Sự hình thành NSVH cho S Vở trường ĐH 1 Vài nét về đặc điểm tâm lý lứa tuổi S

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác giáo dục nếp sống văn hóa của sinh viên ở ký túc xá trường đại học vinh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 26 - 29)

b. Biện pháp quảnlý GD NSVH cho SV là những cách thức cụ thể của người quản lý nhằm mục tiêu cuối cùng là hình thành cho các em những nhận

1.3.Sự hình thành NSVH cho S Vở trường ĐH 1 Vài nét về đặc điểm tâm lý lứa tuổi S

1.3.1. Vài nét về đặc điểm tâm lý lứa tuổi SV

Mỗi một lứa tuổi khác nhau đều có những đặc điểm tâm lý nổi bật, chịu sự chi phối của hoạt động chủ đạo. Có thể nói rằng, SV là một nhóm xã hội đặc biệt có hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập nghề nghiệp nhằm tiếp thu những kiến thức chuyên môn, hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp để chuẩn bị cho quá trình lập nghiệp sau khi ra trường.

Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa tuổi thanh niên - SV (đại bộ phận SV là thanh niên lứa tuổi từ 18 - 24) là sự phát triển tự ý thức. Ở lứa tuổi này, họ đã đánh giá được mình một cách toàn diện về tư tưởng, tình cảm, phong cách, đạo đức, hứng thú, động cơ và kết quả hoạt động của mình. Đây là cơ sở để họ có thể tự vạch ra phương hướng cho sự phát triển nhân cách. Tích cực điều khiển, điều chỉnh hành vi của mình trong học tập, rèn luyện để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Chẳng hạn, nhờ nhận thức rõ ràng về những năng lực, phẩm chất của mình cũng như mức độ phù hợp của những đặc điểm đó với yêu cầu của nghề nghiệp, họ sẽ xác định rõ ràng mục tiêu học tập, rèn luyện và thể hiện bằng hành động học tập hàng ngày trong giờ lên lớp, thực tập nghề hay nghiên cứu khoa học. Như vậy, có thể nói, khả năng tự ý thức, tự GD của SV đã tương đối phát triển về cả mặt phương hướng, biện pháp rèn luyện cũng như khả năng tự điều khiển, điều

Bên cạnh hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập nghề nghiệp, với SV, hoạt động giao tiếp, ứng xử cũng không kém phần quan trọng. So với học sinh phổ thông, giao tiếp của SV phong phú hơn nhiều. SV không chỉ giao tiếp với bạn cùng lớp, cùng trường mà còn mở rộng mối quan hệ giao tiếp với nhiều thành phần khác trong xã hội. Có thể nói, những mối quan hệ xã hội phong phú cùng với sự tích cực, chủ động tham gia các hoạt động sẽ có những ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành nhân cách, thế giới quan cũng như nếp sống, thói quen của mỗi cá nhân. Một nét đặc trưng ở lứa tuổi SV chính là sự xuất hiện và nảy sinh tình yêu nam nữ. Đây cũng là một đặc điểm.

SV là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của đời người. Họ là lớp người giàu nghị lực, giàu ước mơ và hoài bão. Tuy nhiên, do quy luật phát triển không đồng đều về mặt tâm lý, do những điều kiện, hoàn cảnh sống và cách thức GD khác nhau, không phải bất cứ SV nào cũng được phát triển tối ưu, độ chín muồi trong suy nghĩ và hành động còn hạn chế. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tính tích cực hoạt động của bản thân mỗi SV. Bên cạnh đó, sự quan tâm đúng mực của gia đình, phương pháp GD phù hợp từ nhà trường sẽ góp phần phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế về mặt tâm lý của SV.

Bên cạnh những mặt tích cực, mặc dù là những người có trình độ nhất định, SV không tránh khỏi những hạn chế chung của lứa tuổi thanh niên. Đó là sự thiếu chín chắn trong suy nghĩ, hành động, đặc biệt, trong việc tiếp thu, học hỏi những cái mới. Ngày nay, trong xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế, trong điều kiện phát triển công nghệ thông tin, nền văn hoá của chúng ta có nhiều điều kiện giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hoá trên thế giới, kể cả văn hoá phương Đông và phương Tây. Việc học tập, tiếp thu những tinh hoa, văn hoá của các nền văn hoá khác là cần thiết. Tuy nhiên, do đặc điểm nhạy cảm,

thanh niên, do đó, SV dễ dàng tiếp nhận cả những nét văn hoá không phù hợp với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và không có lợi cho bản thân họ. Lứa tuổi SV có những nét tâm lý điển hình, đây là thế mạnh của họ so với các lứa tuổi khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình cảm trí tuệ phát triển (khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tòi, khám phá), có nhu cầu, khát vọng thành đạt, nhiều mơ ước và thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách. Song, do hạn chế của kinh nghiệm sống, SV cũng có hạn chế trong việc chọn lọc, tiếp thu cái mới. Những yếu tố tâm lý này có tác động chi phối hoạt động học tập, rèn luyện và phấn đấu của SV.

Việc tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi SV có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để xây dựng các biện pháp quản lý công tác GD nếp sống văn hóa cho SV nói chung, SV nội trú nói riêng.

* Tình hình SV các trường ĐH, CĐ hiện nay

Trong nhà trường, SV là nhân vật trung tâm. Đa số SV có ý thức chính trị tốt, quan tâm đến các vấn đề của XH, có niềm tin vào sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo; hầu hết có lối sống lành mạnh, tích cực tham gia các hoạt động XH như phong trào TN tình nguyện tham gia hoạt động hè, giữ gìn trật tự giao thông, hướng dẫn mùa thi… Trong điều kiện đất nước mở cửa, việc giao lưu, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau của thế giới, đa số SV vẫn giữ được bản lĩnh, có nếp sống lành mạnh, có nhiều ước mơ, hoài bão cống hiến thật nhiều cho quê hương, đất nước, không bị kẻ xấu lợi dụng, kích động làm mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn XH. Tuy nhiên, tình trạng đáng lo ngại hiện nay là còn một bộ phận SV thiếu trung thực trong học tập và thi cử; một số vi phạm nội quy, quy chế, có biểu hiện của lối sống hưởng thụ, đua đòi. Tệ nạn XH, nhất là ma tuý, cờ bạc, mê tín, vi phạm pháp luật trong SV tuy ít nhưng chưa ngăn chặn được, gây nhiều lo lắng cho người thân, bạn bè và XH ….SV ít có điều kiện tham gia NCKH; năng lực tự học, tự

nghiên cứu, khả năng giao tiếp và hợp tác trong công việc còn yếu; trình độ ngoại ngữ của SV tốt nghiệp ĐH,CĐ chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập và yêu cầu của cuộc sống.

Phải nói rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn SV đến những điều không tốt, không phù hợp với chuẩn mực đạo đức của XH, nhưng trong hoàn cảnh hay điều kiện nào thì họ cũng cần được giúp đỡ, GD, rèn luyện... để tiến bộ và có thể khẳng định mình, lấy lại được vị trí của mình trước bạn bè, trong gia đình và ngoài XH, từ đó họ có thể tự hào với hai tiếng SV mà bạn bè, gia đình và XH luôn dành cho những tình cảm tốt đẹp, trìu mến và đặt nhiều hy vọng.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác giáo dục nếp sống văn hóa của sinh viên ở ký túc xá trường đại học vinh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 26 - 29)