cụ thể để. Tên lính Mĩ được khắc hoạ cụ thể nhất là thằng Điloong: hoàn cảnh gia đình (bố mẹ ly dị); thời điểm hắn được quay về nước (hơn hai tháng nữa); thái độ của hắn khi chứng kiến hành động cúng cơm "kỳ lạ" của ông Hai Trụ (ngạc nhiên, khó hiểu); tâm trạng của hắn khi bị thương (lo sợ, nhớ mẹ); suy nghĩ của hắn khi được An băng bó vết

thương (Việt cộng có một cái gì đó rất nhân hậu, rất con người)... Bên cạnh đó, nhà văn cũng chú ý miêu tả khá cụ thể một số tên lính nguỵ tiêu biểu như: thằng đại uý Trung trong đồn Trung Hoà, thằng Hai Rớt, Huy... Đặc biệt, đọc

Đất trắng người đọc không khỏi ngạc nhiên khi tác giả dành nhiều trang để nói về một kẻ thù "đặc biệt" vốn trước đây là cán bộ cấp cao trong quân đội ta nhưng phản bội theo địch đó là Tám Hàn – nguyên là phó chính uỷ phân khu. Hắn được nhà văn miêu tả một cách khá tỉ mỉ, tường tận cả một quá trình phản bội: từ nguồn gốc xuất thân; quá trình hoạt động; sự dao động tư tưởng, rồi đến đồn giặc đầu hàng; viết lời kêu gọi, in truyền đơn trong đó có cả ảnh của hắn đang đứng bên người vợ cũ ở Sài Gòn để chiêu hồi Việt cộng và cả phần đời nhục nhã còn lại sau này của hắn. Quả thực, "đây là một nhân vật tác giả xây dựng công phu, giầu tư liệu và có nhiều sáng tạo” [142, 98].

Hơn thế nữa, với một quan niệm nghệ thuật toàn diện hơn và một bút pháp "hiện thực tỉnh táo" trong phản ánh, trong Đất trắng, Nguyễn Trọng Oánh còn khắc phục được cái nhìn phiến diện "ta tốt – địch xấu", phản ánh hình tượng những người bên kia chiến tuyến một cách chân thực trong tính đa chiều, phức tạp. Ỏ đây, những hình tượng nhân vật kẻ thù không chỉ hiện lên với toàn những nét xấu xa mà còn có cả những nét đẹp của con người. Thằng Điloong tuy là lính Mĩ – một kẻ xâm lược nhưng vẫn có nét gì đó hiền lành,

Một phần của tài liệu Chiến tranh trong ba tiểu thuyết dấu chân người lính, đất trắng, nỗi buồn chiến tranh luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 95 - 106)